Giải mã Hội chứng sương mù não sau COVID-19?

Rate this post

Sau khi mắc Covid-19, bạn có thể gặp các dấu hiệu hội chứng sương mù não như suy giảm trí nhớ, kém tập trung. Vậy hội chứng này là gì? Hãy cùng nhau giải mã hội chứng sương mù não sau Covid-19 qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Giải mã Hội chứng sương mù não sau COVID-19?

Tìm hiểu hội chứng sương mù não sau COVID-19

Hội chứng sương mù não không phải là một bệnh mà là tập hợp các triệu chứng liên quan đến rối loạn chức năng nhận thức của hệ thần kinh. Sau khi mắc Covid-19, ngoài các dấu hiệu ho, hụt hơi, khó thở, người bệnh có thể gặp phải hội chứng sương mù não diễn ra trong thời gian dài.

Người bệnh miêu tả có một lớp sương mờ bao quanh não gây ra một số biểu hiện như:

  • Trí nhớ ngắn hạn suy giảm: đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất ở người mắc phải hội chứng này. Người bệnh quên việc định làm, quên vị trí đồ vật, quên lời định nói,…
  • Khả năng tập trung giảm: người bệnh không thể chú tâm vào một việc đang làm, chưa làm xong việc này đã nhảy qua việc khác, khiến hiệu suất công việc thấp.
  • Rối loạn cảm xúc: cảm xúc thay đổi nhanh chóng, có thể buồn, vui bất chợt không vì lý do gì cả. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ trong cuộc sống.
  • Mệt mỏi kéo dài: người bệnh cảm thấy mệt mỏi, không có hứng thú với cuộc sống, lúc nào cũng trong tâm trạng uể oải, khó chịu.
  • Suy nghĩ chậm chạp: tốc độ xử lý thông tin không còn nhanh như trước. Người bệnh mất nhiều thời gian hơn để phản hồi thông tin hoặc phản ứng với sự việc.

Giải mã Hội chứng sương mù não sau COVID-19?

Một số dấu hiệu có thể gặp trong hội chứng sương mù

Điều gì gây ra sương mù não sau COVID-19?

Các nguyên nhân gây ra hội chứng sương mù não sau Covid-19 có thể được kể đến như:

  • Virus tấn công tế bào não: virus corona tấn công vào các tế bào não phá hủy cấu trúc hệ thần kinh gây các bệnh như viêm não, viêm màng não,… làm suy giảm các chức năng của não bộ.
  • Giảm lưu lượng máu não: do virus tấn công vào phổi gây nên tình trạng thiếu máu não. Não không được cung cấp đủ oxy gây nên tình trạng tai biến mạch máu não dẫn đến những thay đổi về cảm xúc và nhận thức.
  • Hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với virus (cơn bão cytokine): gây nên viêm dịch não tủy làm cản trở sự dẫn truyền của các tế bào thần kinh khiến phản hồi của não bộ chậm hơn.
  • Một số bệnh lý tâm thần khác: tình trạng mất ngủ, căng thẳng, stress, trầm cảm cũng gây nên tình trạng mệt mỏi, giảm khả năng tập trung.
  • Ảnh hưởng các loại thuốc: một số loại thuốc có tác dụng phụ làm cho cơ thể chậm chạp, suy giảm trí nhớ.

Giải mã Hội chứng sương mù não sau COVID-19?

Cơn bão cytokine làm ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền của các tế bào não

Cách vượt qua “Hội chứng sương mù não” sau COVID-19

Để vượt qua hội chứng sương mù não sau Covid-19 nên phối hợp giữa thay đổi lối sống và bổ sung các thực phẩm tăng cường chức năng não bộ:

  • Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh các căng thẳng liên tiếp.
  • Luyện tập các môn thể thao như đi bộ, yoga, thiền,… ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp cơ thể sản sinh ra nhiều serotonin (hormone duy trì tâm trạng) giúp cơ thể cảm thấy thoải mái.
  • Ngủ đủ giấc 7 – 9 tiếng một đêm, tạo một giấc ngủ thoải mái để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ. Sau đây là một số gợi ý để có giấc ngủ ngon:
    • Hạn chế sử dụng các thiết bị di động trước khi đi ngủ.
    • Đảm bảo không gian ngủ thoải mái, tránh những tiếng ồn.
    • Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà trước khi đi ngủ.
  • Cung cấp đầy đủ và cân đối các thực phẩm đặc biệt là hoa quả và rau xanh nhằm bổ sung đầy đủ vitamin và chất khoáng, các chất chống oxy hóa nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Bổ sung các thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho não bộ như cá, hạt óc chó, thịt bò, táo, chuối,… Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để phối hợp các sản phẩm bổ não.
  • Thường xuyên chia sẻ và tâm sự với bạn bè để giải tỏa tâm trạng.
  • Sử dụng thiền định để làm cho tinh thần thoải mái.
  • Phòng ngừa tránh tái nhiễm Covid-19 (tránh mắc lại Covid-19 sau khi đã khỏi bệnh).
  • Sắp xếp thứ tự chia nhỏ công việc để tăng khả năng tập trung ngắn hạn, hạn chế tình trạng quên việc đang làm.

Tìm hiểu thêm: 11 cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết vào mùa mưa không thể bỏ qua

Giải mã Hội chứng sương mù não sau COVID-19?

Bổ sung các thực phẩm bổ não để giúp tuần hoàn não bộ tốt hơn

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi các tình trạng liên quan đến hội chứng sương mù não ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thì nên đến các cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ khắc phục. Một số dấu hiệu gợi ý bạn nên tìm đến bác sĩ có thể là:

  • Tình trạng suy giảm trí nhớ ảnh hưởng rất lớn đến công việc, khiến bạn không thể hoàn thành được trong thời gian được giao.
  • Bạn thường xuyên trong trạng thái mất ngủ, tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng, dẫn đến những sự lo âu không đáng có.
  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi, dù làm mọi cách cũng không thoát khỏi được.
  • Các mối quan hệ trong xã hội bị ảnh hưởng do hội chứng này.

Giải mã Hội chứng sương mù não sau COVID-19?

>>>>>Xem thêm: Các loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe

Sau khi mắc Covid-19, nếu luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng bạn nên tìm đến sự trợ giúp y tế

Nơi khám chữa bệnh uy tín

Sau Covid-19, nếu bạn gặp phải hội chứng sương mù não nên đến chuyên khoa Thần kinh để được thăm khám, điều trị và hỗ trợ khắc phục. Tham khảo một số bệnh viện chuyên khoa uy tín sau:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn,…

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về hội chứng sương mù sau Covid-19, đặc biệt là một số gợi ý để hạn chế ảnh hưởng của tình trạng này đến cuộc sống. Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, AMA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *