Giáo dục giới tính theo lứa tuổi, khi nào là phù hợp với tâm lý trẻ?

Rate this post

Giáo dục giới tính không là quá sớm đối với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần hiểu tâm lý trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục giới tính theo lứa tuổi phù hợp. Hãy cùng Kenshin theo dõi bài viết sau để tìm hiểu cách giáo dục phù hợp nhé!

Bạn đang đọc: Giáo dục giới tính theo lứa tuổi, khi nào là phù hợp với tâm lý trẻ?

Giáo dục giới tính theo lứa tuổi, khi nào là phù hợp với tâm lý trẻ?

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi (0-24 tháng)

Ở độ tuổi rất nhỏ này, điều quan trọng là giúp các bé phân biệt được giới tính và khám phá các bộ phận trên cơ thể (đặc biệt là bộ phận sinh dục).

Trẻ sơ sinh hãy cho trẻ chạm vào bộ phận sinh dục của chính mình trong lúc thay tã hay lúc tắm. Và dạy trẻ tên gọi của chúng ví dụ dương vật – nam giớiâm hộ – nữ giới để giúp phân biệt được sự khác biệt cơ bản giữa nam và nữ.

Trẻ mới biết đi nếu có xu hướng chạm vào bộ phận sinh dục của mình và không thích mang áo quần. Lúc này hay xem là cơ hội để bạn giải thích cho con hiểu rằng lúc nào nên mang đồ lúc nào được cởi đồ.

Ở lứa tuổi này trẻ còn quá nhỏ để hiểu bạn nói gì vì thế cần dùng lời lẽ, hành động đơn giản và lặp đi lặp lại nhiều lần. Mục tiêu giúp trẻ cảm thấy thoải mái không xấu hổ về bất kỳ bộ phận nào của chúng.

Giáo dục giới tính theo lứa tuổi, khi nào là phù hợp với tâm lý trẻ?

Dạy cho trẻ biết bộ phận sinh dục của mình

Giai đoạn 2-5 tuổi

Giai đoạn này điều cần làm là giúp trẻ hiểu rõ hơn về sự khác biệt giới tính và sự riêng tư của mỗi người.

Ở lứa tuổi này trẻ em rất tò mò về cơ thể của nhau vì thế hãy dạy trẻ hiểu về sự riêng tư của chính mình. Đây là bước đầu giúp trẻ học cách bảo vệ bản thân cũng như tôn trọng sự riêng tư của người khác.

Cần dạy trẻ hiểu được:

  • Dạy trẻ hiểu được điều gì phù hợp và không phù hợp khi chạm vào hoặc bị chạm vào bởi người khác.
  • Các bài học về sự chia sẻ, các trò chơi như cù lét hãy nói với trẻ khi nào được phép và không được leo lên đùi bạn.
  • Những thời gian hay địa điểm được coi là riêng tư: nên gõ cửa và hỏi xem có thể vào không trước khi vào phòng ngủ hay phòng tắm và cần đóng cửa khi thay quần áo hay đi vệ sinh, đi tắm.
  • Một số bộ phận của cơ thể là riêng tư, những bộ phận này không được cho bất kỳ ai nhìn thấy hay chạm vào.

Ngoài ra, lứa tuổi từ 2 – 5 hay đặt câu hỏi về việc “Con được sinh ra từ đâu?”. Ba mẹ hãy dùng những lời lẽ đơn giản để giải đáp thắc mắc của con. Từ đó trẻ sẽ coi bạn là nguồn hỗ trợ đáng tin cậy và sẽ gửi gắm những tâm tư, thắc mắc của bản thân cho bạn.

Ví dụ: “Em bé lớn lên ở một nơi bên trong cơ thể gọi là tử cung”;

“Em bé chui ra từ đâu?” Đưa ra một câu trả lời đơn giản nhưng chính xác như ‘Em bé đang lớn lên trong tử cung của mẹ. Khi em bé phát triển xong sẽ chui ra ngoài qua ống sinh, được gọi là âm đạo”

Để trả lời câu hỏi của trẻ một cách tinh tế và chính xác phụ huynh cần tìm hiểu, tham khảo từ sách, báo nhiều hơn.

Giáo dục giới tính theo lứa tuổi, khi nào là phù hợp với tâm lý trẻ?

Giúp trẻ nhận biết được sự khác biệt về giới tính

Giai đoạn 5-8 tuổi

Ở độ tuổi này, bạn có thể nói rõ ràng hơn với trẻ về lạm dụng tình dục. Trẻ em cần phải biết để bảo vệ mình và giúp đỡ người khác nếu bị lạm dụng. Giúp trẻ nhận biết được thế nào là lạm dụng tình dục và hãy cởi mở với cha mẹ nếu gặp phải tình trạng đó.

Dạy trẻ có kỹ năng từ chối khi không thích người khác chạm vào mình “Dừng lại, con không thích điều đó”

Lứa tuổi này là lúc dễ bắt gặp những hình ảnh nhạy cảm qua tivi như cảnh hôn ở trên phim. Lúc này bạn cần giải thích cho trẻ về hình ảnh hay trang web đó là không phù hợp với trẻ để chúng không bị bất ngờ, hoảng hốt khi vô tình thấy. Nếu gặp phải những tình huống này ngoài đời thì hãy nói với cha mẹ để tìm cách giải quyết.

Lúc này bạn cần giải đáp rõ hơn về vấn đề “Con được sinh ra như thế nào?”: Em bé được tạo ra khi tinh trùng rời khỏi dương vật của người đàn ông và đi vào âm đạo của người phụ nữ. Sau đó, chúng tìm đường đến nơi có quả trứng. Tiếp theo, trứng và tinh trùng kết hợp với nhau và phát triển thành một em bé.

Tìm hiểu thêm: Các sản phẩm mật ong tốt trên thị trường

Giáo dục giới tính theo lứa tuổi, khi nào là phù hợp với tâm lý trẻ?

Dạy cho trẻ biết cách từ chối khi người khác chạm vào mình

Giai đoạn 9-12 tuổi

Ở giai đoạn này, việc nhận thức về thời kỳ dậy thì cần được trang bị một cách chi tiết hơn. Ở bé gái cần biết về chu kỳ kinh nguyệt và bé trai cần hiểu về sự xuất tinh.

Phụ huynh cần phải quan tâm đến hoạt động của trẻ đặc biệt là các chương trình mà trẻ xem. Giáo dục sử dụng các thiết bị điện tử một cách an toàn và trao đổi với trẻ quan điểm của ba mẹ về khái niệm một mối quan hệ tôn trọng và gắn bó.

Độ tuổi này cơ thể bắt đầu có những thay đổi về mặt cảm xúc đặc biệt ở bé gái, bạn cần quan tâm và đưa ra những lời động viên, nhấn mạnh rằng sự thay đổi đó là bình thường để bé không quá lo lắng.

Giáo dục giới tính theo lứa tuổi, khi nào là phù hợp với tâm lý trẻ?

Ngoài cha mẹ còn có các thầy cô giáo dạy trẻ về giáo dục giới tính

Giai đoạn từ 12 tuổi trở lên

Từ 12 tuổi trở lên là thời điểm nhạy cảm vì trẻ bắt đầu độ tuổi dậy thì, đặc biệt ở nữ có chu kỳ kinh nguyệt. Trẻ cần được trang bị trước kiến thức về kỳ kinh nguyệt đầu tiên, cách xử lý để tránh bị hoảng hốt.

Đây là lúc phát triển tình cảm đồng trang lứa, việc cha mẹ cần làm không phải là ngăn cấm hay dọa nạt mà hãy ngồi lại, đồng hành như một người bạn với con mình để tạo niềm tin cho chúng. Có thể trẻ ngại nói hay không muốn chia sẻ về những cảm xúc cá nhân, lúc này bạn cần chủ động tạo những cuộc trò chuyện với chúng.

Bạn hãy cố gắng truyền đạt những thông tin như vấn đề quan hệ tình dục an toàn, mang thai,… để trẻ hiểu được những gì không nên làm và cách phòng tránh.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động của trường lớp khi có chương trình về giáo dục giới tính để có thể giúp các bạn trẻ tự tin, thoải mái hơn về vấn đề này.

Vì lúc này cuộc trò chuyện sẽ không chỉ còn xoay quanh cha mẹ với con trong gia đình mà là môi trường lớn có sự tham gia của bạn bè và rất nhiều người khác. Từ đó giúp trẻ hiểu rằng đây không phải là vấn đề bất thường hay đáng lo ngại gì nếu biết cách kiểm soát và cách hành xử đúng đắn.

Giáo dục giới tính theo lứa tuổi, khi nào là phù hợp với tâm lý trẻ?

>>>>>Xem thêm: Thanh long bao nhiêu calo? Ăn nhiều thanh long có béo không?

Trẻ tự tin hơn khi tham gia các buổi tư vấn giáo dục giới tính

Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những kiến thức về cách giáo dục giới tính phù hợp cho từng độ tuổi. Hãy cùng chia sẻ với người thân và bạn bè cùng biết nhé!

Nguồn: Hey SIGMUND, Raising children

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *