Đi tiểu không tự chủ là một trong những nguyên nhân gây giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh thường khó nói, khó giãi bày khiến người bệnh âm thầm chịu đựng, gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy đi tiểu không tự chủ là bệnh gì, hãy cùng Kenshin tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Đi tiểu không tự chủ là bệnh gì? Lưu ý 13 nguyên nhân dưới đây
Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát của cơ thể
Contents
- 1 Nhiễm trùng đường tiết niệu
- 2 Mang thai
- 3 Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- 4 Một số loại thức uống
- 5 Táo bón mạn tính
- 6 Rối loạn cơ sàn chậu
- 7 Đột quỵ
- 8 Tiểu đường
- 9 Thời kỳ mãn kinh
- 10 Bệnh đa xơ cứng (MS)
- 11 Bệnh liên quan đến việc tiểu không tự chủ
- 12 Sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt
- 13 Sự lão hóa
- 14 Rối loạn thần kinh thực vật
- 15 Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến việc đi tiểu không tự chủ
- 16 Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm niệu quản,… có thể là nguyên nhân gây tiểu không tự chủ. Khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm, tùy vào vị trí nhiễm trùng mà cơ thể có những biểu hiện như đau, sốt, nhu cầu đi tiểu cao hơn bình thường do đường niệu bị kích thích. Khi đã được điều trị khỏi thì cảm giác tiểu nhiều lần, tiểu không hết sẽ khỏi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu làm tăng nhu cầu đi tiểu của bệnh nhân
Mang thai
Trong quá trình mang thai, tử cung sẽ dần lớn lên tương ứng với sự phát triển của phôi thai nằm bên trong, từ đó gây chèn ép các cơ quan nội tạng trong cơ thể nói chung và bàng quang nói riêng, dẫn đến tình trạng són tiểu ở phụ nữ mang thai. Bị són tiểu ở tam cá nguyệt thứ nhất (ba tháng đầu thai kỳ) đây là triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Mang thai gây chèn ép bàng quang dẫn đến tình trạng són tiểu ở phụ nữ mang thai
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc dùng điều trị nhóm bệnh tim, bệnh thận,… cũng có thể gây ra tình trạng bất thường thói quen đi tiểu như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chẹn kênh canxi.
Tác dụng phụ của thuốc khi điều trị là khó tránh khỏi. Vì vậy, bạn cần báo ngay cho bác sĩ khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Khi xuất hiện tình trạng rối loạn thói quen đi tiểu thì bạn cần báo cho bác sĩ ngay lập tức
Một số loại thức uống
Bất thường thói quen đi tiểu và bất thường tính chất nước tiểu còn là kết quả của việc sử dụng các loại đồ uống như cà phê, trà, rượu, soda,… Nguyên nhân là do trong thành phần của các thức uống này chứa chất lợi tiểu, khiến cơ thể tăng bài tiết muối và nước, từ đó gây tiểu nhiều hơn.
Cà phê có chứa chất lợi tiểu làm tăng nhu cầu đi tiểu hơn bình thường
Táo bón mạn tính
Khi bị táo bón, đồng nghĩa ứ các chất thải tại đường ruột, nhất là trực tràng. Vị trí của trực tràng nằm gần bàng quang và hầu hết có cùng dây thần kinh chi phối.
Do đó, khi táo bón, phân cứng ứ lại trong trực tràng kích thích dây thần kinh hoạt động quá mức, từ đó làm người bệnh đi tiểu nhiều lần hơn.
Để cải thiện tình trạng táo bọn này, bạn có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hoá, tăng cường chất xơ để hạn chế việc đi tiểu nhiều.
Phân ứ lại trong trực tràng kích thích thần kinh chi phối bàng quang dẫn đến rối loạn đi tiểu
Rối loạn cơ sàn chậu
Rối loạn cơ sàn chậu thường gặp nhiều ở người lớn tuổi hoặc phụ nữ mang thai, gây ra bởi sức nặng khi mang thai và áp lực căng giãn của cuộc sanh làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ sàn chậu.
Bệnh nhân bị rối loạn cơ sàn chậu thường không thể nhịn tiểu được khi mắc tiểu, đi tiểu nhiều lần, nhất là tiểu đêm, cảm thấy khó tiểu, tiểu không hết. Khi lao động nặng, chạy nhảy, hắt hơi, ho có thể gây són tiểu.
Bệnh nhân bị rối loạn cơ sàn chậu có thể tiểu không kiểm soát, không thể nhịn tiểu được
Đột quỵ
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não, là tình trạng tế bào não bị gián đoạn, suy giảm hoặc ngừng đột ngột nguồn máu nuôi. Từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng não bộ và sự chi phối thần kinh đến các cơ quan khác, trong đó có tế bào cơ.
Khi đột quỵ xảy ra, bệnh nhân thường mất khả năng kiểm soát tế bào cơ, nhất là cơ ở vùng bàng quang và lỗ niệu đạo dẫn đến mất khả năng tự chủ quá trình đi tiểu.
Đột quỵ làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát cơ vòng bàng quang gây rối loạn quá trình đi tiểu
Tiểu đường
Tiểu đường được hiểu là bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng gia tăng nồng độ đường trong máu quá mức, từ đó gây rối loạn chuyển hóa đạm, đường, mỡ, chất khoáng và gây biến chứng lên nhiều cơ quan đích trong cơ thể.
Ở bệnh nhân tiểu đường, nồng độ đường huyết cao khiến cơ thể tăng đào thải đường qua đường tiết niệu, khi đó nồng độ thẩm thấu trong đường niệu tăng cao dẫn đến kéo nước vào bên trong lòng đường tiết niệu, cho nên bệnh nhân sẽ có cảm giác tiểu nhiều và thường xuyên hơn.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi?
Ăn nhiều, đói nhiều, gầy nhiều và tiểu nhiều là đặc trưng ở bệnh nhân tiểu đường
Thời kỳ mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh là giai đoạn kết thúc chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ khi chức năng buồng trứng đã suy giảm, thường diễn ra ở độ tuổi từ 45-55 tuổi.
Lúc này, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về nồng độ hormone dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, kích thích bàng quang tăng hoạt động, từ đó gây rối loạn tiểu tiện.
Sự thay đổi hormon ở thời kỳ mãn kinh có thể gây rối loạn tiểu tiện
Bệnh đa xơ cứng (MS)
Đa xơ cứng là căn bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch, lớp vỏ bảo vệ của các tế bào thần kinh bị phá hủy, gây suy giảm chức năng não bộ và tủy sống.
Rối loạn chức năng bàng quang là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân đa xơ cứng, bao gồm đi tiểu nhiều lần, tiểu khó thậm chí là tiểu dầm do cơ thể mất khả năng kiểm soát.
Một trong những triệu chứng của bệnh đa xơ cứng là vấn đề rối loạn thói quen tiêu tiểu
Bệnh liên quan đến việc tiểu không tự chủ
Một trong những bệnh liên quan đến việc tiểu không tự chủ thường gặp nhất là phì đại lành tính tiền liệt tuyến, khi đó tiền liệt tuyến tăng sinh về kích thước làm ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang.
Vì vậy bệnh nhân phì đại lành tính tiền liệt tuyến thường có biểu hiện tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu không hết hoặc thậm chí là bí tiểu.
Phì đại tiền liệt tuyến gây kích thích bàng quang dẫn đến rối loạn tiểu tiện
Sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt
Trong quá trình phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ảnh hưởng, tổn thương đến cơ vòng bàng quang, đây là cơ có vai trò kiểm soát quá trình đi tiểu. Khi cơ vòng bàng quang bị ảnh hưởng, bệnh nhân sẽ bị rối loạn thói quen đi tiểu như tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,…
Sau phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến có thể gây rối loạn thói quen đi tiểu
Sự lão hóa
Khi cơ thể già đi hay lão hóa, cơ co thắt trong bàng quang có thể trở nên yếu dần theo thời gian cùng với quá trình sản xuất hormon chống bài niệu ít đi. Từ đó gây ra các rối loạn thói quen đi tiểu và tính chất nước tiểu.
Đây là điều không thể tránh khỏi, vì vậy bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao, chế độ ăn hợp lý và duy trì cân nặng phù hợp để giữ gìn một sức khỏe tốt.
Lão hóa khiến cơ co thắt trong bàng quang yếu đi dẫn đến rối loạn thói quen đi tiểu
Rối loạn thần kinh thực vật
Về cơ bản, cơ vòng bàng quang được chi phối bởi hệ thống thần kinh thực vật. Do đó, khi có bất kỳ rối loạn thần kinh thực vật nào xảy ra, hoạt động của cơ này sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân.
Rối loạn thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến chức năng bàng quang cũng như thói quen tiểu tiện
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến việc đi tiểu không tự chủ
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến việc đi tiểu không tự chủ như:
- Giới tính: tùy vào đặc điểm sinh lý ở mỗi giới mà tiềm ẩn nguy cơ khác nhau. Ở phụ nữ có thể là quá trình mang thai, mãn kinh, sinh con,… Còn ở nam giới là bệnh lý phì đại lành tính tiền liệt tuyến.
- Tuổi tác: lão hóa khiến tế bào cơ trong cơ thể trở nên yếu ớt gây rối loạn quá trình tiểu tiện.
- Thừa cân: béo phì gây gia tăng áp lực lên bàng quang cũng như cơ vòng bàng quang, từ đó dẫn đến vấn đề són tiểu, rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi.
- Hút thuốc lá: đây cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây rối loạn thói quen đi tiểu.
- Tiền sử gia đình: nếu những người thân trực hệ có tiền sử bệnh lý liên quan đến việc tiểu không tự chủ thì có thể bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Béo phì cũng là một yếu tố liên quan đến rối loạn tiểu tiện
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh liên quan đến việc tiểu không tự chủ bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh liên quan đến việc tiểu không tự chủ.
Các xét nghiệm bệnh liên quan đến việc tiểu không tự chủ
- Xét nghiệm nước tiểu: xét nghiệm này giúp bác sĩ khảo sát được các chất trong đường tiết niệu, tìm ra các dấu hiệu nhiễm trùng cũng như thương tổn bên trong lòng đường tiết niệu.
- Đo lượng nước tiểu: bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân hứng tất cả lượng nước tiểu trong vòng 24 giờ, có thể dùng để xét nghiệm nước tiểu hoặc xem xét lượng nước tiểu trong 1 ngày của bệnh nhân có hợp lý hay không.
- Nội soi bàng quang: giúp bác sĩ khảo sát thực thể, quan sát được các thương tổn trong lòng bàng quang.
>>>>>Xem thêm: Hãng sản xuất Fujifilm của nước nào? Có tốt không?
Xét nghiệm nước tiểu giúp đánh giá các bất thường về thành phần các chất trong nước tiểu
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh liên quan đến việc tiểu không tự chủ
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh liên quan đến việc tiểu không tự chủ, bạn nên đến các chuyên khoa Nội khoa – Tiết niệu để được thăm khám và điều trị:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các nguyên nhân gây tiểu không tự chủ. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: NHS, Healthline, Mayo Clinic, Cleveland Clinic