Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Rate this post

Thịt vịt – một loại thực phẩm ngon và dinh dưỡng, góp phần quan trọng trong chế độ ăn hằng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, việc ăn thịt vịt có ảnh hưởng đến việc đau xương khớp hay không? Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thịt vịt để đảm bảo bạn có sự lựa chọn thực phẩm phù hợp cho tình trạng xương khớp của chính mình.

Bạn đang đọc: Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Thành phần dinh dưỡng có trong thịt vịt

Thịt vịt là thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và thường được chế biến thành những món ăn thơm ngon như bún măng vịt, vịt nấu chao, vịt luộc,…

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam thịt vịt là: [1]

  • Protein: 17,8g
  • Chất béo: 21,8g
  • Vitamin PP: 4,7mg
  • Vitamin B6: 0,19mg
  • Vitamin B12: 0,25μg
  • Phospho: 145mg
  • Kali: 209mg
  • Đồng: 236mg

Tuy nhiên, so với một số loại thịt khác thì thịt vịt thường chứa hàm lượng chất béo ít hơn, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc béo phì và các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch.

Trong y học cổ truyền, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng tư âm, dưỡng vị,… Các tác dụng chữa bệnh có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch.
  • Chống nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, lao phổi,…
  • Tăng cường sức khỏe.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Trong đông y, thịt vịt được xem là thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không?

Đau nhức xương khớp là một trong những vấn đề phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chấn thương, va chạm, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa,… Các vấn đề này thường gây ra không ít phiền toái và cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Đau nhức xương khớp không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây khó khăn trong việc di chuyển và hoạt động thể chất, đồng thời làm hạn chế khả năng vận động, làm giảm sự linh hoạt và độ bền của cơ thể, gây ra cảm giác không thoải mái và giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Myoglobin là protein có lõi sắt thường được tìm thấy trong mô cơ của động vật, có nhiệm vụ gắn oxy và tạo ra màu đỏ máu cho các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt dê,… Thịt vịt được xếp vào loại thịt trắng nhưng thịt vịt cũng chứa nhiều myoglobin hơn so với các loại thịt trắng khác. Điều này đồng nghĩa là trong thịt vịt cũng chứa nhiều đạm, sắt, acid uric – các tác nhân làm trầm trọng các bệnh lý về xương khớp. [2]

Người bị đau xương khớp vẫn có thể thưởng thức thịt vịt, tuy nhiên, chỉ nên ăn vừa đủ và không được ăn quá nhiều. Mỗi bữa ăn người bệnh nên tiêu thụ từ 40-60 gam thịt vịt.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Bệnh nhân mắc bệnh lý về xương khớp có thể ăn thịt vịt nhưng nên ăn ở mức độ vừa phải

Ăn thịt vịt có bị đau xương khớp không?

Ăn thịt vịt thực chất không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hệ xương khớp. Mặc dù trong thịt vịt có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng thịt vịt cũng có chứa một lượng lớn purin.

Purin là chất có trong đa số các loại thực phẩm gia cầm, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ bị phân hủy thành acid uric. Đối với những người mắc các bệnh xương khớp, khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao, dẫn đến hình thành các tinh thể urat tại các khớp gây nên tình trạng viêm đau.

Thịt vịt chứa phần lớn là các chất béo không bão hòa lành mạnh, sự kết hợp của các acid béo như omega-3 và omega-6. Lượng chất béo có trong thịt vịt còn có thể bị thay đổi tùy theo từng cách chế biến và tiêu thụ khác nhau. [3]

Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều thịt vịt có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì và làm tăng áp lực lên xương khớp, khiến cảm giác đau nhức trở nên tồi tệ hơn.

Để duy trì sức khỏe của hệ xương khớp, việc hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, không tiêu thụ quá nhiều thực phẩm gia cầm như thịt gà và vịt là điều quan trọng. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một kế hoạch ăn uống phù hợp với thể trạng sức khỏe cá nhân.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Tiêu thụ thịt vịt vừa phải sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ xương khớp

Lợi ích của thịt vịt đối với sức khỏe

Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần

Thịt vịt là nguồn protein dồi dào giúp xây dựng và duy trì khối cơ bắp, đồng thời bổ sung năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ quá trình hồi phục sau luyện tập. [4]

Các vitamin có trong thực phẩm cũng giúp duy trì sức khỏe của hệ thần kinh và ổn định tâm trạng hơn. Ngoài ra, các chất khoáng như sắt, kẽm, selen có vai trò xây dựng hệ thống miễn dịch, duy trì sức đề kháng, cải thiện sức khỏe làn da và làm tăng quá trình trao đổi chất.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Thịt vịt giúp duy trì sức khỏe tổng thể cho con người

Tốt cho người bị rối loạn mỡ máu

Thịt vịt mang lại tác dụng có lợi cho người bị rối loạn mỡ máu do có thể đóng vai trò trong việc kiểm soát tăng cholesterol xấu và mức triglycerides trong huyết thanh. [4]

Như đã đề cập, thịt vịt là loại thực phẩm chứa ít chất béo hơn so với một số loại thịt khác. Phần lớn chất béo có trong thịt vịt là chất béo không bão hòa, đồng thời cũng chứa các acid béo omega-3, mang lại các lợi ích tích cực cho hệ tim mạch. [3]

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Thịt vịt mang lại lợi ích tích cực cho người mắc rối loạn mỡ máu và bệnh về tim mạch

Kích hoạt và khởi động hệ thống thần kinh

Protein trong thịt vịt cung cấp các acid amin thiết yếu để duy trì và phát triển các tế bào thần kinh, giúp xây dựng và sửa chữa các cấu trúc trong hệ thống thần kinh, bao gồm tế bào não và tuyến thượng thận, từ đó gia tăng khả năng tư duy và trí nhớ. [3]

Ngoài ra, lượng vitamin nhóm B, nhất là vitamin B12 có nhiệm vụ sản xuất các tế bào thần kinh, giúp duy trì sự linh hoạt và làm tăng khả năng truyền tải các tín hiệu từ não đến các cơ quan khác.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Thịt vịt rất tốt cho hệ thống thần kinh

Giúp hệ tiêu hoá hoạt động khỏe mạnh

Hàm lượng vitamin B3 có trong động vật giúp hệ tiêu hóa được hoạt động bình thường. Vitamin B12 cũng rất quan trọng vì góp phần vào việc sản xuất ra enzyme tiêu hóa, hỗ trợ cho việc trao đổi chất và phân hủy thực phẩm trong dạ dày được diễn ra tốt nhất.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Vitamin B3, vitamin B12 có trong thịt vịt giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh

Giúp ổn định chức năng và hiệu suất cơ bắp

Đầu tiên phải kể đến đó là trong thịt vịt có chứa một lượng lớn protein, là thành phần cơ bản để sửa chữa và xây dựng nên khối cơ bắp. Protein vào trong cơ thể sẽ được chuyển thành các acid amin thiết yếu giúp tái tạo lại tế bào cơ, thúc đẩy sự phát triển và duy trì khối cơ bắp khỏe mạnh.

Lượng omega-3 có trong thịt vịt cũng được xem là một dưỡng chất quan trọng cho sự hoạt động của cơ bắp. Omega-3 sẽ giúp tăng cường khả năng hồi phục, cải thiện sự linh hoạt và hiệu suất của cơ bắp. [3]

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Thịt vịt có khả năng làm giảm nguy cơ chuột rút cơ

Tăng cường sinh lực đàn ông, làm chắc khoẻ răng và xương

Trong thịt vịt có một chất gọi là thiamine (hay còn gọi là vitamin B1) có thể thúc đẩy hệ thống tuần hoàn và thần kinh, có mối liên quan mật thiết đến sức khỏe của nam giới. [5]

Bên cạnh đó, trong thịt vịt cũng có chứa một lượng phospho góp phần duy trì, làm chắc khỏe răng và xương của bạn. [3]

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Thịt vịt cũng góp phần giúp cho hệ thống răng, xương chắc khỏe

Những lưu ý về chế độ ăn thịt vịt cho người đau xương khớp

Bộ phận thịt nên sử dụng

Các giá trị dinh dưỡng ở mỗi bộ phận của vịt sẽ khác nhau vì vậy mà hàm lượng purin có trong thịt cũng sẽ khác nhau.

Theo như các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, ức vịt là bộ phận tốt cho người bị đau nhức xương khớp. Phần ức vịt là khu vực chứa ít chất béo và có hàm lượng protein cao, rất tốt cho sức khỏe của người đau xương khớp.

Tìm hiểu thêm: Nghệ tươi có giúp giảm đau dạ dày không?

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Ức vịt là bộ phận mà người đau xương khớp nên sử dụng

Không sử dụng nội tạng vịt

Nội tạng vịt là phần có chứa hàm lượng purin cao vì vậy bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp nên hạn chế tiêu thụ.

Ngoài ra, ở bộ phận này cũng có chứa hàm lượng chất béo và calo cao, nếu tiêu thụ nhiều có thể gây ra tình trạng tăng cân, béo phì. Việc tăng cân sẽ gây áp lực lên các khớp khiến cho tình trạng đau nhức ngày càng trầm trọng hơn.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Lượng calo cao ở trong nội tạng vịt nếu ăn nhiều sẽ gây béo phì, làm áp lực lên các khớp

Không ăn phần da vịt

Phần da thường chứa nhiều chất béo, nếu ăn nhiều có thể gây ra một số vấn đề cho hệ tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu,…

Bên cạnh đó, khi ăn nhiều chất béo có thể làm gia tăng quá trình viêm nhiễm và các triệu chứng đau nhức của xương khớp.

Hàm lượng muối và natri trong thịt vịt khi được tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến việc tích nước trong cơ thể, làm áp lực lên các khớp gây trầm trọng tình trạng sưng tấy và đau nhức.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất béo thì sẽ gây ra sự ức chế đối với hệ tiêu hóa

Không sử dụng phần đùi vịt

Phần đùi vịt là một trong những vị trí chứa hàm lượng protein và purin rất cao. Khi tiêu thụ thực phẩm quá nhiều purin như phần đùi vịt thì sẽ không tốt cho người bị đau nhức xương khớp.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Đùi vịt là một trong những phần chứa nhiều protein và purin

Chỉ nên ăn thịt vịt hấp hoặc luộc

Các cách chế biến thịt vịt như chiên, rán hay nướng sẽ làm cho lượng purin có trong thịt vịt tăng cao. Ngoài ra, việc chế biến nhiều gia vị hay chiên nhiều dầu cũng sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa và làm ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Vì vậy, khuyến khích người đau nhức xương khớp chỉ nên ăn thịt vịt được chế biến bằng cách hấp hoặc luộc.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Để sức khỏe được tốt nhất, người đau nhức xương khớp chỉ nên ăn vịt hấp hoặc luộc

Không sử dụng nước luộc vịt

Cũng giống như phần đùi hay phần da, hàm lượng chất béo có trong nước luộc vịt cũng rất cao và không tốt cho người mắc các bệnh lý về xương khớp.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Hàm lượng chất béo có trong nước luộc vịt cũng khá cao vì vậy bạn không nên sử dụng

Kết hợp thịt vịt với các loại thực phẩm khác

Để tránh cảm giác ngán và làm tăng thêm khẩu vị cho món ăn, bạn có thể kết hợp thịt vịt cùng với các loại thực phẩm khác như các loại đậu hay rau củ quả, bao gồm:

  • Cháo.
  • Kim ngân hoa.
  • Cải thảo.
  • Củ mài.
  • Dưa chua.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Để tránh gây nhàm chán cho món ăn, bạn nên kết hợp thịt vịt với các loại thực phẩm khác

Cách bảo quản và an toàn khi dùng thực phẩm

Một số cách bảo quản thịt vịt để an toàn khi sử dụng:

  • Đối với thịt vịt sống: Trước khi đông lạnh, hãy làm sạch và để ráo thịt vịt. Sau đó, đặt vào hộp đậy kín hoặc sử dụng màng bọc thực phẩm để bảo quản. Việc này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, không nên để thịt quá lâu vì sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng.
  • Đối với thịt vịt đã được chế biến: Bạn nên cắt thành từng miếng nhỏ và để nguội trước khi đặt vào hộp đựng thực phẩm trong tủ lạnh. Đối với cách này, bạn chỉ nên bảo quản trong khoảng từ 2-4 ngày.
  • Lưu ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp: Tủ lạnh nên duy trì ở nhiệt độ 2 độ C và ngăn đông ở âm 25 độ C để đảm bảo thịt được bảo quản tốt nhất.
  • Đóng gói kỹ: Sử dụng 2-3 lớp màng bọc để giữ thịt luôn tươi ngon, tránh gây mùi hôi cho tủ lạnh và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Chú ý đến thời gian bảo quản: sau khi thịt đã được chế biến, bạn có thể lưu trữ từ 2 đến 4 ngày. Mặc dù việc đông lạnh có thể giữ thịt lâu hơn, nhưng cũng có thể làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong thịt vịt.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

Nên bọc 2-3 lớp màng bọc thực phẩm để đảm bảo thịt vịt luôn được tươi ngon

Cách chế biến thịt vịt cho người đau nhức xương khớp

Một số mẹo chế biến món ăn để phù hợp với người đau nhức xương khớp:

  • Lựa chọn những bộ phận chứa ít mỡ.
  • Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn phần da và nội tạng vịt.
  • Nên ăn thịt vịt được chế biến bằng cách hấp hoặc luộc.
  • Không nên sử dụng nước luộc vịt.
  • Hạn chế các gia vị và kết hợp với những loại thực phẩm khác.
  • Sử dụng món ăn ngay khi chế biến.

Đau xương khớp có ăn được thịt vịt không? 8 lưu ý ăn thịt vịt

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Pulse của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Nên sử dụng thịt vịt ngay sau khi chế biến

Thịt vịt có thể là một món ăn ngon và bổ dưỡng tuy nhiên bạn chỉ nên ăn có chừng mực để đảm bảo sức khỏe tổng thể của mình được tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về chế độ ăn uống của mình hoặc tình trạng sức khỏe, hãy hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng thịt vịt. Để đảm bảo sức khỏe hệ xương khớp của bạn được tốt nhất, hãy tuân thủ các lời khuyên và lưu ý đã được đề cập trong bài viết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *