Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Rate this post

Nếu bạn là một tín đồ của thuốc đông y thì chắc hẳn đã không còn xa lạ với cái tên “diệp hạ châu” nữa. Diệp hạ châu là một loại thực vật có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Ngay sau đây, Kenshin sẽ cùng với bạn đọc điểm qua các tác dụng ấy là gì nhé.

Bạn đang đọc: Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Diệp hạ châu là gì?

Diệp hạ châu có tên khoa học là Phyllanthus urinaria, thuộc chi Phyllanthus (L.), họ Phyllanthaceae (họ Diệp hạ châu). Diệp hạ châu là loài thảo mộc được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới châu Á, như Việt Nam, Trung Quốc và các đảo Ấn Độ Dương.

Diệp hạ châu còn được gọi với một số tên gọi khác như cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng hay cây cau trời. Toàn bộ thân cây đều được sử dụng như một phương thuốc chữa các bệnh vàng da hay các bệnh về gan.

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Diệp hạ châu là loại thảo mộc được tìm thấy nhiều ở vùng nhiệt đới

Tác dụng của diệp hạ châu đối với sức khoẻ

Theo Đông y, diệp hạ châu có vị ngọt đắng, tính mát, quy kinh can và phế, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, giảm viêm, tán ứ, lưu thông huyết mạch và lợi tiểu. Dưới đây sẽ là một số tác dụng cụ thể của diệp hạ châu đối với sức khoẻ mà bạn đọc nên biết.

Hỗ trợ bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu trên chuột cống vào năm 2010 của trường Đại học Nigeria, Tây Phi, cho thấy diệp hạ châu có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng dịch chiết hoạt chất từ phần thân trên của cây có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói và ngăn ngừa sự tăng đột biến của đường huyết.[1]

Một nghiên cứu khác vào năm 2012 trên chuột nhắt đã đưa ra bằng chứng thể hiện hoạt tính chống đái tháo đường mạnh mẽ của dịch chiết xuất trong ethanol của lá cây diệp hạ châu.[2]

Từ các nghiên cứu trên, có thể thấy được diệp hạ châu rất có ích trong việc duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Cao nước Diệp hạ châu có tác dụng hạ đường máu

Ngăn ngừa lở loét, chữa các bệnh dạ dày

Một nghiên cứu vào năm 2017 trên chuột cống đã chỉ ra khả năng làm giảm vết loét dạ dày của dịch chiết diệp hạ châu thông qua cơ chế làm giảm tiết acid dạ dày.

Đồng thời, với tác dụng chống viêm mạnh mẽ của diệp hạ châu cũng sẽ góp phần cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.[nguon title=”Evaluation of anti-inflammatory and gastric anti-ulcer activity of Phyllanthus niruri L. (Euphorbiaceae) leaves in experimental rats” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5434621/”][/nguon]

Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu xác định trên người để khẳng định hiệu quả điều trị loét dạ dày của diệp hạ châu.

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Điều trị đường tiêu hoá, kích thích ăn ngon miệng

Diệp hạ châu có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, kích thích trung tiện. Người Haiti và người Java thường dùng diệp hạ châu để trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Người Ấn Độ dùng để trị các bệnh viêm gan, vàng da, táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng hay thương hàn.

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Chống oxy hoá và bảo vệ gan

Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy diệp hạ châu có khả năng bảo vệ và điều trị các bệnh về gan.

Trong một nghiên cứu năm 2009, dịch chiết xuất từ cây diệp hạ châu trong ethanol được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan khỏi độc tính của hoạt chất giảm đau acetaminophen. [nguon title=”” link=”https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0944711309000312″][/nguon]

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra Phyllanthin, một hoạt chất trong cây diệp hạ châu, thông qua khả năng chống oxy hoá và tổng hợp glutathion đã giúp bảo vệ gan tránh tác dụng oxy hoá của ethanol. [nguon title=”” link=”https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S037887411000019X?via%3Dihub”][/nguon]

Vào năm 2007, một nghiên cứu trên chuột cũng đã nghiên cứu hoạt động chống oxy hoá và bảo vệ gan của dịch chiết từ cây diệp hạ châu.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy diệp hạ châu có khả năng chống oxy hoá mạnh mẽ, làm giảm số lượng các gốc oxy hoá tự do nội bào, tăng cường các chất chống oxy hoá enzym và không enzym chống lại tổn thương gan do aflatoxin B1 gây ra. [nguon title=”” link=”https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874107003571″][/nguon]

Cũng qua nghiên cứu trên, phân tích mô bệnh học của các mẫu gan cũng xác nhận giá trị bảo vệ gan và hoạt tính chống oxy hóa của chiết xuất dịch chiết diệp hạ châu, có thể so sánh với chất chống oxy hóa tiêu chuẩn, đó là acid ascorbic.

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Chống viêm

Năm 2013, một nghiên cứu trên chuột nhắt đã chứng minh rằng, dịch chiết xuất từ cây diệp hạ châu có tác dụng chống viêm. [nguon title=”” link=”https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0102695X13700188″][/nguon]

Năm 2017, một nghiên cứu khác trên chuột cống cũng đã cho thấy khả năng chống viêm được nhận xét là có mức độ tương đương với hoạt chất giảm đau ibuprofen của diệp hạ châu. [8]

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Điều trị các bệnh nhiễm trùng

Một nghiên cứu vào năm 2008 đã cho thấy diệp hạ châu có khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn H.pylory, nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng, mặc dù vi khuẩn này đã đề kháng với hầu hết các loại kháng sinh. [nguon title=”” link=”https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874108002845?via%3Dihub”][/nguon]

Dịch chiết diệp hạ châu thông qua cơ chế ức chế sự bám dính và xâm nhập của H.pylory vào các biểu mô dạ dày. Từ đó có tác dụng hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của chúng trong đường tiêu hoá

Tìm hiểu thêm: 11 cách đắp mặt nạ dưa leo hiệu quả ngay tại nhà nàng nên bỏ túi ngay

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Lợi tiểu

Một nghiên cứu vào năm 2018 ở chuột cống đã phát hiện ra tác dụng lợi tiểu ở chuột từ cây diệp hạ châu. Nhìn chung, nghiên cứu này đã chỉ ra khả năng thúc đẩy bài tiết Na+ và nước qua thận đáng kể, và cơ chế này có liên quan đến việc tác động lên Prostaglandin E2, một chất giãn mạch tại chỗ. [nguon title=”The acute diuretic effect of an ethanolic fraction of Phyllanthus amarus (Euphorbiaceae) in rats involves prostaglandins” link=”https://bmccomplementmedtherapies.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12906-018-2158-0″][/nguon]

Một số thầy thuốc y học cổ truyền cũng đã sử dụng diệp hạ châu như một loại thuốc lợi tiểu. Với công dụng này, diệp hạ châu có thể giúp điều trị tăng huyết áp và một số bệnh lý khác.

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Ngăn ngừa sỏi đường tiết niệu

Một nghiên cứu gần đây vào năm 2018, với 56 nghiên cứu viên cùng tham gia, và kết quả là họ đã tìm thấy được khả năng làm giảm kích thước các viên sỏi trong đường tiết niệu từ cây diệp hạ châu. [nguon title=”Effect of phyllanthus niruri on metabolic parameters of patients with kidney stone: a perspective for disease prevention” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6092661/”][/nguon]

Diệp hạ châu đã được chứng minh là can thiệp vào nhiều giai đoạn hình thành sỏi, như làm giảm sự kết tụ tinh thể hay thay đổi cấu trúc và thành phần của chúng.

Một số cơ chế khác có thể liên quan như giãn niệu quản, giúp loại bỏ sỏi hoặc làm sạch các mảnh vỡ sau khi tán sỏi, hoặc cũng có thể làm giảm sự bài tiết của các chất thúc đẩy kết tinh trong nước tiểu như canxi. [12]

Nhìn chung, các nghiên cứu này cho thấy tác dụng phòng ngừa của Phyllanthus niruri trong việc hình thành hoặc loại bỏ sỏi, nhưng vẫn cần các thử nghiệm lâm sàng để xác nhận các đặc tính điều trị của nó.

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Cách dùng, liều dùng diệp hạ châu

Theo Dược điển Việt Nam V, tập 2, diệp hạ châu được khuyến cáo có cách dùng như sau:

  • Ngày dùng từ 8g đến 16g, sắc uống.
  • Dùng ngoài: lấy cây tươi giã nát, đắp vào chỗ lở loét hoặc vết thương do côn trùng cắn.

Tuỳ vào loại bệnh cũng như mức độ triệu chứng mà liều dùng cũng như cách sử dụng sẽ thay đổi khác nhau sao cho phù hợp với từng người.

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Các bài thuốc từ diệp hạ châu

Một số bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền của diệp hạ châu như:

Bài 1: lấy 1 nắm diệp hạ châu, đem giã hoặc xay nát với một ít muối, ép nước uống, còn bã thì đắp vào chỗ đau. Bài này dùng chữa nhọt độc sưng đau.

Bài 2: Lấy 1 lượng bằng nhau gồm lá diệp hạ châu, lá thồm lồm và 1 nụ đinh hương. Tất cả đem giã nát, đắp vào chỗ đau. Bài này chữa lở loét không liền miệng.

  • Chữa suy gan do rượu: Sắc 20 gram diệp hạ châu cùng với 20 gram cam thảo đất. Nước thu được dùng uống hàng ngày.
  • Chữa xơ gan cổ trướng: Lấy 100 gram diệp hạ châu sắc với 4 lần nước. Lần đầu sắc với 3 bát nước cho cạn còn 1 bát. Các lần còn lại sắc với 2 bát và lấy nửa bát thuốc. Sau đó, trộn chung thuốc sắc lại với nhau rồi thêm 100 gram đường, đun sôi. Chia thuốc ra làm 6 phần và uống trong ngày. Thời gian điều trị bệnh từ 30 – 40 ngày.
  • Chữa viêm gan do vi rút B: Sử dụng 10 gram diệp hạ châu và 5 gram nghệ vàng, sắc nước 3 lần. Lần đầu sắc với 3 bát nước và lấy 1 bát. Lần 2 và 3, sắc với 2 bát và lấy nửa bát. Trộn thuốc lại với nhau và thêm 50 gram đường, đun sôi rồi chia làm 4, uống trong ngày. Sau khi dùng thuốc khoảng 15 ngày, bệnh nhân nên đi xét nghiệm lại, nếu triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng dùng.

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Tác dụng phụ của diệp hạ châu

Diệp hạ châu có tính lương (mát), giúp làm mát và thanh lọc gan. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều trong thời gian dài có thể gây lạnh gan dẫn đến xơ gan.

Bên cạnh đó, không nên dùng vị thuốc này cho người tỳ vị hư hàn như bị đầy bụng, đại tiện lỏng, khó tiêu hoặc sợ lạnh. Bởi diệp hạ châu cũng có tính mát, nên sẽ làm tăng tính hàn, khiến tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu

Mặc dù diệp hạ châu đã được nghiên cứu và chứng minh là có nhiều công dụng chữa bệnh và phòng bệnh, tuy nhiên trước khi sử dụng diệp hạ châu như là thuốc điều trị bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia nếu đang trong các tình trạng sau:

  • Đái tháo đường.
  • Rối loạn đông máu.
  • Sử dụng thuốc làm loãng máu.
  • Chuẩn bị thực hiện phẫu thuật trong vòng hai tuần.
  • Sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau.

Các đối tượng không nên sử dụng diệp hạ châu

Theo Dược điển Việt Nam V, tập 2, diệp hạ châu được khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai.

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

>>>>>Xem thêm: Vitamin D3 có tác dụng gì? 9 công dụng của vitamin D3 bạn nên biết

Hi vọng qua bài viết trên, Kenshin đã giúp bạn đọc nắm được những lợi ích tuyệt vời của diệp hạ châu đối với sức khoẻ của chúng ta. Nếu bạn thấy bài viết này hay và bổ ích thì hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé.

Nguồn: Frontiers, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Medical News Today

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *