Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe

Rate this post

Đường phèn hay còn gọi là đường chưa tinh chế, là sản phẩm thu được sau quá trình kết tinh đường cát từ cây mía. Chúng thường được dùng trong nấu ăn và y học. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu rõ hơn về những lợi ích và tác dụng mà đường phèn đem đến cho sức khỏe của chúng ta nhé!

Bạn đang đọc: Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe

Đường phèn là gì?

Đường phèn (hay còn gọi là băng đường) là sản phẩm thu được sau quá trình tinh chế và kết tinh đường cát từ cây mía. Đường phèn rất giàu vitamin, khoáng chất và axit amin thiết yếu, đặc biệt có chứa vitamin B12.

Hình dáng bên ngoài đường phèn trông giống như một tinh thể lớn, có kết cấu cứng và thường được sử dụng để thay thế cho đường tinh luyện vì được cho là tốt cho sức khỏe, ít đường hơn so với đường cát trắng.

Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe

Lợi ích sức khỏe của đường phèn

Nguồn cung cấp năng lượng

Đường phèn là một loại carbohydrate đơn giản, có thể chuyển hóa nhanh chóng trong cơ thể. Chúng nhanh chóng bị phân hủy thành glucose sau khi vào cơ thể, gây ra sự tăng vọt nhanh chóng lượng đường trong máu.

Do đó, đường phèn cũng như đường ăn, có vai trò như một nguồn năng lượng nhanh chóng cho các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể bạn.

Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe

Đường phèn chứa ít calo hơn đường ăn

Đường phèn thường có mức độ ngọt ít hơn so với đường ăn tinh khiết ở một lượng tương đương.

Thay thế đường tinh luyện bằng cùng một khối lượng tinh thể đường phèn có thể dẫn đến lượng đường tiêu thụ thấp hơn dẫn đến việc tiêu thụ ít calo hơn.

Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe

Đường phèn được đánh giá là có độ ngọt nhẹ hơn so với đường ăn tinh khiết

Tốt cho tỳ và phế

Ngoài là nguyên liệu nấu ăn, trong Đông y đường phèn còn được đánh giá như một vị thuốc có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Đặc biệt là các trường hợp bị viêm khí phế quản, đau rát họng, ho khan ít đờm… có thể dùng đường phèn để làm dịu cổ họng, giảm cảm giác khó chịu.

Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe

Yến hầm đường phèn tốt cho tỳ và phế

Giải nhiệt cơ thể

Đường phèn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể ở dạng glucose, giúp giảm căng thẳng, giải nhiệt, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn. Vì vậy, trong các món ăn bổ dưỡng như yến chưng, chè, canh giải nhiệt,… không thể thiếu đường phèn.

Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe

Yến chưng đường phèn giúp giải nhiệt cơ thể hiệu quả

Trị ho và viêm họng

Trong Đông Y, một bài thuốc được dùng có tác dụng trị ho, viêm họng rất hiệu quả, đó là chưng đường phèn với chanh hoặc quất. Hỗn hợp này có tác dụng dịu cổ họng rất tốt, từ đó giúp cắt cơn ho.

Tìm hiểu thêm: Calcium Corbiere 5ml cho trẻ mấy tuổi? Uống trong bao lâu và cách uống

Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe

Bổ thận sinh tinh

Một tác dụng của đường phèn với phái mạnh đó là bổ thận sinh tinh. Nam giới có thể chưng đường phèn với đậu bắp, sau đó chắt lấy nước uống giúp cải thiện chức năng tình dục.

Tuy có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nhưng cần sử dụng với lượng vừa đủ, hợp lý, nếu bạn lạm dụng quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh: tiểu đường, gan nhiễm mỡ, béo phì,…

Một số bài thuốc từ đường phèn

  • Hỗ trợ, kích thích tiêu hóa: Dùng 50g quả bầu gọt bỏ vỏ, rửa sạch cùng một ít đường phèn cho vào nồi với 3 chén nước (750ml) nấu còn lại 1 chén, lọc bỏ bã, lấy nước uống có công dụng kích thích tiêu hóa từ đó giúp ăn uống ngon miệng hơn.
  • Trị ho do thời tiết: Sử dụng 20g vỏ quýt và 100g đường phèn đem nấu với 1,5 lít nước, nấu cho vỏ quýt thật chín. Dùng 3 – 5 ngày cả nước và cái để trị chứng ho khan do thời tiết gây ra. Cho một ít đường phèn vào chén cùng một ít gừng tươi (gọt bỏ vỏ, cắt nhuyễn), đem hãm với nước sôi để uống giúp trị cảm ho do thời tiết.
  • Bổ khí huyết, tốt cho tim: Sử dụng 30g đường phèn, 50g hạt sen, 10g nhân sâm, 100g gạo nếp loại ngon. Cách làm: Hạt sen bỏ tâm, rồi cho vào nồi cùng các nguyên liệu trên đem nấu cháo. Khi cháo gần chín thì cho đường phèn vào, khuấy đều. Món ăn này rất tốt cho tim, bổ khí huyết, một liệu trình là 10 ngày.
  • Hạ huyết áp: Dùng một ít đường phèn cùng 50g hoa cúc khô (rửa sạch). Cho hoa cúc vào nồi cùng lượng nước vừa đủ nấu đến sôi, để bếp thêm 10 phút rồi tắt bếp để nguội, sau đó gạn lấy nước cho nước đường phèn vào khuấy đều. Dùng nước này có thể giúp hạ huyết áp.
  • Hỗ trợ điều trị viêm, xơ gan: Dùng 20g đường phèn, 30g hồng táo, 20g đậu phộng đem nấu nước uống trong ngày. Dùng điều độ trong vòng một tháng nếu giảm bệnh thì nghỉ một tháng rồi sau đó dùng tiếp một tháng nữa.
  • Trị sốt nóng: Lấy 100 – 200g bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, thái lát, đường phèn với liều lượng thích hợp, thêm chút nước khuấy đều, nấu thành dạng chè. Dùng 3 – 5 ngày.

Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe

Sự kết hợp của đường phèn với một số thực phẩm có công dụng chữa bệnh

Tác hại khi dùng quá nhiều đường phèn

Mặc dù đường luôn hiện diện trong chế độ ăn uống của chúng ta nhưng lợi ích sức khỏe thì rất hạn chế.

Trên thực tế, các hướng dẫn về chế độ ăn uống của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ ( USDA) khuyến nghị lượng đường nạp vào không quá 10% tổng lượng calo hàng ngày.

Béo phì

Việc tiêu thụ quá nhiều đường làm ảnh hưởng đến hoạt động của hormone kiểm soát cảm giác đói – no, làm tăng cảm giác thèm ăn khiến bạn ăn nhiều hơn, khiến cơ thể bị dư thừa năng lượng góp phần làm tăng cân, cuối cùng có thể dẫn đến béo phì.

Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe

Bệnh tiểu đường loại 2

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, trong đó thói quen ăn quá nhiều đường và đồ ngọt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, lâu ngày sẽ phát triển thành bệnh lý.

Theo cấu tạo của cơ thể, tuyến tụy có chức năng sản xuất hormone insulin để kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu. Tình trạng kháng insulin sẽ xảy ra do bạn tiêu thụ quá nhiều đường trong một thời gian dài, lúc này lượng glucose không được chuyển hóa kịp sẽ tích tụ dần từ đó dẫn đến hội chứng chuyển hóa và sau cùng là bệnh tiểu đường.

Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe

Bệnh tim mạch

Thói quen ăn quá nhiều đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề cho tim mạch. Thậm chí còn gây tổn thương cho mạch máu hơn rất nhiều lần so với chất béo, làm tăng nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch.

Ngoài ra, đường trong máu cao buộc cơ thể phải tăng cường phóng thích insulin từ đó kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim và huyết áp.

Huyết áp cao khiến tim và động mạch của bạn phải chịu áp lực lớn hơn, tăng nguy cơ xảy ra các cơn đau tim, đột quỵ và một số hệ lụy nghiêm trọng khác về mạch máu như các bệnh lý mạch máu ngoại biên.

Càng ăn nhiều loại thức ăn có chứa hàm lượng đường cao thì nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch sẽ càng cao.

Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe

Sâu răng

Đường không trực tiếp gây hại cho răng nhưng đường sẽ mời gọi các vi khuẩn ăn đường bám vào răng, tạo thành một lớp mảng bám. Mảng bám là nơi cho vi khuẩn tồn tại và sinh sôi trên răng. Vi khuẩn tạo ra acid ăn mòn men răng theo thời gian, gây ra sâu răng.

Đường phèn là gì? Tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Vị trí thận nằm ở đâu trong cơ thể? Cấu tạo và chức năng của thận

Hi vọng thông qua bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những công dụng của đường phèn, từ đó biết sử dụng với liều lượng hợp lý để mang lại lợi ích cho sức khỏe. Nếu thấy bài viết hay, bạn hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: Webmd

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *