Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính, có nguy cơ bùng phát khi thời tiết nóng ẩm. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu của bệnh thủy đậu để có những biện pháp điều trị và phòng tránh nhé!
Bạn đang đọc: Dấu hiệu bệnh thủy đậu bạn cần biết để điều trị bệnh sớm
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở da
Contents
Các giai đoạn của bệnh thủy đậu
Mụn nước mọc thành chùm trên nền hồng ban được xem là dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh thuỷ đậu. Mỗi sang thương thủy đậu thường được mô tả qua 3 giai đoạn với những đặc trưng riêng như sau: [1]
- Giai đoạn 1: xuất hiện các đốm nhỏ, ở bất kì vị trí nào trên cơ thể kể cả bên trong miệng và bộ phận sinh dục, có thể gây đau. Các đốm này thường có màu đỏ hoặc hồng, đậm màu hơn so với vùng da xung quanh.
- Giai đoạn 2: mụn nước hình thành từ vị trí các đốm trên, bên trong chứa dịch lỏng, trong suốt, giai đoan sau có thể hóa mủ, trở nên đục hơn. Các mụn nước này thường rất ngứa và có thể vỡ ra, gây lây lan thủy đậu sang các vùng da lành.
- Giai đoạn 3: Các mụn nước sau khi vỡ ra sẽ đóng vảy, bong tróc hoặc rỉ dịch, gây nhiều khó chịu cho người bệnh.
Các sang thương thủy đậu thông thường đều trải qua 3 giai đoạn trên, tuy nhiên, không phải tất cả sang thương trên cơ thể đều đồng thời ở cùng một giai đoạn như nhau. Chính đặc điểm này đã tạo nên một triệu chứng rất đặc trưng để nhận diện bệnh thủy đậu với tên gọi “mụn nước nhiều lứa tuổi”.
Dấu hiệu thủy đậu qua các giai đoạn
Thời kì ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh của bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 10 đến 20 ngày sau khi tiếp xúc với virus Varicella-zoster. Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân sẽ trải qua giai đoạn này mà không có bất kì triệu chứng đặc trưng nào. [2]
Chính vì vậy, thủy đậu thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn với các mụn nước với tính chất đặc trưng rải rác khắp cơ thể.
Thời kỳ khởi phát
Đây là thời kỳ kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày trước khi phát ban toàn thân. Một số triệu chứng bệnh nhân có thể gặp trong thời kỳ khởi phát là sốt, ăn uống kém ngon miệng, đau đầu, mệt mỏi.
Các triệu chứng kể trên đều không đặc trưng và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh do virus khác như cảm cúm, nhiễm siêu vi hô hấp.
Sốt là một trong những dấu hiệu của thời kỳ khởi phát
Thời kỳ toàn phát
Thời kỳ toàn phát được đánh dấu bởi sự xuất hiện của các dát đỏ rải rác toàn thân gọi là hồng ban. Trong vòng vài ngày, mụn nước sẽ hình thành trên nền hồng ban, ban đầu là các mụn nước nhỏ.
Sau to dần và kết dính thành từng chùm, bên trong chứa dịch trong hoặc trắng đục tùy theo giai đoạn.
Các mụn nước này thông thường rất ngứa và đôi khi có thể gây đau, khi vỡ ra sẽ khô dần lại và đóng mày nâu hoặc xám sau 4 – 5 ngày. Trong thời kỳ này, người bệnh có thể truyền virus sang cho người khác và khiến bệnh lan rộng.
Khả năng truyền bệnh có thể kéo dài từ 48 giờ trước khi khởi phát đến khi các mụn nước đã vỡ và đóng mày.
Trong giai đoạn toàn phát, mụn nước xuất hiện rải rác khắp cơ thể
Thời kỳ hồi phục
Thông thường, thủy đậu là một bệnh lý tương đối lành tính, sau khi trải qua giai đoạn toàn phát, bệnh nhân sẽ dần dần tự hồi phục. Các mụn nước đóng vảy, dần dần tróc mày và lành lại, bệnh nhân cảm thấy khỏe dần, ăn uống cải thiện, các vết thương giảm ngứa, thể trạng dần phục hồi.
Biến chứng của bệnh thuỷ đậu
Tuy trong đa số trường hợp thủy đậu đều lui bệnh mà không để lại hệ quả nào quá nghiêm trọng, nhưng nếu quá chủ quan trong quá trình điều trị, bệnh nhân vẫn có thể đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề như: [3], [1], [2]
- Nhiễm trùng da, mô mềm, khớp hay thậm chí là nhiễm trùng huyết do vi khuẩn xâm nhập thông qua các sang thương mụn nước trên da.
- Viêm một hoặc cả hai bên phổi.
- Viêm não.
- Sốc nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn.
- Hội chứng Reye, thường xảy ra ở trẻ em hoặc thiếu niên nếu sử dụng Aspirin trong lúc nhiễm thủy đậu, biểu hiện với viêm não và viêm gan đồng thời.
- Trong một số ít trường hợp, thậm chí thủy đậu còn có thể dẫn đến tử vong.
Cách điều trị bệnh thủy đậu
Do thủy đậu là một bệnh lành tính nên với bệnh nhân có cơ địa khỏe mạnh, thủy đậu có thể tự khỏi mà không cần bất kỳ điều trị đặc biệt nào ngoài một số thuốc kháng histamin nhằm giảm sự khó chịu do ngứa. [3], [1]
Trong trường hợp bệnh nhân được nhận định là có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng, các bác sĩ sẽ cần điều trị một cách cẩn trọng hơn nhằm rút ngắn thời gan mắc bệnh và hạn chế biến chứng.
Một số thuốc tiêu biểu có thể được kể đến như thuốc kháng virus mà điển hình là acyclovir. Sử dụng thuốc này có thể giúp bệnh nhân giảm triệu chứng khó chịu do bệnh thủy đậu gây ra.
Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể sẽ đề nghị bạn tiêm vắc-xin thủy đậu sau khi đã tiếp xúc với vi-rút nhằm ngăn ngừa bệnh hoặc giúp bệnh bớt nguy hiểm hơn.
Ngoài ra, kháng sinh cũng là một liệu pháp cần cân nhắc trong trường hợp bệnh nhân có bội nhiễm vi khuẩn nhằm hạn chế các tình huống nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng mô mềm, nhiễm trùng khớp hay nhiễm trùng huyết.
Tìm hiểu thêm: Lê bao nhiêu calo? Ăn lê có giảm cân không? Cách ăn lê không lo béo
Nhiễm trùng da là một trong những biến chứng của thủy đậu
Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu
Thủy đậu được xem là một bệnh tương đối lành tính và có thể khỏi hẳn mà không để lại biến chứng quá nặng nề nào. Một trong những cột mốc giúp người bệnh nhận ra bệnh thủy đậu đang lui dần đó là việc các mụn mủ se lại thành những nốt đen, khô đặc.
Bề mặt da sẽ dần cải thiện, đôi khi gây ra cảm giác ngứa nhẹ, các nốt thủy đậu không còn đau rát hay khó chịu. Ngoài ra, tổng trạng bệnh nhân tươi tỉnh hơn, không còn sốt, ăn uống ngon miệng, cảm giác mệt mỏi cải thiện dần cũng được xem là những dấu hiệu tích cực.
Các mụn mủ se lại thành nốt đen là một trong những dấu hiệu lui bệnh
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích xoay quanh các vấn đề liên quan đến bệnh thuỷ đậu. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
BỆNH THỦY ĐẬU DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG NGỪA
https://soyte.backan.gov.vn/index.php/lien-he/item/3630-benh-thuy-dau-dau-hieu-nhan-biet-cham-soc-va-phong-ngua
Chickenpox
https://www.healthline.com/health/chickenpox
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Bạch chỉ là gì? Những lợi ích của bạch chỉ đối với sức khoẻ