Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Rate this post

Dị ứng tinh dịch hay còn biết đến là quá mẫn huyết tương, đây là tình trạng hiếm gặp ở phụ nữ khi hệ miễn dịch phản ứng dị ứng với protein trong tinh dịch của nam giới. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về triệu chứng dị ứng tinh trùng trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Phân biệt tinh dịch và tinh trùng

Tinh dịch là chất lỏng được tiết ra từ đường sinh sản của nam giới, chứa tinh trùng và một số chất lỏng khác để tạo thành huyết tương tinh dịch, giúp duy trì sự sống của tinh trùng.

Tinh trùng là các tế bào sinh sản chứa thông tin di truyền được sử dụng để thụ tinh trứng. Tinh trùng được sản xuất từ tinh hoàn của nam giới.

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Tinh dịch là chất lỏng chứa tinh trùng và một số chất lỏng khác

Dị ứng tinh trùng và dị ứng tinh dịch là gì?

Dị ứng tinh dịch là hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng với một trong các thành phần của tinh dịch như tinh trùng, protein, enzyme, gây ra các phản ứng tiêu cực trong cơ thể. [1]

Cụ thể, các protein do tuyến tiền liệt tạo ra có thể gây dị ứng tinh dịch, nhưng cũng có thể có liên quan đến các protein khác. Điều này có nghĩa là không phải tinh trùng của đàn ông là nguyên nhân gây dị ứng.

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Nguyên nhân của dị ứng tinh dịch có thể không phải là do tinh trùng

Nguyên nhân dị ứng tinh dịch

Nguyên nhân dị ứng tinh dịch là do hệ miễn dịch phản ứng với một trong các thành phần của tinh dịch. Điều này có thể gây ra các phản ứng quá mẫn trên cơ thể.

Ngoài ra, thuốc hoặc thực phẩm gây dị ứng có thể tích tụ trong tinh dịch và gây ra triệu chứng dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Nguyên nhân dị ứng tinh dịch là do hệ miễn dịch phản ứng với tinh dịch

Triệu chứng dị ứng tinh dịch

Triệu chứng dị ứng tinh dịch có thể xảy ra ngay sau vài phút hoặc vài giờ tiếp xúc với tinh dịch và kéo dài trong vòng vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, đau cục bộ hay ngứa có thể tiếp tục trong vài ngày đến vài tuần. [2]

Ở nam giới

Dị ứng tinh dịch là quá trình phản ứng chống lại tinh dịch của chính bản thân nam giới, hay còn gọi là dị ứng tự thân. Trên lâm sàng, các triệu chứng dị ứng tinh dịch ở nam giới có thể bao gồm đau tinh hoàn kéo dài, viêm mào tinh hoàn, phù tinh hoàn, viêm tắc ống dẫn tinh,…

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Dị ứng tinh dịch ở nam giới là dị ứng tự thân

Ở nữ giới

Dị ứng tinh dịch có thể biểu hiện trên lâm sàng như đỏ ngứa, bỏng rát, phù nề ngay tại vùng tiếp xúc trong hoặc ngoài âm đạo, da, miệng. Một số người có thể có các triệu chứng hệ thống như mề đay, khó thở, đặc biệt là cơn hen.

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Dị ứng tinh dịch ở nữ giới có các dấu hiệu như đỏ ngứa, bỏng rát, phù nề

Nhận biết và xử lý khi bị dị ứng tinh dịch

Sau khi quan hệ tình dục, các cặp vợ chồng có thể trải qua những triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa rát, bỏng rát, phù nề, khó thở,… Cách dễ nhất để nhận biết là sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để xem các triệu chứng trên có còn xuất hiện hay không. [3]

Tuy nhiên, chẩn đoán chính xác dị ứng tinh dịch có thể là một thách thức vì tình trạng này rất hiếm gặp. Phụ nữ thường bị nhầm lẫn dị ứng tinh dịch với nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng nấm men, viêm âm đạo hoặc nhiễm khuẩn.

Điều trị dị ứng tinh dịch

Để điều trị dị ứng tinh dịch, cách dễ nhất là tránh tiếp xúc với tinh dịch bằng cách sử dụng bao cao su hoặc hạn chế quan hệ tình dục. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng khả thi, đặc biệt khi cố gắng thụ tinh. Do đó, bác sĩ có thể đề xuất áp dụng một số phương pháp điều trị dị ứng tinh dịch khác nhau. [4]

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc kháng histamin (chống dị ứng) trước quan hệ tình dục có thể hữu ích. Tuy nhiên, thuốc kháng histamin có thể tác động tiêu cực đến quá trình rụng trứng, vì vậy cần cân nhắc sử dụng ở những cặp vợ chồng đang muốn có con.

Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử phản ứng toàn thân với tinh dịch như sưng cổ họng, bạn nên chuẩn bị sẵn thuốc tiêm epinephrin.

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Thuốc kháng histamin có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng tinh dịch

Giải mẫn cảm

Một phương pháp điều trị khác là giải mẫn cảm với tinh dịch, thông qua việc cho tinh dịch pha loãng tiếp xúc dần dần và đều đặn trong âm đạo. Điều này giúp cơ thể bạn dần thích nghi với tinh dịch. Sau đó, bạn phải tiếp tục quan hệ tình dục thường xuyên để duy trì việc giải mẫn cảm.

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Giải mẫn cảm là phương pháp giúp cơ thể dần thích nghi với tinh dịch

Các câu hỏi về dị ứng tinh dịch

Dị ứng tinh dịch có ảnh hưởng tới mang thai?

Dị ứng tinh dịch có thể gây khó khăn cho quá trình thụ tinh, nhưng nó không ảnh hưởng đến bạn và em bé khi đang mang thai. [5]

Tìm hiểu thêm: Bí đao có tác dụng gì? 13 tác dụng của bí đao bạn không nên bỏ qua

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Dị ứng tinh dịch không ảnh hưởng đến quá trình mang thai

Dị ứng tinh trùng có gây phát ban da không?

Dị ứng tinh trùng có thể gây ra các triệu chứng như phát ban, bao gồm các biểu hiện: xuất hiện ban đỏ, ngứa, rát hoặc sưng trên vùng sinh dục hay bất kỳ phần da nào tiếp xúc với tinh dịch. Ngoài ra, dị ứng tinh trùng cũng có thể gây phản ứng toàn thân trên các phần da không tiếp xúc với tinh dịch.

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Dị ứng tinh dịch có thể gây phát ban

Dị ứng tinh dịch có tự biến mất không?

Tương tự như các dị ứng khác, dị ứng tinh dịch khó tự khỏi. Tuy nhiên, việc thực hiện một phương pháp như giải mẫn cảm có thể giảm đáng kể sự nhạy cảm của bạn và cho phép bạn quan hệ tình dục mà không gây ra triệu chứng dị ứng.

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Dị ứng tinh dịch khó có thể tự biến mất

Lưu ý khi bị dị ứng tinh dịch

Có thể gây biến chứng

Dị ứng tinh dịch cũng có thể gây ra các phản ứng toàn thân, trong đó phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất có thể là sốc phản vệ. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vài phút sau tiếp xúc với tinh dịch và có thể đe dọa sức khỏe.

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Biến chứng nguy hiểm nhất của dị ứng tinh dịch là sốc phản vệ

Phân biệt với các dị ứng khác

Phân biệt dị ứng tinh dịch với các loại dị ứng khác có thể khá khó, vì nhiều triệu chứng dị ứng có thể trùng nhau hoặc tương tự nhau. Tuy nhiên, những yếu tố sau có thể giúp phân biệt dị ứng tinh dịch với các loại dị ứng khác:

  • Thời gian và điều kiện phát triển triệu chứng: Dị ứng tinh dịch thường xảy ra ngay sau khi tiếp xúc trực tiếp với tinh dịch, như trong quá trình quan hệ tình dục. Trong khi đó, các dị ứng khác có thể cần thời gian lâu hơn để biểu hiện trên lâm sàng sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
  • Đặc điểm triệu chứng: Dị ứng tinh dịch thường bao gồm các triệu chứng da như đỏ, ngứa, sưng, với ngứa và rát ở khu vực tiếp xúc. Tuy nhiên, nếu triệu chứng hô hấp như ho, khò khè, hoặc khó thở xuất hiện sau khi tiếp xúc với tinh dịch, điều này cũng có thể chỉ ra nguyên nhân là do dị ứng hô hấp khác.

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Phân biệt dị ứng tinh dịch với các loại dị ứng khác có thể khá khó

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào, ngay cả khi chúng nhẹ như ngứa, xuất hiện ban đỏ, mề đay… hãy liên hệ với bác sĩ.

Bác sĩ có thể xác định xem liệu bạn có dị ứng tinh trùng hay vấn đề khác như viêm âm đạo, nhiễm trùng nấm men hoặc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) và giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Khi có các dấu hiệu dị ứng tinh dịch hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị

Chẩn đoán

Khi muốn chẩn đoán dị ứng tinh dịch, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và đánh giá các triệu chứng. Để loại trừ các tình trạng khác có thể xảy ra, họ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Khám âm đạo: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có bất kỳ nhiễm trùng nào do vi khuẩn hoặc nấm men gây ra không.
  • Gạc âm đạo: Việc lấy mẫu từ âm đạo giúp kiểm tra xem có bất kỳ nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) nào hay không.
  • Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT): Xét nghiệm này được sử dụng để loại trừ các nhiễm trùng lây qua đường tình dục.
  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để tìm hiểu thêm về tình trạng sức khỏe chung của bạn.

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể thực hiện xét nghiệm chích da bằng cách sử dụng mẫu protein tinh dịch từ bạn tình của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra xem có bất kỳ phản ứng nào xảy ra hay không.

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

Xét nghiệm chích da giúp kiểm tra dị ứng với tinh dịch

Các bệnh viện uy tín chuyên sản khoa và nam khoa

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Bệnh viện Gia Định,…
  • Thành phố Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…

Dị ứng tinh trùng và các dấu hiệu dị ứng tinh dịch mà chị em cần biết

>>>>>Xem thêm: Các bước chăm sóc da cơ bản ban ngày và ban đêm cho mọi loại da mặt

Các bệnh viện xét nghiệm tinh trùng uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Dị ứng tinh dịch là một tình trạng rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các triệu chứng không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của bạn. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của dị ứng tinh dịch. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân để cùng nhau hiểu rõ hơn về dị ứng tinh dịch nhé!.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *