Dậy thì muộn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rate this post

Hiện nay, càng ngày càng có nhiều trẻ em xuất hiện tình trạng dậy thì muộn. Dậy thì muộn xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, hiểu nôm na của tình trạng này là đến tuổi dậy thì mà mãi không thấy mình lớn, đây là tình trạng bất thường của cơ thể cần phát hiện và điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Dậy thì muộn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dậy thì thường bắt đầu từ 9-14 tuổi đối với con gái, 9-15 tuổi đối với con trai. Tuy nhiên, nếu đã quá tuổi này mà trẻ không dậy thì thì được coi là dậy thì muộn. Muốn biết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh lý này, tham khảo ngay nội dung sau.

Dậy thì muộn là gì?

Dậy thì muộn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tuổi dậy thì thông thường ở nữ giới bắt đầu ở độ tuổi 9 – 14 tuổi, nam giới từ 9 – 15 tuổi, hiện tượng này của cơ thể đánh dấu sự bắt đầu quá trình phát triển hoàn thiện của cơ thể con người.

Sự phát triển chủ yếu tập trung ở cơ quan sinh dục, dưới sự tác động của tuyến yên và vùng dưới đồi, tuyến sinh dục sẽ bắt đầu tăng cường sản xuất những hormone sinh dục (estrogen ở nữ và testosterone ở nam) tác động làm ra các đặc trưng giới tính của cơ thể như phát triển tinh hoàn + cơ nắp ở bé trai, ngực + buồng trứng ở bé gái.

Dậy thì muộn, chậm dậy thì là tình trạng cơ thể không bắt đầu tuổi dậy thì vào đúng thời điểm thông thường. Có nghĩa nếu bé gái hơn 13 – 14 tuổi, bé trai hơn 15 – 16 tuổi mà vẫn chưa có các dấu hiệu đến tuổi dậy thì thì bé đã gặp tình trạng dậy thì muộn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì muộn

Dậy thì muộn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến có thể là do di truyền, nếu mẹ hoặc bà ngày trước bị dậy thì muộn thì rất có thể trẻ cũng có khả năng bị dậy thì muộn cao hơn. Trường hợp này thì trẻ có thể hoàn toàn yên tâm vì chắc chắn trẻ cũng sẽ dậy thì thôi, chỉ có điều sẽ muộn hơn các bạn khác một chút thôi.

Tiếp đến, hiện tượng dậy thì muộn thường xuất hiện ở những trẻ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn không đủ bữa, ăn thiếu dinh dưỡng hay thường xuyên ăn uống giảm cân sẽ không cung cấp đầy đủ dưỡng chất để cơ thể có thể phát triển được.

Chứng dậy thì muộn cũng có thể gặp ở trẻ bị chứng suy sinh dục, tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn) không hoặc ít sản xuất ra hormone. Khi mắc chứng suy sinh dục, trẻ có thể bị suy sinh dục sơ cấp và thứ cấp.

– Suy sinh dục sơ cấp xảy ra khi tuyến yên và vùng dưới đồi ở não có vấn đề, nguyên nhân do rối loạn di truyền (bị hội chứng Klinefelter ở nam, hội chứng Turner ở nữ), rối loạn phát triển, rối loạn tự miễn dịch, bị nhiễm trùng, phẫu thuật, đang xạ trị, hóa trị.

– Trẻ bị suy sinh dục thứ cấp nguyên nhân do bị chấn thương, hội chứng Kaliman, phóng xạ, phẫu thuật/có khối u ở tuyến yên hoặc não.

Những dấu hiệu và triệu chứng của chậm dậy thì

Tìm hiểu thêm: Thói quen không ăn sáng bị gì? 9 tác hại khôn lường không thể bỏ qua

Dậy thì muộn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Với nam giới, khi bắt đầu vào độ tuổi dậy thì trên cằm sẽ bắt đầu xuất hiện râu, vỡ giọng, kích thước bộ phận sinh dục và tinh hoàn sẽ phát triển lớn hơn, nếu đến 14 tuổi rồi mà vẫn không có bất kì dấu hiệu của việc dậy thì được gọi là dậy thì muộn.

Với nữ giới, dậy thì muộn sẽ có dấu hiệu ngực không phát triển khi tới tuổi 13, không có kinh nguyệt trong độ tuổi 16.

Cách chẩn đoán và điều trị dậy thì muộn

Dậy thì muộn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: 8 loại thức uống bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy vào ngày lễ

Để chẩn đoán, 1 người có đang gặp phải tình trạng dậy thì muộn hay không, các bác sĩ thường kiểm tra mật độ estrogen, testosterone theo từng lứa tuổi, xét nghiệm máu để đo lường mức độ hormone trong máu, chụp X – quang kiểm tra sự phát triển của xương, Siêu âm để kiểm tra buồng trứng, tử cung.

Họ cũng tiến hành phân tích nhiễm sắc thể để loại bỏ nguyên nhân bị rối loạn, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) não kiểm tra hoạt động tuyến yên, xem tiền sử gia đình để tìm xem nguyên nhân có do thói quen ăn uống bất thường, tập thể dục thể thao quá mức dẫn đến sự trì hoãn dậy thì không.

Sau khi xác định nguyên nhân, chẩn đoán chính xác người bệnh bị dậy thì muộn, bác sĩ sẽ dùng các liệu pháp hormone ngắn hạn để điều trị.

Bác sĩ bổ sung hormone estrogen/progesterone bằng thuốc uống hay gel bôi cho bé gái và tiến hành bổ sung hormone testosterone bằng cách tiêm, dùng miếng dán hoặc gel bôi đối với đối tượng bé trai.

Gia đình bạn có trẻ nào có dấu hiệu bị dậy thì muộn không? Nếu nghi ngờ hãy đi đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *