Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Rate this post

Giác hơi là một liệu pháp điều trị không dùng thuốc ngày càng được ưa chuộng vì những tác dụng tuyệt vời trong điều trị một số bệnh lý. Vậy hãy cùng tìm hiểu giác hơi là gì và liệu pháp giác hơi có tác dụng gì nhé!

Bạn đang đọc: Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Giác hơi là gì?

Giác hơi hay còn được biết đến với tên gọi là hoả liệu pháp, là một phương thức trị liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Giác hơi là phương pháp tạo ra áp suất âm trong những chiếc cốc chuyên dụng được đặt trên da người bệnh, gây sung huyết các mạch máu tại vị trí đặt và giúp giảm đau, giảm viêm, giải độc hoặc phòng, điều trị một số bệnh lý[1].

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Giác hơi là một liệu pháp trị liệu đến từ Trung Quốc

Phân loại giác hơi

Hiện nay, liệu pháp giác hơi được biết đến với nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm:

Giác hơi khô

Để thực hiện liệu pháp giác hơi khô, các chuyên viên sẽ sử dụng một loại dung môi dễ cháy như rượu, thảo mộc hoặc giấy để làm nóng bên trong cốc.

Khi lửa tắt, cốc sẽ nhanh chóng được úp vào da người bệnh. Khi không khí bên trong nguội đi sẽ tạo ra áp suất âm làm cho da nổi và đỏ lên khi các mạch máu được giãn nở.

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Dung môi dễ cháy được sử dụng để tạo cầu lửa trong giác hơi khô

Giác hơi ướt

Liệu pháp giác hơi ướt được thực hiện theo ba bước. Đầu tiên, tiến hành tương tự như giác hơi khô để các mạch máu được giãn nở. Tiếp theo đó, chuyên viên trị liệu sẽ dùng dao mổ nhỏ để tạo một vết cắt nhỏ trên da. Cuối cùng là tiến hành úp cốc lại lần hai.

Liệu pháp giác hơi ướt nhằm mục đích loại bỏ đi các độc tố trong cơ thể thông qua lượng máu chảy ra. [2].

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Chích lể là biện pháp giúp loại bỏ độc tố của phương pháp giác hơi ướt

Giác hơi khí

Thay vì sử dụng lửa, liệu pháp giác hơi khí sử dụng một máy bơm chuyên dụng nhằm hút hết không khí trong cốc để tạo môi trường chân không.

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Bơm chuyên dụng được sử dụng để tạo áp suất âm trong cốc giác

Tác dụng của giác hơi

Theo Y học cổ truyền

Công năng của giác hơi trong Y học cổ truyền: Giúp cân bằng âm dương, sơ kinh thông lạc, phù chính khử tà, hoạt huyết khử ứ.

Chủ trị: Giảm đau nhức, điều hoà các chức năng của cơ thể, làm tiêu biến các tác nhân gây nên bệnh lý.

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Liệu pháp giác hơi giúp cân bằng âm dương trong cơ thể

Theo Y học hiện đại

Theo Y học hiện đại, giác hơi giúp cải thiện khả năng tuần hoàn của máu được và thải trừ các độc tố trong cơ thể. Bên cạnh đó, liệu pháp giác hơi còn được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị các chứng viêm và đau.

Môi trường chân không bên trong cốc giác giúp các mạch máu giãn nở và tăng tuần hoàn máu đến các mô bệnh lý, tăng cung cấp oxy, tăng chuyển hóa tế bào.

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Quá trình tuần hoàn của máu được cải thiện nhờ giác hơi

Giác hơi phù hợp với đối tượng nào

Giác hơi thường được dùng cho các đối tượng:

  • Người bị đau nhức xương khớp, có các vấn đề về cơ xương khớp.
  • Người mắc các bệnh lý về rối loạn đường tiêu hoá, đau bụng, sôi bụng,…
  • Người gặp phải các bệnh lý về đường hô hấp như ho kéo dài, hen phế quản, cảm nóng, cảm lạnh,…
  • Bệnh nhân cao huyết áp.
  • Người mắc các hội chứng lo âu, trầm cảm, rối loạn tiền đình, đau nửa đầu.

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Giác hơi có thể cải thiện đau đầu, ho, rối loạn tiêu hoá, đau xương khớp

Đối tượng không nên giác hơi

Mặc dù giác hơi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp giác hơi để trị liệu cho người mắc các chứng bệnh sau:

  • Người có tiền sử bệnh liên quan đến tim, phổi, thận.
  • Người bị phù thũng toàn thân hoặc bị chẩn đoán thiếu hụt tiểu cầu.
  • Người bị thiếu máu hoặc có biểu hiện xuất huyết dưới da.
  • Người bị bệnh tâm thần, bị suy nhược thần kinh hoặc thường xuyên có triệu chứng co quắp cơ, chuột rút.
  • Khi cơ thể người bệnh đang bị suy nhược.
  • Bệnh nhân có biểu hiện đau thắt vùng lưng, bụng dưới.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú, phụ nữ đang trong thời kì nguyệt san.

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Giác hơi cần được cẩn trọng với một số đối tượng đặc biệt

Các lưu ý khi giác hơi

Chuẩn bị dụng cụ giác hơi

Trước khi tiến hành giác hơi, cần chuẩn bị dụng cụ phù hợp và lưu ý:

  • Bộ ống giác phải được tiệt trùng đúng quy định, không dùng chung cho nhiều bệnh nhân, lựa chọn bộ dụng cụ có kích thước phù hợp với từng đối tượng.
  • Cần kiểm tra ống giác có bị sứt mẻ, nứt vỡ, thành miệng ống giác có sắc bén không, có khả năng gây trầy xước không.
  • Dung dịch có khả năng gây cháy nổ trong giác hơi bằng lửa cần được đựng trong bình riêng và có ghi nhãn cảnh báo. Cần để xa nơi giác hơi, luôn sử dụng kẹp để kẹp chất đối khi tiến hành quá trình mồi lửa và giác hơi.
  • Để đảm an toàn về phòng chống cháy nổ, nên sử dụng bộ dụng cụ giác bằng khí tại gia đình.

Tìm hiểu thêm: Cây đinh lăng là gì? Tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Trước khi giác hơi, cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ

Chọn môi trường thực hiện

  • Khi giác hơi, nên được thực hiện trong phòng với nhiệt độ vừa phải, không có gió lùa. Tránh thực hiện ở ngoài trời, những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp vì có thể có nguy cơ nhiễm phòng hàn, phong nhiệt cao.
  • Đối với những vùng không giác hơi trên cơ thể thì cần được giữ ấm bằng chăn.
  • Gối, drap trải giường phải sạch sẽ, để phòng ngừa các bệnh lý ngoài da, tốt nhất mỗi người nên sử dụng drap riêng.

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Môi trường sạch, kín gió là yếu tố quan trọng trong giác hơi

Chọn tư thế giác hơi

Tuỳ vào vị trí giác mà sẽ có nhiều tư thế giác hơi khác nhau như ngồi, nằm sấp, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng sang một bên.

Thông thường, để giác hơi tại các vị trí như vùng cổ, tay, vai, lưng, eo hoặc mặt sau chân thì người ta sẽ thường lựa chọn tư thế ngồi hoặc nằm sấp. Trong khi đó, để giác các vùng ngực, bụng, mặt trước chân thì sẽ ưu tiên tư thế nằm ngửa.

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Tư thế nằm sấp là tư thế được áp dụng nhiều nhất trong giác hơi

Chọn vị trí giác

Những vị trí giác hơi phải là nơi có cơ bắp dàylớp mỡ dưới da vừa phải. Tuyệt đối không thực hiện ở vùng có mạch máu nông, vùng của tim, vùng da quá mỏng, có sẹo hoặc vùng da nhão có nhiều nếp nhăn. Không nên giác hơi lại các vị trí cũ.

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Vị trí giác phù hợp mang lại hiệu quả điều trị cao

Tiến hành giác hơi

Cần lựa chọn phương pháp giác hơi phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh lý của của bệnh nhân.

Giác hơi khô được tiến hành theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Dùng bông gòn thấm ướt dung dịch đốt, đốt lửa và xoay cầu gòn vào đáy cốc giác từ 1 – 3 lần.
  • Bước 2: Rút cầu lửa ra, úp nhanh cốc giác vào vị trí cần giác trong 5 – 10 phút. Áp suất âm sẽ tạo ra lực hút kéo vùng da trong cốc lên.

Giác hơi ướt được tiến hành theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Chuyên viên tiến hành úp cốc giác trong vòng 3 phút để tạo một lực hút nhẹ.
  • Bước 2: Dùng dao mổ nhỏ để tạo những vết cắt nhỏ tại vị trí đã úp cốc trước đó.
  • Bước 3: Thực hiện lần hút thứ 2 tại vị trí được cắt để một lượng máu nhỏ có thể chảy nhằm loại bỏ đi các độc tố.

Giác hơi khí là một phương pháp được thực hiện đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà. Úp cốc giác tại vị trí cần giác, sau đó dùng bơm chuyên dụng để hút khí trong cốc ra ngoài.

Chuyên viên giác hơi và bệnh nhân cần chú ý theo dõi tình trạng sức khoẻ cũng như các biểu hiện xuất hiện trong quá trình giác hơi để kịp thời xử lý các biến chứng.

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Cần chọn phương pháp giác hơi phù hợp với mỗi đối tượng

Kết thúc giác hơi

Khi kết thúc quá trình giác hơi, để lấy cốc ra thì không được giật mạnh cốc giác vì có thể làm đau và tổn thương da người bệnh. Thay vào đó, ấn nhẹ một bên cốc để không khí tràn vào cốc khiến cho việc lấy cốc dễ dàng hơn.

Đối với vị trí giác hơi thì cần được lau khô, sạch bằng khăn mềm. Bệnh nhân sau khi giác hơi không nên hoạt động mạnh mà cần giữ ấm và nghỉ ngơi. Nhân viên y tế cần chú ý theo dõi tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân sau khi giác hơi [3].

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Ấn nhẹ khiến cốc giác được lấy ra dễ dàng hơn

Chỉ định và chống chỉ định khi giác hơi

Chỉ định khi giác hơi

Giác hơi được chỉ định trong các trường hợp:

Giác hơi chủ yếu được dùng nhằm điều trị các chứng đau như: đau mỏi cơ khớp, đau lưng, đau vai, đau gáy, đau cổ, đau đầu, đau dạ dày, thống kinh, cảm mạo… [4].

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Mụn trứng cá có thể được điều trị bằng giác hơi

Chống chỉ định khi giác hơi

Các chống chỉ định của giác hơi bao gồm:

  • Vùng da đang viêm cấp, chấn thương, vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hở,…
  • Các trường hợp cấp cứu.
  • Người bệnh say rượu, tâm thần.
  • Người bị giảm các cảm giác nóng hoặc lạnh ở da.

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

Không thực hiện giác hơi trên các vùng da có vết thương hở

Một số tai biến khi giác hơi

  • Một số tác dụng phụ thường gặp: Da dễ đổi màu, hình thành sẹo, bỏng, nhiễm trùng da hoặc nặng thêm tình trạng chàm hoặc vảy nến.
  • Một số tác dụng phụ nghiêm trọng ít gặp như: Có thể xảy ra tình trạng xuất huyết bên trong khi giác hơi vùng da đầu hoặc gây mất máu khi giác hơi có chích lể.
  • Việc sử dụng chung dụng cụ giác hơi mà không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân gây mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường máu.
  • Lưu ý: Trong quá trình giác hơi nếu xảy ra các dấu hiệu bất thường như: choáng váng, hoa mắt, nhức đầu buồn nôn, ớn lạnh, vã mồ hôi, cảm giác căng đau, nóng rát, bỏng, phải ngưng điều trị ngay và báo cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Giác hơi có tác dụng gì? Phương pháp và đối tượng không nên giác hơi

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Allergan Pharmaceuticals Ireland của nước nào? Có tốt không?

Sẹo và bỏng là những biến chứng rất thường hay gặp nếu giác hơi không đúng kỹ thuật

Trên đây là những khái quát về một số tác dụng tuyệt vời của liệu pháp giác hơi, tuy nhiên bạn không thể tự thực hiện liệu pháp này mà cần phải có sự hỗ trợ từ chuyên viên và bác sĩ. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn các kiến thức về liệu pháp giác hơi. Nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *