Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Rate this post

Chuối tiêu là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt có thể giúp hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, đau xương khớp có được ăn chuối tiêu hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Cùng tìm hiểu những lợi ích của chuối tiêu đối với xương khớp qua bài viết sau!

Bạn đang đọc: Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu là gì?

Chuối tiêu là loại chuối có dạng cong hình lưỡi liềm, khi sống màu xanh đậm, khi chín màu vàng mùi rất thơm và có vị ngọt. Đây là loại chuối rất phổ biến ở Việt Nam với nhiều tên gọi như chuối già, chuối bản tiêu, chuối ba quả.

Chuối tiêu chứa nhiều protein, tinh bột, chất béo, nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Một số lợi ích của chuối tiêu đối với sức khỏe như: giúp làn da khỏe, tươi trẻ, chống oxy hóa, giảm cholesterol xấu, cải thiện tiêu hóa, nâng cao sức khỏe tinh thần,…

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng có trong chuối tiêu

Chuối tiêu là loại trái cây dễ ăn và rất giàu dinh dưỡng. Trong 100 g chuối chứa khoảng 97 KCal, bao gồm các chất sau: [1]

  • 1.5 g protein.
  • 0.2 g lipid.
  • 22.2 g glucid.
  • 8 mg canxi.
  • 0.6 mg sắt.
  • 41 mg magie.
  • 28 mg phospho.
  • 329 mg kali.
  • 6 mg vitamin C.

Ngoài ra, chuối còn chứa các hợp chất hữu cơ giúp giảm căng thẳng, viêm nhiễm và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi ngày một người nên ăn 5 khẩu phần trái cây và rau củ quả. Thêm chuối vào khẩu phần ăn hàng ngày là một cách tuyệt vời để tăng cường dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. [2]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng

Đau nhức xương khớp có ăn được chuối tiêu không?

Chuối tiêu là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao giúp tăng cường sản xuất collagen nhờ vào thành phần vitamin C, từ đó góp phần xây dựng cơ xương, dây chằng vững vàng hơn.

Bên cạnh đó, với hàm lượng Kali dồi dào, chuối tiêu là một loại thực phẩm lý tưởng đối với những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp hay bệnh gout. Kali có đặc tính chống vôi hoá ở khớp, giúp tăng mật độ xương, hạn chế tình trạng loãng xương ở người cao tuổi và đặc biệt là cải thiện hiệu quả triệu chứng đau nhức xương khớp.

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu giúp cải thiện triệu chứng một số bệnh xương khớp

Chuối tiêu có công dụng gì?

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, những công dụng mà chuối mang lại như: [3]

  • Cải thiện tình trạng huyết áp: chế độ ăn uống nhiều natri là nguyên nhân lớn gây tăng huyết áp mà kali giúp giảm lượng natri thông qua đường nước tiểu. Do đó, bổ sung chuối tiêu thường xuyên có thể cải thiện tình trạng cao huyết áp.
  • Hen suyễn: nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hoá và kali dồi dào, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả bổ sung chuối tiêu đối với việc hỗ trợ điều trị hen suyễn. [4]
  • Ngăn ngừa ung thư: lectin là một loại protein có trong chuối tiêu đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tế bào ung thư bạch cầu phát triển. Lectin giống như chất chống oxy hoá giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: chuối có hàm lượng chất xơ cao, do đó giúp loại trừ được các cholesterol có hại gây xơ vữa mạch máu, từ đó giúp cải thiện đáng kể sức khoẻ tim mạch, đặc biêt là ở bệnh nhân rối loạn mỡ máu.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: chất xơ trong chuối tiêu ngoài tác dụng cải thiện sức khoẻ tim mạch còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2018 đã đưa ra kết luận, một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và làm giảm lượng đường trong máu ở những người đã mắc bệnh này. [5]
  • Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: chuối chứa nhiều nước và chất xơ, đây là 2 chất đóng vai trò thiết yếu kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt. Ngoài ra, đối với bệnh nhân tiêu chảy cấp, chuối tiêu giúp bồi hoàn lượng điện giải đã mất như kali, natri,… cho bệnh nhân.
  • Cải thiện trí nhớ và tâm trạng: trong chuối tiêu – hàm lượng axit amin tryptophan dồi dào có thể giúp duy trì trí nhớ và cải thiện tâm trạng người sử dụng.

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa

Lợi ích của chuối tiêu đối với xương khớp

Chuối tiêu có thể giúp cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho một số bệnh về xương khớp, những lợi ích có thể kể đến như:

Bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gây biến đổi cấu trúc của sụn khớp, bao khớp, phần mềm và gân cơ quanh khớp có thể dẫn đến mất chức năng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong chuối có nhiều vitamin, magie và các khoáng chất giúp giảm viêm, giảm đau có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp. [3]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu có thể giúp giảm viêm, giảm đau ở bệnh nhân thoái hóa khớp

Bệnh gout

Bệnh gout gây ra các triệu chứng như sưng, đau, nóng rát dữ dội ở các khớp. Việc sử dụng chuối tiêu có thể hỗ trợ giảm đau ở bệnh nhân gout do chuối có chứa ít nhân purin, giàu vitamin C giúp chống viêm và giảm đau khớp hiệu quả. [3]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả trong bệnh gout

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm mạn tính ở khớp và chưa xác định rõ nguyên nhân vì đây cũng là bệnh tự miễn thường gặp ở người lớn. Để điều trị hiệu quả viêm khớp dạng thấp, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu giúp đẩy lùi bệnh.

Do đó, chuối tiêu là một thực phẩm lý tưởng nên đưa vào khẩu phần ăn của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, chuối tiêu chứa nhiều kali giúp kháng viêm hiệu quả, từ đó cải thiện rõ rệt triệu chứng viêm khớp của bệnh nhân. [3]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu giúp chống viêm trong bệnh viêm khớp dạng thấp

Cung cấp vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng cho sức khỏe của xương và nướu. Chúng hỗ trợ hình thành collagen, thúc đẩy cho việc canxi hóa xương. Cứ trong 100g chuối tiêu cung cấp 9.7mg vitamin C – giúp duy trì sức khỏe của xương và sụn trong xương khớp. [6]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Vitamin C giúp cho nướu răng và xương chắc khỏe

Cung cấp chất chống oxy hoá

Trong chuối có chứa chất chống oxy hóa như dopamine và catechin. Chúng đặc biệt có lợi trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh thoái hóa xương khớp như thoái hoá khớp gối, thoái hoá cột sống cổ,… Một số chất chống oxy hóa trong chuối tiêu có thể giúp bảo vệ tế bào xương khớp khỏi tổn thương do sự oxy hóa. [3]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Dopamine là chất chống oxy hóa có trong chuối tiêu giúp bảo vệ tế bào xương khớp

Cung cấp kali

Kali làm giảm sự bài tiết đáng kể của canxi qua nước tiểu, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hàm lượng canxi có trong xương, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là bệnh lý loãng xương ở người cao tuổi.

Kali còn là một khoáng chất quan trọng có vai trò trong việc duy trì cân bằng nước và điện giải giữa tế bào xương khớp, giúp duy trì chức năng và độ dẻo dai nhất định của xương dưới các tác động của môi trường bên ngoài khi cơ thể vận động. [7]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Kali có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp

Hỗ trợ quá trình giảm cân

Đối với những bệnh nhân thừa cân béo phì thì áp lực lên hệ thống cơ xương khớp là rất lớn để có thể chịu được mức trọng lượng cơ thể quá tải. Do đó, việc giảm cân là hết sức cần thiết, trong đó chuối tiêu là một lựa chọn hoàn hảo cho chế độ ăn ở người giảm cân nhờ vào đặc điểm chứa ít calorie và giàu chất xơ, từ đó giúp tăng cảm giác no lâu và giảm đáng kể nguồn năng lượng dư thừa nạp vào cơ thể. [8]

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Cali USA của nước nào? Có tốt không?

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu giúp giảm cân hiệu quả

Chuối giúp tăng hiệu suất thể dục

Chuối là thực phẩm rất tốt dành cho những vận động viên. Trong chuối có chứa nhiều khoáng chất và carbohydrate dễ tiêu hóa. Ăn chuối còn có thể giúp hạn chế các triệu chứng chuột rút do luyện tập thể dục thể thao. Sau các buổi tập, việc ăn chuối giúp cho cơ thể hồi phục nhanh hơn. [3]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau tập luyện

Những đối tượng không nên ăn chuối tiêu

Chuối tiêu rất tốt cho sức khỏe, nhưng những đối tượng sau không nên ăn chuối tiêu để tránh xảy ra những tác dụng không mong muốn:

Người bị táo bón

Nhiều người thường hiểu sai rằng chuối có thể giúp cho việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn từ đó làm giảm táo bón. Nhưng thật ra điều đó ngược lại, chuối không giúp giảm táo bón mà còn có thể làm tình trạng trở nên nặng hơn. [3]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu có thể làm táo bón trở nên nặng hơn

Người bị viêm loét đường tiêu hoá

Theo các chuyên gia, những bệnh nhân bị viêm dạ dày tá tràng nên ăn chuối chín và dùng sau bữa ăn, điều này giúp trung hòa axit dịch vị dạ dày và bảo vệ niêm mạc của đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, chuối tiêu lại không phù hợp cho những người đau dạ dày khi ăn chúng lúc đói. Pectin trong chuối có thể làm tăng nồng độ acid trong niêm mạc dạ dày, gây bào mòn, đau dạ dày và thậm chí làm viêm loét dạ dày nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài. [3]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Người bị viêm loét đường tiêu hóa không nên ăn chuối khi bụng đói

Người bị đái tháo đường

Chuối chín chứa ít tinh bột hơn so với chuối xanh nhưng đồng thời lại chứa nhiều đường hơn. Điều này làm cho chuối chín có chỉ số đường huyết (GI) cao hơn, dễ dẫn đến tăng lượng đường trong máu nhanh hơn so với chuối xanh hoặc chưa chín. Vì thế, ở những bệnh nhân này nên hạn chế ăn chuối hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn ăn bất cứ loại thực phẩm nào. [3]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu có thể làm tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

Người bị viêm thận

Đối với những bệnh nhân bị viêm thận, nếu xét nghiệm nồng độ kali trong máu cao thì bệnh nhân không nên ăn chuối tiêu hoặc những thực phẩm giàu kali như dưa hấu, bông cải xanh, đậu cô ve, khoai tây, bưởi,…. Nồng độ kali cao trong máu có thể gây rối loạn nhịp tim, buồn nôn, mạch chậm và khiến tình trạng bệnh của bệnh nhân nặng hơn. [3]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Nồng độ kali cao trong chuối không tốt đối với người bị viêm thận

Người bị sưng phù hoặc đau cơ bắp

Chuối tiêu có thể gây suy giảm tuần hoàn máu tại một vùng cơ thể nhất định như cổ vai gáy, cẳng chân,… từ đó gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu ở những tổ chức bị tổn thương làm cho tình trạng sưng phù của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. [3]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu có thể khiến bạn đau cơ nhiều hơn

Người đau đầu

Trong chuối có chứa tyramine, phenathylamine và một số axit amin khác gây giãn mạch máu nói chung cũng như tuần hoàn máu não nói riêng. Tình trạng giãn mạch có thể khiến bệnh đau đầu kéo dài hơn và gây khó chịu cho người bệnh, do đó nếu đang bị đau đầu người bệnh cần tránh ăn chuối. [3]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu có thể khiến đau đầu kéo dài hơn

Những lưu ý khi ăn chuối tiêu cho người đau xương khớp

Để tránh những hậu quả không mong muốn khi ăn chuối tiêu bạn nên lưu ý những điều sau đây:

Không nên ăn chuối tiêu vào bữa sáng

Chuối chứa đến 25% thành phần là đường tự nhiên và có tính axit vừa phải. Do đó, sự kết hợp này là nguyên nhân làm tăng nhanh chóng lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi và đói nhiều hơn sau khi ăn sáng trong một khoảng thời gian ngắn. Việc lượng đường tăng cũng có thể gây cảm giác thèm ăn, khiến bạn ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến tăng cân. [9]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Chuối tiêu sẽ khiến bạn dễ mệt và đói hơn nếu ăn vào buổi sáng

Nên ăn bao nhiêu quả chuối mỗi ngày?

Bạn có thể ăn từ 1 đến 2 quả chuối mỗi ngày. Ăn quá nhiều chuối một ngày có thể gây dư thừa kali trong cơ thể dẫn đến tăng kali máu. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đồng thời gây ra những vấn đề tim mạch.

Những người bị bệnh thận giai đoạn nặng nên hạn chế ăn chuối vì nồng độ kali cao trong chuối có thể gây tổn thương cho tim và thận. [10]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

Bạn nên ăn từ 1-2 quả chuối mỗi ngày

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi ăn chuối

Nếu ăn quá nhiều chuối một ngày có thể gặp một số tác dụng phụ như: tăng cân, đau đầu, tăng kali máu, sâu răng, buồn ngủ, tổn thương thần kinh, dị ứng, ngứa, đau bụng, táo bón, làm nặng hơn tình trạng bệnh đái tháo đường và vấn đề đường hô hấp. [11]

Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Vitatree của nước nào? Có tốt không?

Ăn quá nhiều chuối một ngày không tốt đối với sức khỏe của bạn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *