Việc sử dụng rượu bia thường khá phổ biến trong các buổi tiệc ngày lễ tết. Tuy nhiên nếu uống rượu bia quá mức hoặc dùng những loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể gây ngộ độc ethanol dẫn đến tử vong. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách điều trị tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Điều trị ngộ độc rượu Ethanol cấp cứu chuẩn từng bước
Ngộ độc rượu xảy ra khi sử dụng rượu quá mức
Contents
Dấu hiệu ngộ độc rượu cần được cấp cứu ngay
Sau khi sử dụng rượu bia quá mức và xuất hiện các triệu chứng ngộ độc rượu dưới đây thì người bệnh cần được cấp cứu ngay ở cơ sở y tế gần nhất:
- Nôn mửa liên tục.
- Lú lẫn.
- Co giật.
- Nhịp thở không đều và chậm (khoảng cách từ 10 giây trở lên giữa các nhịp thở).
- Da có màu xanh, xám nhợt nhạt.
- Hạ thân nhiệt.
- Nạn nhân trở nên không tỉnh táo, hôn mê.[1]
Bạn nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm nhất khi có các dấu diệu bị ngộ độc
Cách xử trí khi ngộ độc rượu
Trong thời gian đợi xe cấp cứu đến, bạn có thể thực hiện các bước dưới đây:
- Nói chuyện hoặc kích thích người bệnh để giữ cho người bệnh luôn được tỉnh táo.
- Nên đặt người bệnh ở tư thế ngồi, nếu người bệnh không thể ngồi thì hãy đặt người bệnh nằm xuống và nghiêng đầu sang một bên.
- Nếu người bệnh có thể uống được thì hãy cho người bệnh uống nước để tránh tình trạng mất nước.
- Nếu người bệnh bất tỉnh thì cần theo dõi kỹ nhịp thở của người bệnh.
- Hạn chế di chuyển người bệnh cho đến khi xe cấp cứu tới.[2]
- Chuẩn bị một số thông tin cần thiết để cung cấp cho nhân viên y tế như loại rượu và lượng rượu người bệnh đã uống.
Nên đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi ngộ độc rượu
Không nên làm gì khi đang xử trí ngộ độc rượu?
Khi cấp cứu cho bệnh nhân bị ngộ độc rượu, bạn không nên làm những việc dưới đây:
- Cho bệnh nhân ngủ: nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, không nên để bệnh nhân đi ngủ. Việc đi ngủ có thể dẫn đến hôn mê sâu, gây nguy hiểm cho tính mạng.
- Sử dụng cà phê hoặc các đồ uống chứa cafein: cà phê và đồ uống chứa cafein khác không chỉ không giúp cải thiện tình trạng mà còn gây trầm trọng thêm tình trạng ngộ độc.
- Tắm nước lạnh: tắm nước lạnh có thể gây sốc nhiệt gây bất tỉnh.
- Đi bộ: đi lại không giúp đào thải rượu ra khỏi cơ thể nhanh hơn mà còn có thể gây nguy hiểm vì người bệnh có nguy cơ té ngã cao.[3]
Tìm hiểu thêm: Dầu hạt lanh là gì? Lợi ích cho sức khoẻ của dầu hạt lanh
Không nên cho bệnh nhân ngủ để tránh rơi vào hôn mê sâu
Phòng ngừa ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu có thể gây ra những tác hại to lớn và lâu dài đối với cơ thể. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa được tình trạng này qua một số biện pháp sau:
- Sử dụng rượu chừng mực: đối với người lớn khỏe mạnh thì chỉ nên uống 500ml trong một ngày với nam và 250ml trong một ngày với nữ. Bạn nên uống từ từ và tránh uống quá nhiều cùng một lúc.
- Không nên uống rượu khi bụng đói: nếu uống rượu khi bụng đói có thể làm tăng khả năng hấp thu rượu vào máu, làm tăng nguy cơ ngộ độc.
- Bảo quản rượu an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em: bạn nên sử dụng tủ khoá hoặc để những nơi cao, tránh tầm tay trẻ em.
- Học cách chăm sóc, theo dõi khi xảy ra ngộ độc: học cách hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân ngộ độc rượu giúp bạn đủ hiểu biết và tự tin để xử trí khi xảy ra tình huống khẩn cấp.[1]
Bạn nên uống rượu bia chừng mực để phòng tránh ngộ độc rượu
Trên đây là tất cả những thông tin về ngộ độc rượu cũng như cách điều trị người bị ngộ độc. Rượu là một thức uống thường xuyên xuất hiện ở các cuộc vui. Tuy nhiên nên sử dụng vừa phải để tránh những tác hại xấu mà nó mang lại. Nếu thấy thông tin trên bổ ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé!
What to know about alcohol poisoning
https://www.medicalnewstoday.com/articles/215627
Alcohol Intoxication: What You Should Know
https://www.healthline.com/health/alcohol-intoxication
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Eric Favre Wellness của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật