Tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị tăng huyết áp thì chúng ta có thể kết hợp lối sống lành mạnh và bổ sung các thực phẩm giúp ổn định huyết áp.
Bạn đang đọc: Giấm táo có giúp điều trị bệnh tăng huyết áp không?
Contents
Tổng quan về bệnh tăng huyết áp
Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Tăng huyết áp thường phát triển trong vài năm. Thông thường, bạn không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng ngay cả khi không có triệu chứng, huyết áp cao có thể gây tổn thương mạch máu và các cơ quan, đặc biệt là não, tim, mắt và thận. [1]
Hai con số tạo ra kết quả đo huyết áp là áp suất tâm thu và áp suất tâm trương. Huyết áp tâm thu (số lớn) cho biết áp suất trong động mạch khi tim đập và bơm máu ra ngoài. Huyết áp tâm trương (số nhỏ) là số đo áp suất trong động mạch giữa các nhịp đập của tim.
Các chỉ số huyết áp người lớn được chia làm 5 loại:
– Bình thường: Chỉ số huyết áp bình thường là dưới 120/80 mm Hg.
– Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu là từ 120 đến 129 mm Hg, và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mm Hg.
– Tăng huyết áp giai đoạn 1: Huyết áp tâm thu từ 130 đến 139 mm Hg, hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mm Hg.
– Tăng huyết áp giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu là 140 mm Hg hoặc cao hơn, hoặc huyết áp tâm trương là 90 mm Hg hoặc cao hơn.
– Khủng hoảng tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu trên 180 mm Hg, hoặc huyết áp tâm trương trên 120 mm Hg. Huyết áp trong phạm vi này cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Tăng huyết áp là một tình trạng âm thầm, nhiều người sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Có thể mất nhiều năm để tình trạng bệnh rõ ràng, khi đó tình trạng tăng huyết áp đã đạt đến mức độ nghiêm trọng. Triệu chứng tăng huyết áp nặng có thể bao gồm: đỏ bừng mặt, đốm máu trong mắt, chóng mặt.
Giấm táo có giúp điều trị bệnh tăng huyết áp không?
Các nhà nghiên cứu mới chỉ bắt đầu xem xét cách giấm có thể giúp giảm huyết áp. Hầu hết các nghiên cứu của họ đã được thực hiện trên động vật chứ không phải con người. Trong khi cần phải nghiên cứu thêm, một số nghiên cứu cho thấy rằng giấm táo có thể hữu ích.
Giấm táo giúp giảm hoạt động renin
Giấm táo chủ yếu chứa axit axetic. Trong một nghiên cứu về tác dụng của axit axetic với chuột tăng huyết áp, những con chuột bị huyết áp cao đã được cho uống giấm trong thời gian dài, nghiên cứu này cho thấy những con chuột bị giảm huyết áp và có một loại enzyme gọi là renin. Các nhà nghiên cứu tin rằng hoạt động của renin giảm khiến huyết áp giảm. [2]
Giấm táo giúp giảm lượng đường trong máu
Giảm lượng đường trong máu cũng có thể giúp giảm huyết áp. Mức glucose huyết tăng cao được cho là nguyên nhân làm giảm dưỡng chất nitric oxide (NO) trong hệ động mạch, về lâu về dài sẽ gây xơ vữa thành động mạch và dẫn đến tăng huyết áp.
Bởi vì giấm táo cũng giúp giảm lượng đường trong máu ở những con chuột, người ta tin rằng giấm táo có thể giúp giảm huyết áp theo cách này theo nghiên cứu về công dụng của giấm táo và tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để có mối liên hệ rõ ràng giữa hai yếu tố này. [3]
Giấm táo giúp giảm trọng lượng
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Remedica của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Cao huyết áp và béo phì thường đi đôi với nhau theo nghiên cứu về tăng huyết áp liên quan tới béo phì. [4]
Giấm táo giúp bạn cảm thấy no, tiêu thụ giấm táo có thể giúp bạn ăn ít calo hơn, giảm cân và giảm mỡ bụng theo nghiên cứu về sử dụng giấm táo đối với trọng lượng cơ thể, khối lượng chất béo trong cơ thể. [5]
Sử dụng giấm táo thay cho các loại nước sốt và dầu nhiều chất béo và nhiều muối có thể là một thay đổi hữu ích mà bạn có thể thực hiện cho chế độ ăn uống của mình. Giảm lượng muối ăn vào có thể giúp bạn vừa kiểm soát huyết áp vừa giảm vòng eo. Phương pháp này hiệu quả nhất khi được áp dụng với một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể bao gồm các loại thực phẩm giàu kali như rau bina và bơ.
Giấm táo giúp giảm cholesterol
Một nghiên cứu về ảnh hưởng của giấm táo đến lipid máu với 19 người tham gia cho thấy tiêu thụ giấm táo trong 8 tuần giúp giảm cholesterol. [6]. Cholesterol cao trong máu và huyết áp cao thường kết hợp với nhau để đẩy nhanh bệnh tim, chúng có thể làm tổn hại các mạch máu và tim của bạn nhanh chóng hơn. Khi tiêu thụ giấm táo, bạn có thể giảm cả cholesterol và huyết áp cùng một lúc.
Qua những nghiên cứu về tiềm năng của giấm táo trong điều trị hạ huyết áp thì chúng ta có thể bổ sung giấm táo trong chế độ ăn uống của mình để hỗ trợ giúp giảm huyết áp.
>>>>>Xem thêm: Trà hoa hồng có tác dụng gì? 16 công dụng và cách pha tốt cho sức khỏe
Chúng ta đã biết rằng giấm táo có thể có lợi cho việc hỗ trợ trị tăng huyết áp, nhưng làm thế nào để bạn biến giấm táo trở thành một phần của chế độ ăn uống của bạn? Bạn có thể uống khoảng 3 thìa cà phê giấm táo mỗi ngày ở nồng độ 3–9% (đây là nồng độ giấm táo đã được pha loãng ra nhiều lần theo tỉ lệ 1 phần giấm táo và 15 đến 20 phần nước).
Tuy nhiên, giấm táo có thể rất khó uống với một số người, bạn có thể trộn nó với các thực phẩm khác để làm cho giấm táo dễ sử dụng hơn. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể thử:
Có thể bạn quan tâm
Cách điều trị tăng huyết áp tại nhà
>>>>> Những lưu ý đặc biệt quan trọng cho người cao huyết áp