Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm do vi rút đậu mùa khỉ gây nên. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra những cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh lây lan trên khắp thế giới. Để biết đậu mùa khỉ lây qua đường nào mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kenshin nhé!
Bạn đang đọc: Đậu mùa khỉ lây qua đường nào và các biện pháp phòng ngừa
Contents
Con đường lây lan từ động vật sang người
Vi rút đậu mùa khỉ có thể lây lan từ động vật sang người khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh bao gồm cả động vật gặm nhấm và linh trưởng.
Có thể giảm nguy cơ lây nhiễm đậu mùa khỉ bằng cách tránh tiếp xúc với động vật hoang dã khi không có vật dụng bảo hộ, đặc biệt là những động vật bị ốm hoặc đã chết (bao gồm cả tiếp xúc với thịt và máu của chúng).
Vì vậy, khi sử dụng bất kỳ thực phẩm nào có chứa thịt động vật cần được nấu chín, đặc biệt ở những quốc gia có bệnh đang lưu hành.
Con đường lây lan từ người sang người
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người theo nhiều cách như sau:
- Tiếp xúc gần với người bệnh mắc đậu mùa khỉ. Các nốt ban, dịch cơ thể (như dịch mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy là các yếu tố đặc biệt có nguy cơ cao làm lây nhiễm.
- Vết loét, tổn thương hoặc đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là vi rút có thể lây qua nước bọt, giọt bắn hô hấp phạm vi gần.
- Quần áo, giường, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như dụng cụ ăn, bát đũa bị nhiễm vi rút do tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác.
Những người mắc bệnh này dễ lây nhiễm cho người khác khi họ có triệu chứng (thường là trong vòng 2 – 4 tuần đầu tiên). Chưa có bằng chứng rõ ràng liệu những người mang vi rút không triệu chứng có thể truyền bệnh hay không.
Đối tượng có nguy cơ nhiễm đậu mùa khỉ
Bất cứ ai tiếp xúc cơ thể với người có triệu chứng hoặc động vật bị nhiễm bệnh đều có nguy cơ cao nhiễm đậu mùa khỉ. Ngoài ra tỷ lệ nhiễm bệnh cũng cao hơn ở những người sống với người bị mắc bệnh hay nhân viên y tế theo tính chất công việc có nguy cơ bị phơi nhiễm.
Trẻ em thường có triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn thanh thiếu niên và người lớn. Vi rút cũng có thể làm lây bệnh từ mẹ sang thai nhi hoặc từ cha mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ sang trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi tiếp xúc gần.
Triệu chứng đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhưng một số khác có các triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế chuyên khoa.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hơn bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch.
Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ là sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết, có các triệu chứng về đường hô hấp (ví dụ như đau họng, nghẹt mũi hoặc ho).
Sau một vài ngày, thường xuất hiện phát ban. Phát ban bắt đầu là những nốt mụn đỏ, phẳng, sau đó chuyển thành mụn nước, chứa đầy mủ. Cuối cùng, các mụn nước vỡ, đóng vảy và bong ra. Toàn bộ quá trình này có thể kéo dài từ 2 – 4 tuần.
Các nốt ban có xu hướng tập trung nhiều trên mặt, bên trong miệng và trên các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Phát ban có thể là triệu chứng xuất hiện đầu tiên, sau đó là các triệu chứng khác. Đôi khi người bệnh chỉ bị phát ban.
Tìm hiểu thêm: Vitamin B3 (Niacin) hay Vitamin PP: Thực phẩm chứa nhiều vitamin B3
Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
- Hạn chế tiếp xúc gần với người nghi nhiễm hoặc đã mắc bệnh, hoặc với động vật có thể bị nhiễm bệnh.
- Tránh tiếp xúc gần với người nghi nhiễm hoặc đang mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn, các vật dụng và đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt trước khi ăn, chạm tay vào mặt và sau khi sử dụng phòng tắm.
- Ăn chín uống sôi, thường xuyên làm sạch và khử trùng môi trường xung quanh. Cập nhật các thông tin về bệnh đậu mùa khỉ ở khu vực bạn sinh sống.
Thường xuyên sát khuẩn tay để phòng bệnh
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Mệt mỏi kèm theo sốt, đau nhức cơ thể hoặc sưng hạch bạch huyết.
- Xuất hiện phát ban hoặc vết loét mới.
- Đã tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh.
Chẩn đoán
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ được chẩn đoán qua xét nghiệm sinh học phân tử (PCR hoặc tương đương) với các bệnh phẩm dịch hầu họng (giai đoạn khởi phát), dịch nốt phỏng (giai đoạn toàn phát) đối với các ca bệnh nghi ngờ.
Ca bệnh được cho là nghi ngờ đậu mùa khỉ khi có các triệu chứng lâm sàng nghi bệnh đậu mùa khỉ hoặc có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:
- Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ thông qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị như giường, quần áo, đồ cùng cá nhân của người bệnh.
- Có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia đang lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.
Ca bệnh xác định là ca bệnh có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử dương tính với vi rút đậu mùa khỉ.
>>>>>Xem thêm: Lợi ích của vitamin A đối với làn da của bạn
Một số bệnh viện uy tín
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Viện Pasteur TP.HCM, Khoa Nội nhiễm – Bệnh viện Thống Nhất,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, Khoa truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai, Khoa nội truyền nhiễm – Bệnh viện trung ương Quân đội 108
Mặc dù đậu mùa khỉ không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng có khả năng lây lan nhanh. Vì vậy chúng ta không nên chủ quan mà cần tuân theo chỉ định phòng ngừa của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nếu bạn thấy bài viết này hay và có ích thì hãy chia sẻ những thông tin này đến người thân của mình bạn nhé!
Nguồn: CDC; UN News; WHO