Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Rate this post

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu thường gặp của nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Hãy cùng tìm hiểu đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì

Đi ngoài ra máu là hiện tượng trong phân có lẫn máu, có thể bởi nhiều nguyên nhân như: bệnh trĩ, nứt hậu môn, viêm túi thừa, hội chứng ruột kích thích, xuất huyết tiêu hóa.

Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa dưới với hiện tượng máu trong phân đỏ hoặc đen cần đến gặp bác sĩ để tầm soát những bệnh nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, khối u ác tính đường tiêu hóa ngay khi có một trong các dấu hiệu cảnh báo:

  • Bị tụt huyết áp tư thế sau khi đi tiêu ra máu (chóng mặt, choáng váng, hồi hộp, mạch nhanh).
  • Tiêu phân đen, mùi tanh đặc trưng, lượng nhiều.
  • Phân nát liên tục, kéo dài, bệnh kèm sụt cân, thiếu máu.
  • Bệnh nhân trên 50 tuổi.

Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nghiêm trọng

Đi ngoài ra máu nên ăn gì

Nếu bạn đang mắc phải trường hợp đi ngoài ra máu thì bạn nên dùng các thực phẩm sau đây để cải thiện tình trạng này:

Chế độ ăn mềm

Một chế độ ăn mềm là chế độ ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, không có những thực phẩm khó nhai hoặc khó nuốt, không bao gồm thức ăn cay, chiên hoặc nhiều dầu mỡ. Chế độ ăn mềm có thể giúp giảm bớt tình trạng đi ngoài ra máu, giúp hệ thống tiêu hóa thư giãn.

Vì vậy, bạn hãy lên kế hoạch cho bữa ăn bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như cháo, khoai tây nghiền, súp để giúp kiểm soát tình trạng đi ngoài ra máu.

Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Chế độ ăn mềm với thức ăn dạng mềm, lỏng giúp giảm bớt tình trạng đi ngoài ra máu

Ăn nhiều chất xơ

Khi gặp tình trạng đi ngoài ra máu, người bệnh nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm nhuận tràng, giàu chất xơ giúp làm mềm phân, giúp người bệnh dễ dàng đào thải phân ra khỏi cơ thể.

Chất xơ có thể được bổ sung bằng cách ăn các loại trái cây tươi, rau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, nếu bạn bị táo bón mãn tính, sự thay đổi đột ngột trong thói quen ăn uống có thể gây đau bụng và khó chịu khi đi tiêu.

Vì vậy, trước khi bổ sung bất kỳ sản phẩm chứa chất xơ nào, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và chỉ nên ăn chất xơ từ các nguồn tự nhiên có trong: rau củ, khoai lang, bơ, cà rốt.[1]

Bổ sung Probiotics

Một chế độ ăn giàu probiotics như sữa chua, thực phẩm lên men có thể giúp cải thiện các vấn đề về đường ruột như táo bón, hội chứng ruột kích thích. Các probiotics giúp tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân và hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Các nhóm thực phẩm giảm viêm

Các vấn đề về tiêu hóa gây đi ngoài ra máu thường bắt nguồn từ tình trạng viêm như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn,… Một số thực phẩm có thể giảm thiểu tình trạng viêm đường tiêu hóa như:

  • Thực phẩm giàu axit béo omega 3: Axit béo omega 3 được biết đến như một chất chống viêm. Cá béo, quả óc chó, hạt lanh, hạnh nhân là những thực phẩm chứa một lượng lớn axit béo omega-3. [2]
  • Khoai lang: chứa một lượng choline dồi dào giúp giảm viêm trong cơ thể. Do đó, bổ sung khoai lang vào chế độ ăn có thể có lợi trong việc kiểm soát chảy máu và cải thiện đi ngoài ra máu. [3]
  • Nghệ: với đặc tính chống viêm có thể giúp cải thiện các tình trạng viêm ở đường tiêu hóa. Bạn có thể bổ sung nghệ vào chế độ ăn uống qua các loại trà thảo dược, sữa, cà ri. [4]
  • Trái cây và rau quả: có lượng chất xơ, nước, vitamin và khoáng chất tốt hỗ trợ tình trạng đi ngoài ra máu. Do đó, hãy chọn những thực phẩm tươi và theo mùa thay vì nước trái cây đóng hộp để có được những lợi ích bổ dưỡng.

Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Thực phẩm giàu omega 3 giảm thiểu tình trạng viêm đường tiêu hóa

Uống nhiều nước

Việc uống đủ nước có thể nuôi dưỡng và giải độc cơ thể. Đồng thời, uống nước cũng có thể giúp giảm táo bón mạn tính, nguyên nhân chính gây ra đi ngoài ra máu.

Do đó, đảm bảo uống đủ nước khoảng 35 – 40ml/kg/ngày (tương đương người 50kg cần khoảng 2 lít nước/ngày). Tuy nhiên, một số bệnh nhân suy tim, suy thận, suy gan nên uống lượng nước ít hơn và có sự đánh giá của bác sĩ.

Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Bạn cần đảm bảo uống đủ nước khoảng 35 – 40ml/kg/ngày

Thực phẩm giàu rutin

Các thực phẩm như lúa mạch, bưởi, cam, bưởi, diếp cá, rau má đặc biệt là nụ hòe có chứa hàm lượng lớn rutin – một hợp chất flavonoid có khả năng chống oxy hóa cao và tác dụng chống viêm. [5]

Đồng thời, rutin còn có tác dụng bảo vệ, làm cho thành tĩnh mạch được bền hơn nên được khuyên dùng cho những người bị chảy máu, suy yếu mạch máu hoặc tổn thương niêm mạc hữu ích cho người bị đi ngoài ra máu.

Tuy vậy, không nên bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa rutin trong sinh hoạt hằng ngày vì có thể gây ra những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, nhìn mờ, đau đầu, lo lắng, bồn chồn.

Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Rutin có khả năng chống oxy hóa cao và tác dụng chống viêm tốt

Trái cây nhiều vitamin C

Những thực phẩm như cam, bưởi, chanh, các loại trái cây chứa nhiều vitamin C giúp chống oxy hóa, tăng sức bền thành mạch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời, vitamin C còn hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc.

Vì vậy vitamin C rất cần thiết đối với những người bị rách niêm mạc, chảy máu vùng hậu môn, trực tràng và dẫn đến đi ngoài ra máu. [6]

Tuy nhiên, những người trẻ không có bệnh nền thường chỉ cần chế độ ăn đầy đủ rau củ, trái cây đã cung cấp lượng vitamin C cần thiết, không nên bổ sung thêm vitamin C dạng viên.

Việc dư thừa vitamin C có thể gây ra tác dụng ngược lại, làm cho thành mạch yếu hơn, dễ làm cho bệnh trĩ nặng nề hơn.

Do đó, chỉ cân nhắc bổ sung vitamin C trong thời gian ngắn cho bệnh nhân lớn tuổi, suy kiệt, ăn uống kém, đái tháo đường, đột quỵ.

Các loại thực phẩm chứa nhiều magie

Magie là một loại khoáng đa lượng đóng vai trò trong nhiều quá trình chuyển hóa, rất cần thiết cho cơ thể.

Đồng thời, magie giúp tăng lượng nước trong ruột, từ đó hỗ trợ tăng cường nhu động ruột và giúp cho đại tràng thực hiện các chức năng tiêu hóa một cách dễ dàng. [7]

Các thực phẩm chứa nhiều magie có thể bổ sung vào chế độ ăn như ngũ cốc, các loại hạt, rau xanh cũng như hải sản, thịt, sữa.

Đi ngoài ra máu kiêng ăn gì?

Thực phẩm cay và dầu mỡ

Đồ ăn cay, nồng, đồ chiên nhiều dầu mỡ, béo có thể hoạt động kích thích dạ dày, gây ợ nóng, trào ngược, viêm dạ dày, gây tiêu chảy.

Ảnh hưởng nhu động đường tiêu hóa làm tăng số lần đại tiện và thời gian rặn, điều này sẽ tác động tiêu cực đến khối trĩ, làm tình trạng bệnh trĩ nghiêm trọng hơn.

Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Thực phẩm cay có thể gây ảnh hưởng không tốt tiêu hóa

Thực phẩm làm tăng tình trạng viêm

Ăn các thực phẩm có hàm lượng đường lớn như bơ, sữa tươi, pho mát hoặc quá nhiều carbohydrate có thể gây khó tiêu, táo bón.

Vì vậy, nên tránh đường trắng, nước ép trái cây đóng hộp, bột mì đa dụng, đồ ngọt, nước có ga để có thể cải thiện tình trạng máu trong phân.

Tìm hiểu thêm: 16 di chứng sau đột quỵ thường gặp và các biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Thực phẩm có hàm lượng đường lớn khiến đi ngoài ra máu trầm trọng hơn

Hút thuốc và uống rượu

Rượu và hút thuốc có thể làm tăng axit dạ dày và dẫn đến loét nặng hơn. Do đó, không nên uống đồ uống có cồn hoặc hút thuốc nếu đang gặp tình trạng đi ngoài ra máu vì đó là dấu hiệu cảnh báo của xuất huyết tiêu hóa.

Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Không dùng đồ uống có cồn, hút thuốc nếu đang bị đi ngoài ra máu

Thực phẩm và đồ uống giàu cafein

Cafein và thực phẩm chứa cafein như trà, socola có thể làm cơ thể mất nước, tăng nguy cơ táo bón và có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.

Do đó, bạn hãy thay thế các loại đồ uống có chứa cafein bằng trà xanh không chứa cafein, trà nghệ, trà thảo dược, nước chanh tốt cho tình trạng đi ngoài ra máu.

Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Cafein làm cơ thể mất nước, tăng nguy cơ táo bón và đi ngoài ra máu

Thực phẩm chế biến

Thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, giăm bông, đồ hộp,… không tốt cho đường ruột vì chúng gây tác động có hại đối với hệ vi khuẩn sống trong đường ruột, tương tác với hệ thống miễn dịch và hoạt động như một tác nhân dẫn đến viêm mạn tính gây xuất huyết tiêu hóa cũng như đi ngoài ra máu.

Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Thực phẩm chế biến có thể gây viêm, xuất huyết tiêu hóa và đi ngoài ra máu

Làm gì khi bị đi ngoài ra máu?

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, không tự ý mua thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân cũng như nên kết hợp các phương pháp điều trị tại nhà bằng cách:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu với nhiều chất xơ, vitamin.
  • Uống đủ nước.
  • Tránh các thực phẩm kích thích như cà phê, trà, thực phẩm chiên xào dầu mỡ nhiều, gia vị cay nồng nhiều.
  • Ăn đúng giờ và đủ bữa.
  • Vận động liên tục, đi bộ nhẹ nhàng trong ngày nhằm hỗ trợ nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Không nên nhịn đi đại tiện. Thay vào đó, tập phản xạ đi cầu bằng cách thường xuyên đi vệ sinh, rặn nhẹ nhàng để tạo phản xạ, có thể không đại tiện cũng được.
  • Giữ cho tâm trạng vui vẻ, thoải mái giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hạn chế niêm mạc ruột co bóp do căng thẳng, lo lắng.

Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Vận động đi bộ nhẹ nhàng trong ngày nhằm hỗ trợ nhu động ruột tốt hơn

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu nhận biết

Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu, khi phát hiện máu trong phân, bạn nên đến gặp bác sĩ để có nhận được sự tư vấn và điều trị kịp thời khi xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Xuất hiện máu lẫn trong phân, trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện.
  • Phân nát liên tục, kéo dài.
  • Tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài.
  • Mệt mỏi giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau bụng, buồn nôn.
  • Sốt.
  • Đi vệ sinh không kiểm soát.

Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu đi ngoài ra máu kéo dài

Các bệnh viện chuyên khoa tiêu hoá uy tín

Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Nội, Tiêu hoá. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

  • Tại Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng đi ngoài ra máu cũng như cách điều trị hữu ích tại nhà. Hãy chia sẻ để lan tỏa thông tin này đến mọi người bạn nhé!

  • Efficacy of the omega-3 fatty acids supplementation on inflammatory biomarkers: An umbrella meta-analysis

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35914448/

  • Superfood of the Month: Sweet Potatoes

    https://blog.lexmed.com/home/blog/2022/02/11/superfood-of-the-month-sweet-potatoes#

  • Curcumin: A Review of Its’ Effects on Human Health

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5664031/

  • Metabolic and pharmacological properties of rutin, a dietary quercetin glycoside, for treatment of inflammatory bowel disease

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16132362/

  • 4 Essential Vitamins for Digestive Health

    https://www.everydayhealth.com/digestive-health/essential-vitamins-for-digestive-health.aspx#

  • Magnesium for Constipation

    https://www.med.umich.edu/1libr/MBCP/Magnesium.pdf

  • Xem thêm Đi ngoài ra máu nên, kiêng ăn gì để mau khỏi? Gợi ý 8 loại thực phẩm

    >>>>>Xem thêm: Rau cần tây có tác dụng gì? 19 lợi ích và các lưu ý khi dùng cần tây

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *