Vitamin A được biết đến là một loại vitamin có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên việc uống vitamin A không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể như nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu. Vậy dùng vitamin A như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Dùng vitamin A như thế nào là đúng cách? Một số lưu ý khi dùng
Contents
Lợi ích của vitamin A với sức khỏe
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh và hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh. Nó có thể giúp cải thiện tình trạng của những người mắc các bệnh cơ bản và giúp phòng tránh một số bệnh liên quan ở mắt, tim mạch, ung thư, đề kháng yếu, tuyến tụy, sởi,… Điều đó là do vitamin A hoạt động như một chất chống oxy hoá mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do.[2]
Vitamin A là một loại vitamin có rất nhiều công dụng cho sức khoẻ con người
Các nguồn cung cấp vitamin A
Thực phẩm
Vitamin A có rất nhiều trong các nguồn thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày, có thể kể đến như thịt gia cầm, cá, sữa và chế phẩm từ sữa, gan. Ngoài ra, vitamin A cũng sẽ có ở các loại rau củ đậm màu như dưa hấu, cà chua, cà rốt, xà lách, bí đao,…[3]
Vitamin A có nhiều trong các loại rau củ đậm màu
Thuốc hoặc thực phẩm chức năng
Trong trường hợp cần bổ sung thêm, ngoài uống vitamin A liều cao định kỳ cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các viên uống chứa vitamin A trong các thực phẩm chức năng cũng thường được sử dụng. Việc dùng vitamin A dưới dạng viên nang mềm không bị ảnh hưởng bởi thời gian ăn uống. Ngoài ra, vitamin A cũng có thể được sử dụng thông qua đường tiêm, nhưng chỉ khi được bác sĩ kê đơn và giám sát chặt chẽ.[3]
Bạn có thể bổ sung thêm vitamin A từ các loại thực phẩm chức năng
Cách dùng vitamin A
Vitamin A có thể sử dụng vào thời điểm nào trong ngày?
Đối với những trường hợp thiếu hụt vitamin A hoặc gặp khó khăn trong hấp thu vitamin A thì cần bổ sung vitamin A bằng đường uống. Viên uống vitamin A thường là dạng viên nang mềm. Có thể uống vitamin A vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, thức ăn không gây ảnh hưởng đến việc hấp thu vitamin A bằng đường uống.
Vitamin A cũng được dùng bằng đường tiêm cho những trường hợp thiếu hụt nặng. Tuy nhiên, bạn chỉ tiêm khi được bác sĩ kê đơn và giám sát khi sử dụng, không tự ý sử dụng bằng đường tiêm.Vitamin A an toàn khi tiêm liều dưới 10.000 IU (3.000 mcg).
Vitamin A thường được bổ sung thông qua đường uống
Bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ
Hiện nay, nhà nước sẽ tổ chức 2 đợt uống vitamin A cho trẻ vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ và trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A. Cần bổ sung:
- 50.000 đơn vị vitamin A với trẻ dưới 6 tháng tuổi không bú sữa mẹ.
- 100.000 đơn vị vitamin A với trẻ từ 6-12 tháng tuổi.
- 200.000 đơn vị vitamin A với trẻ 12-36 tháng và 37-60 tháng tuổi (có nguy cơ cao thiếu).
Các phụ huynh cần lưu ý để bổ sung vitamin A đúng và đủ cho con.[4]
Tìm hiểu thêm: 11 công dụng của ớt tốt cho sức khoẻ có thể bạn chưa biết
Nên cho trẻ bổ sung vitamin A đầy đủ để có thể phát triển cơ thể khoẻ mạnh hơn
Liều dùng vitamin A an toàn, hợp lý
Nhu cầu vitamin A hàng ngày thay đổi theo độ tuổi, sẽ có sự khác nhau khi dùng vitamin A giữa người lớn và trẻ em:
Người lớn
- Nam giới: 900 mcg/ngày.
- Nữ giới: 700 mcg/ngày.
- Phụ nữ mang thai: 770 mcg/ngày.
- Phụ nữ đang cho con bú: 1.300 mcg/ ngày.
Trẻ em
- Trẻ sơ sinh 6 tháng: 400 mcg/ngày.
- Trẻ từ 7 đến 12 tháng: 500 mcg/ngày.
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 300 mcg/ngày.
- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 400 mcg/ngày.
- Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 600 mcg/ngày.
- Trẻ từ 14-18 tuổi: 900 mcg/ngày.
Người lớn cũng sẽ có nhu cầu vitamin A khác nhau cho từng đối tượng khác nhau
Một số lưu ý khi bổ sung vitamin A
Tác hại khi quá liều vitamin A
Bổ sung quá liều vitamin A có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí nguy hiểm cho gan và thận.
Thừa vitamin A ảnh hưởng đến sự phát triển xương, gây chậm lớn, rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ và tạo ra nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm việc da trở nên ngứa và xuất hiện vảy nến, xung huyết ở da và niêm mạc, tóc khô và dễ gãy, viêm niêm mạc miệng, môi khô và nứt nẻ hai bên mép. Thừa vitamin A cũng có thể gây gan to, bong da ở gan bàn tay và gan bàn chân.
Đặc biệt, đối với phụ nữ trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc bổ sung thừa vitamin A có thể gây ra các vấn đề quái thai nghiêm trọng như hở hàm ếch, các dị dạng về tim mạch, cơ, xương và hệ thần kinh trung ương. Việc kiểm soát liều lượng vitamin A là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển bình thường của thai nhi.[5]
Khi sử dụng quá liều vitamin A sẽ gây tác động tiêu cực với cơ thể
Ai không nên dùng vitamin A liều cao
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Trẻ sẽ không được uống vitamin A vào thời điểm này vì sau sinh mẹ đã uống nên sẽ được bổ sung qua đường sữa mẹ.[6]
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ, cần tránh sử dụng vitamin A liều cao. Việc tiêu thụ quá nhiều vitamin A trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây quái thai, dị tật thai.[7]
Người bị bệnh gan: Không nên bổ sung vitamin A, vitamin A dự trữ ở gan do đó nó có thể làm nghiêm trọng hơn các bệnh về gan.
Phụ nữ mang thai không nên dùng vitamin A liều cao để tránh ảnh hưởng tới thai nhi
Vitamin A tương tác với một số thuốc khác
- Thuốc điều trị bệnh về da có chứa Retinoid: Một số loại thuốc uống dùng điều trị bệnh về da có chứa Retinoid gây tương tác mạnh với vitamin A. Dùng đồng thời vitamin A và những loại thuốc này có thể làm tăng tác dụng phụ của chúng và của vitamin A. Do đó, không nên uống vitamin A khi đang điều trị bằng những thuốc này.
- Thuốc kháng sinh: Vitamin A có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh. Dùng liều lượng lớn vitamin A cùng với một số loại thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng áp lực nội sọ. Do đó, không dùng liều lượng lớn vitamin A nếu đang dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt là một số kháng sinh có thể tương tác với vitamin A như tetracyclin, minocyclin, demeclocyclin,…
- Thuốc gây độc cho gan: Việc tiêu thụ một lượng lớn vitamin A có thể gây tổn thương cho gan. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có khả năng gây hại cho gan như: clindamycin, cocain, corticosteroids,… Khi sử dụng vitamin A ở liều cao đồng thời với một loại thuốc này, nguy cơ tổn thương gan có thể tăng lên.
- Thuốc chống đông máu: Liều lượng lớn vitamin A cũng có có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng vitamin A cùng với warfarin có thể làm tăng khả năng bị bầm tím và chảy máu. Do đó, cần điều chỉnh liều warfarin nếu đang cần bổ sung vitamin A.
- Các vitamin khác: Không nên sử dụng chung cùng lúc nhiều loại vitamin tan trong dầu khác như vitamin D, E, K.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Denk Pharma của nước nào? Có tốt không?
Vitamin A có tương tác với thuốc khác nên cần cẩn trọng khi sử dụng
Hi vọng qua bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về liều dùng vitamin A cũng như các lưu ý khi bổ sung vitamin A. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn bổ sung liều lượng lớn vitamin A và điều chỉnh lại chế độ ăn để đạt được lượng vitamin A hợp lý với nhu cầu của cơ thể nhé!