Dây thìa canh – Liệu pháp hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả hay không?

Rate this post

Dây thìa canh, một loại thảo dược quý, đã được sử dụng trong y học cổ truyền để trị tiểu đường từ thời xa xưa. Vậy liệu pháp này có thực sự hiệu quả trong hỗ trợ bệnh tiểu đường hay không? Cùng khám phá thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Dây thìa canh – Liệu pháp hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả hay không?

Dây thìa canh là gì?

Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre, thuộc họ Trúc Đào (Apocynaceae). Loài cây này còn có tên gọi khác là Muôi, Dây thìa canh hay Lõa ti rừng.

Dây thìa canh có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới thuộc miền nam và miền trung Ấn Độ. Ở Việt Nam, loài cây này được tìm thấy ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.

Dây thìa canh có bộ phận dùng làm thuốc là toàn bộ lá và phần dây của cây, với thành phần hóa học có công dụng là hoạt chất GS4 (Gymnema Sylvestre kiềm hóa lần thứ 4) chứa nhiều axit gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào β tuyến tụy làm tăng sản xuất insulin, giúp kiểm soát và ổn định đường huyết.

Dây thìa canh – Liệu pháp hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả hay không?

Dây thìa canh có tác dụng kích thích sản xuất insulin

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
Thức ăn sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ phân giải thành đường (glucose) và được vận chuyển vào máu. Khi lượng đường trong máu tăng cao, nó sẽ gửi tín hiệu đến tế bào β tuyến tụy, kích thích sản xuất insulin. Insulin có nhiệm vụ vận chuyển đường trong máu đến các tế bào để sử dụng làm năng lượng.

Đối với người mắc tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách bình thường. Sau một thời gian dài, lượng đường trong máu tăng cao gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng chẳng hạn như bệnh lý về tim, giảm thị lực và bệnh về thận.[1]

Dây thìa canh – Liệu pháp hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả hay không?

Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính

Dây thìa canh có thể giúp ích cho bệnh tiểu đường không?

Nghiên cứu năm 2015, các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã tạo ra viên ngậm tan từ chiết xuất dây thìa canh, công thức này giúp loại bỏ được vị đắng khó chịu của dược liệu này và tạo hiệu ứng chống ngọt chỉ trong 30 phút.

Khi nhai lá Dây thìa canh tươi, peptid gumarin trong cây sẽ chiếm các receptor ở lưỡi, làm lưỡi mất khả năng hấp thụ đường glucose, từ đó khiến thức ăn ngọt không còn vị ngọt. Peptid gumarin cũng ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, gây mất hoặc giảm cảm giác ngọt và đắng.

Một nghiên cứu trên chuột mắc tiểu đường cho thấy, khi dùng đồng thời 400mg/kg chiết xuất dây thìa canh và 0.8mg/kg glimepiride (GLM) trong 28 ngày, có xảy ra các tương tác dược động học có lợi và không có thay đổi lớn trong các thông số dược lực học của GLM.

Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, đã khẳng định rằng dây thìa canh có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường vì tác động vào 4 quá trình sau:

  • Làm giảm quá trình hấp thu đường ở ruột
  • Tăng sản xuất và hoạt tính insulin
  • Tăng men sử dụng đường ở mô đồng thời tăng bài tiết cholesterol qua đường phân
  • Giảm cholesterol và triglycerid trong máu, hạ LDL-c, giảm lipid trong máu và trong gan

Do đó giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Trong một nghiên cứu trên 22 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, việc sử dụng Dây thìa canh kết hợp với thuốc chữa tiểu đường trong khoảng 18-20 tháng đã giúp giảm đường huyết, giảm đáng kể chỉ số hemoglobin A1C và đồng thời tăng lượng insulin từ tụy tạng cho bệnh nhân.

Dây thìa canh – Liệu pháp hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả hay không?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dây thìa canh có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường có sử dụng dây thìa canh

Chuẩn bị:

  • Dây thìa canh khô: 50 gam.
  • 1 ấm đun nước.
  • 1 bình giữ nhiệt.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch dây thìa canh khô, bỏ vào ấm sắc thuốc, thêm 1,5 lít nước và đun sôi.
  • Sau khi đun sôi nước, nên duy trì đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút hoặc đến khi nước còn một nửa thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước và sử dụng.

Ngoài cách đun sôi, người bệnh có thể cho 25 gram dây thìa canh khô vào bình giữ nhiệt, đổ nước sôi vào, hãm như hãm trà, mỗi ngày hãm 2 lần.

Cách dùng: Nước sắc dây thìa canh chia ra uống trong ngày, uống sau ăn.

Tìm hiểu thêm: 12 cách làm lông mày mọc nhanh đơn giản ngay tại nhà chị em không nên bỏ qua

Dây thìa canh – Liệu pháp hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả hay không?

Bài thuốc sử dụng dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường

Lưu ý khi sử dụng dây thìa canh

  • Không nên uống dây thìa canh lúc đói vì sẽ gây kích ứng dạ dày.
  • Cần lựa chọn dây thìa canh chuẩn vì dây thìa canh là loại dây leo nên dễ nhầm lẫn với các loại dây leo khác. Theo nhà thực vật học, có đến 3000 giống cây giống như dây thìa canh. Do đó, người bệnh không nên tự thu hái thìa canh từ tự nhiên.
  • Có thể kiểm tra dây thìa canh chuẩn bằng cách nhai sống lá tươi rồi ăn một ít đồ ngọt. Nếu mất cảm giác vị ngọt thì đó là dây thìa canh chuẩn.
  • Mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, trồng ở nơi đảm bảo vệ sinh, đất và nước không bị ô nhiễm.
  • Tuân thủ đúng chỉ định, liều dùng và thời gian sử dụng.

Dây thìa canh – Liệu pháp hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả hay không?

Người bệnh cần phải lựa chọn dây thìa canh chuẩn

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về dây thìa canh và liệu pháp hỗ trợ bệnh tiểu đường. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho gia đình và những người mà bạn yêu thương nhé!

Xem thêm Dây thìa canh – Liệu pháp hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả hay không?

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thuỷ đậu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *