Bị dính nước mưa có thể khiến cơ thể dễ bị lạnh, ho, cảm cúm hoặc chảy nước mũi… Vậy đi mưa về nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy tham khảo bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Đi mưa về nên làm gì? 10 bí quyết bảo vệ sức khỏe mùa mưa hiệu quả
Contents
Đi mưa về ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?
Gây bệnh về hô hấp
Di chuyển dưới mưa trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị ướt, nhiễm lạnh dẫn đến giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, mưa tạo ra môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Khi hít thở không khí ẩm ướt này, vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào đường hô hấp và gây các bệnh như:
- Cảm lạnh.
- Cảm cúm.
- Viêm mũi.
- Viêm họng.
- Viêm amidan.
- Viêm thanh quản.
- Viêm phế quản.
- Viêm phổi. [1][2]
Đi mưa có thể gây bệnh về hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng
Gây bệnh về da liễu
Trời mưa làm không khí trở nên ẩm ướt, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng phát triển. Tình trạng lụt lội trên đường phố có thể làm cho các mầm bệnh này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua da, gây ra các bệnh lý da liễu như:
- Dị ứng thời tiết.
- Viêm nang lông.
- Nấm da đầu.
- Hắc lào.
- Nấm móng.
- Bệnh ghẻ. [3]
Dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da dễ gặp sau đi mưa
Đi mưa về nên làm gì?
Việc đi lại dưới trời mưa là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo được sức khỏe tốt cho bản thân và gia đình sau khi đi mưa, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Lau khô người và thay quần áo
Những bộ quần áo ướt sau khi đi mưa có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể khiến cơ thể dễ bị lạnh và nhiễm các bệnh viêm đường hô hấp trên. Do đó, bạn nên chuẩn bị trước những chiếc khăn khô và quần áo trong những ngày mưa để có thể thay ngay khi về nhà hoặc đến cơ quan.[1]
Bạn nên lau khô người khi đi mưa về để tránh nhiễm lạnh
Rửa tay chân với xà phòng
Độ ẩm không khí kết hợp với nhiệt độ môi trường cao trong những ngày mưa rào là điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng sinh sôi. Những loại vi sinh vật này có thể bám trên da tay, chân và gây bệnh cho cơ thể.
Việc rửa tay chân thường xuyên với nước, gel rửa tay hoặc nước sát trùng sẽ giúp tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế sự sinh sôi, lây nhiễm của vi khuẩn, virus, từ đó giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm thường gặp vào mùa mưa.[4]
Rửa tay với xà phòng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh trong mùa mưa
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Bên cạnh việc lau khô, giữ ấm cơ thể thì việc vệ sinh bằng nước nóng sau khi đi mưa cũng có thể làm giảm khả năng nhiễm bệnh. Một số lợi ích của việc vệ sinh cơ thể với nước nóng và sữa tắm bao gồm:
- Loại bỏ các tác nhân có hại gây tổn thương hệ miễn dịch có trên da.
- Tăng cường tuần hoàn giúp gia tăng thân nhiệt, hạn chế nhiễm lạnh.
- Thư giãn, giải tỏa căng thẳng trong những ngày mưa ẩm, khó chịu. [5]
Tắm rửa sạch sẽ sau đi mua có thể giúp loại bỏ được tác nhân gây bệnh
Làm ấm cơ thể từ bên trong
Khi bị ướt mưa, cơ thể sẽ bị mất nhiệt, khiến cơ thể bị lạnh. Nếu không được làm ấm kịp thời, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm lạnh, gây ra các bệnh về đường hô hấp. Do đó, việc làm ấm cơ thể từ bên trong là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Dưới đây là một số cách làm ấm cơ thể từ bên trong sau khi đi mưa:
- Uống nước ấm: Nước ấm sẽ giúp làm ấm cơ thể từ bên trong, đồng thời giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà gừng, trà xanh, nước ấm với mật ong để tăng thêm hiệu quả.
- Ăn các món ăn nóng: Các món ăn nóng như cháo nóng, súp nóng sẽ giúp làm ấm cơ thể từ bên trong, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể. [1]
Uống trà nóng có thể giúp bạn làm ấm cơ thể từ bên trong
Xử lý nhanh khi có dấu hiệu cảm lạnh
Nếu bị cảm lạnh sau khi đi mưa, cơ thể bạn thường xuất hiện các biểu hiện đặc trưng như sốt, rét run, ho, chảy nước mũi hoặc đau họng. Nhằm tránh bệnh tiến triển nặng thêm, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Uống đủ nước: Bạn nên cung cấp từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cũng như giảm tình trạng mất nước nếu có sốt cao.
- Nghỉ ngơi: Khi cảm lạnh cơ thể thường rất mệt mỏi, không thể tập trung trong công việc. Vì vậy, việc cho bản thân nghỉ ngơi, ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày có thể giảm bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Ăn uống đầy đủ chất: Việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể có năng lượng để làm việc, học tập cũng như tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh có thể gặp khi trời mưa lạnh.
- Uống thuốc: Nếu các triệu chứng cảm lạnh gây khó chịu, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc ho,…
- Súc miệng bằng nước muối: Việc súc miệng bằng nước muối có tác dụng sát khuẩn giúp làm dịu cổ họng và giảm ho.
- Xông hơi: Cách này sẽ giúp làm loãng chất nhầy và giảm tình trạng nghẹt mũi của bạn.[6]
Nếu các triệu chứng cảm lạnh không thuyên giảm sau 5 ngày hoặc bạn có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, khó thở, đau ngực,… bạn nên đi khám bác sĩ.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp làm tăng sức đề kháng
Tránh tiếp xúc với môi trường lạnh hoặc ăn uống thực phẩm lạnh
Cổ họng bạn có thể bị tổn thương, viêm nhiễm hoặc sưng nề nếu tiếp xúc nhiều với nhiệt độ thấp. Do đó, trong mùa mưa, bạn cũng nên hạn chế đi ra ngoài mà không đeo khẩu trang, khăn quàng để giữ ấm cổ họng hoặc ăn kem, uống nước đá.
Bạn không nên ăn kem sau khi đi mưa để tránh đau họng
Bí quyết bảo vệ sức khỏe mùa mưa
Mang theo áo mưa khi ra ngoài
Khi thời tiết bước vào mùa mưa, bất cứ khi nào đều có thể xuất hiện các cơn mưa bất chợt. Vì vậy, bạn nên tự chuẩn bị trước cho mình áo mưa, mũ nón hoặc ô để che mưa khi ra ngoài để tránh bị ướt mưa. [7]
Tìm hiểu thêm: 12 biện pháp phòng ngừa bệnh đường hô hấp hiệu quả ngày nắng
Chuẩn bị áo mưa khi ra ngoài có thể giúp tránh các cơn mưa bất chợt
Tìm nơi trú mưa
Khi gặp mưa to, bạn nên tìm nơi trú mưa an toàn để tránh bị ướt và các nguy hiểm khác. Đồng thời, bạn nên tránh trú mưa dưới các gốc cây, cột điện, khu vực kim loại vì đây là những nơi dễ bị sét đánh. Khi có sấm sét, bạn nên tắt nguồn điện thoại để đảm bảo an toàn cho bản thân. [4]
Bạn nên tìm chỗ trú an toàn khi trời mưa to để tránh sấm sét
Tránh vùng nước bẩn
Trong những trận mưa lớn, kéo dài thì đường phố sẽ rất dễ bị ngập, lụt lội. Nếu tiếp xúc với các vùng nước bẩn có thể gây ra nhiều bệnh da liễu và tiêu hoá như tiêu chảy.
Do đó, nếu bắt buộc phải đi qua vùng nước bẩn, bạn nên mang ủng hoặc tìm chỗ ít nước để đi qua. Đặc biệt, bạn không nên cố lội qua các vùng nước bẩn sâu hoặc lái xe quá nhanh để tránh tai nạn giao thông. [8][4]
Đi ủng có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh từ vùng nước bẩn
Phòng chống muỗi, côn trùng đốt
Mùa mưa cũng là mùa sinh sôi và phát triển của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết, sốt rét rất nguy hiểm. Vì thế, bạn nên tích cực tiêu diệt muỗi và phòng ngừa bị đốt bằng cách:[4]
- Úp ngược thau chậu để tránh đọng nước, làm mất môi trường sống của muỗi.
- Đóng kín cửa sổ nhằm hạn chế côn trùng bay từ ngoài vào.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
- Sử dụng kem, xịt chống muỗi.
- Mắc mùng khi đi ngủ.
Ngủ mùng có thể giúp phòng ngừa muỗi đốt trong mùa mưa
Tránh dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng
Mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Khi dính nước mưa, tay bạn có thể mang theo các mầm bệnh và xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi, miệng. Vì vậy, việc tránh dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe mùa mưa. Để tránh tình trạng này, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Dùng khăn giấy hoặc khăn sạch để lau mắt, mũi, miệng.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Không dùng tay dụi mắt, mũi, miệng.
Bạn nên hạn chế chạm tay vào mặt để tránh nhiễm bệnh
Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt
Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân không những có thể giảm khả năng mắc các bệnh da liễu, hô hấp mà cũng giúp hạn chế sự tấn công của vi khuẩn. Bạn nên thực hiện tốt một số biện pháp vệ sinh sau:
- Giữ gìn nơi ở, nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc bằng việc thường xuyên quét dọn.
- Sử dụng máy làm sạch không khí trong phòng.
- Thường xuyên rửa tay, đặc biệt là trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh.
- Không mặc quần áo ẩm giúp hạn chế sự phát triển của bệnh lý da liễu như ghẻ, viêm da hoặc hắc lào. [4]
Bạn nên giữ gìn nhà cửa sạch sẽ và vệ sinh thường xuyên
Uống đủ nước
Vào ngày mưa, độ ẩm không khí cao nên bạn thường cảm thấy không khát. Tuy nhiên, bạn vẫn vẫn nên uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất và sức đề kháng. [4]
Bạn có thể dùng nước lọc, nước khoáng hoặc nước đun sôi để nguội hoặc các loại trà thảo mộc giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Từ đó có thể phòng ngừa các bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Uống đủ nước có thể giúp tăng sức đề kháng ngừa bệnh tật
Ăn chín uống sôi
Các vi khuẩn có trong nước mưa, vùng nước đọng có thể xâm nhập vào thực phẩm hàng ngày, gây ra các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,… Dưới đây là một số lưu ý khi ăn chín uống sôi trong mùa mưa bạn nên lưu ý:
- Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến: Bạn nên rửa sạch tất cả các loại thực phẩm, kể cả rau củ quả, trước khi chế biến. Điều này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn bám trên bề mặt thực phẩm.
- Nấu chín thực phẩm: Bạn nên nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ đủ cao để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
- Không ăn thực phẩm sống, tái hoặc chín tái: Thực phẩm sống, tái hoặc chín tái có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm này.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách: Bạn nên bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh vi khuẩn phát triển. Thực phẩm chín nên được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 5 độ C. [4]
Bạn nên ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn sức khỏe mùa mưa
Tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể
Việc bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch để hạn chế sự tấn công của vi sinh vật có hại gây bệnh cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung qua thức ăn hoặc viên uống thực phẩm chức năng, nhất là vitamin D, vitamin C, kẽm và sắt. [8]
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên là một trong những biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là trong mùa mưa. Tập thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn. [7]
Dù trời mưa khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể tập luyện các bài tập toàn thân ngay tại nhà thay vì ra phòng tập hoặc công viên như thường ngày.
>>>>>Xem thêm: Độ tuổi nào da bắt đầu lão hoá và cách nhận biết
Tập thể dục thường xuyên là biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe mùa mưa
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những bí quyết giúp bảo vệ bản thân sau khi đi mưa về như giữ ấm, vệ sinh cá nhân, bổ sung dưỡng chất. Hãy chia sẻ thông tin này đến với tất cả bạn bè và người thân xung quanh bạn nhé!