Đường là một gia vị không thể thiếu trong ăn uống, chế biến thực phẩm. Nhưng đường glucose còn là một khái niệm khá xa lạ với chúng ta. Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đường glucose và lợi ích của nó qua bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Glucose là gì? Lợi ích của glucose với sức khỏe
Contents
- 1 Glucose là gì?
- 2 Vì sao cần bổ sung glucose cho cơ thể?
- 3 Cơ chế hoạt động của glucose
- 4 Vai trò của đường glucose đối với cơ thể
- 5 Những yếu tố ảnh hưởng đến mức đường huyết là gì?
- 6 Cách để kiểm tra lượng đường huyết
- 7 Cách xử trí nếu mức đường huyết của bạn quá thấp hoặc quá cao?
- 8 Thực phẩm chứa nhiều đường glucose
- 9 Lưu ý khi bổ sung đường glucose cho cơ thể
Glucose là gì?
Glucose là loại carbohydrate (carb) đơn giản nhất – một loại đường đơn (monosaccharide). Cùng với đạm và chất béo, glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể.
Cơ thể có thể lấy glucose các nguồn thức ăn có chứa carb phức tạp hoặc đơn giản như:
- Đường phức tạp (tinh bột): gạo lứt, yến mạch, trái cây, rau củ và các loại ngũ cốc.
- Đường đơn giản (đường đơn): gạo, kẹo, siro, đường ăn…
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tốc độ tiêu hóa của carbs phức tạp chậm hơn và cung cấp năng lượng ổn định hơn carbs đơn giản. Điều này giúp kiểm soát được glucose trong máu tốt hơn.[1]
Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể
Vì sao cần bổ sung glucose cho cơ thể?
Glucose là nguồn cung cấp năng lượng rất cần thiết với hầu hết các hoạt động của cơ thể vì đây chính là nguồn năng lượng chính của tế bào, đặc biệt là đối với tế bào não.
Khi cơ thể bị hạ đường huyết (glucose trong máu thấp) thì cơ quan bị tổn thương đó chính là não bộ, nếu không được bổ sung glucose kịp thời, các tế bào não tổn thương có thể không hồi phục.
Ngược lại, lượng glucose trong máu quá cao (như trong bệnh tiểu đường) thì các tế bào mạch máu dễ bị tổn thương và dẫn đến các biến chứng ở nhiều cơ quan như mắt, thận, tim…
Vậy nên, việc bổ sung đủ glucose là rất quan trọng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường thì lại tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và xuất hiện biến chứng của nó.[2]
Glucose rất cần thiết với hầu hết các hoạt động của cơ thể
Cơ chế hoạt động của glucose
Carbohydrate dù thuộc loại phức tạp hay đơn giản thì sau khi vào cơ thể sẽ xử lý và chỉ được hấp thụ dưới dạng đơn giản như glucose.
Sau bữa ăn, glucose máu thường sẽ tăng cao hơn bình thường. Sự tăng cao glucose này sẽ phát tín hiệu đến tuyến tụy tiết ra insulin.
Insulin là một hormon làm giảm glucose máu bằng cách đưa glucose từ máu đi vào trong tế bào để cơ, mỡ và các tế bào khác sau đó sử dụng glucose để tạo năng lượng hoặc dự trữ dưới dạng chất béo để sử dụng sau này. [1]
Tuyến tụy tiết insulin để làm giảm glucose trong máu
Vai trò của đường glucose đối với cơ thể
Đường glucose có rất nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể:
- Chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể, đặc biệt là não (giúp duy trì trí nhớ, khả năng tập trung…).
- Kích thích sản sinh insulin giúp làm giảm cảm giác thèm ăn, hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Cung cấp nguồn dự trữ năng lượng ở gan dưới dạng glycogen để giữ cho nồng độ đường trong máu luôn ổn định.
Ngoài ra, glucose còn có một số ứng dụng lớn trong điều trị như:
- Điều trị hạ đường huyết.
- Điều trị cấp cứu trong tình trạng có tăng kali máu.
- Điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
- Phòng và điều trị mất nước do tiêu chảy.
Não sẽ hoạt động kém khi thiếu năng lượng từ glucose
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức đường huyết là gì?
Bên cạnh chế độ ăn uống, tập luyện và hoạt động của hormon insulin thì mức đường huyết còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như:
- Thiếu ngủ.
- Lượng caffeine.
- Tình trạng stress.
- Bị cháy nắng.
- Bỏ bữa.
- Không uống đủ nước.
- Thời gian trong ngày ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết, đặc biệt khó khăn vào buổi tối.
- Viêm lợi.[2]
Mức đường huyết bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau
Cách để kiểm tra lượng đường huyết
Việc theo dõi đường huyết rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Mức độ kiểm tra đường huyết thường xuyên tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và mục tiêu đường huyết đặt ra của từng người bệnh. Một số thời điểm để kiểm tra đường huyết như:
- Trước và sau ăn.
- Trước và sau khi tập thể dục.
- Trong khi tập thể dục kéo dài hoặc cường độ cao.
- Trước khi đi ngủ.
- Khi bắt đầu sử dụng thuốc tiểu đường mới hoặc điều chỉnh nồng độ insulin.
- Khi bắt đầu lịch làm việc mới.
- Khi di chuyển qua các múi giờ.
Hiện nay, người bệnh hoàn toàn có thể chủ động kiểm tra đường huyết của mình tại nhà thay vì phải đến cơ sở y tế. Dưới đây là các bước sử dụng chung của các máy đo đường huyết tại nhà:
- Rửa tay sạch sẽ và sát trùng đầu ngón tay cần lấy máu.
- Lấy kim nhỏ đâm vào đầu ngón tay để lấy một đến hai giọt máu (vuốt ngón tay để nặn máu nếu máu ra ít).
- Nhỏ giọt máu vào que thử.
- Đặt que thử vào máy đo đường huyết.
- Đọc kết quả đường huyết hiện ra trên màn hình máy đo.[1]
Cách xử trí nếu mức đường huyết của bạn quá thấp hoặc quá cao?
Mức đường huyết quá cao
Đường huyết cao xảy ra khi hoạt động làm giảm đường máu của insulin không hiệu quả (tiểu đường tuýp 2) hoặc tuyến tụy không tiết ra đủ insulin (tiểu đường tuýp 1).
Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ (ADA), tăng đường huyết quá 130 mg/dL (khi đói) hoặc 180 mg/dL (sau ăn 1 – 2 giờ) được cho là đủ ngưỡng chẩn đoán bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể gây ra một số triệu chứng như:
- Nồng độ glucose trong nước tiểu cao.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Hay cảm thấy khát.
- Uống nước nhiều.
- Sụt cân.
- Thường xuyên thấy đói.
Trong trường hợp tăng glucose máu ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể điều chỉnh đường máu bằng chế độ ăn uống giảm đường và tăng các hoạt động thể chất.
Nếu đường huyết vẫn cao sau khi điều chỉnh chế độ sinh hoạt thì người bệnh cần gặp bác sĩ để được tư vấn về mục tiêu kiểm soát đường huyết và các phác đồ điều trị bằng thuốc hoặc insulin.[1]
Tìm hiểu thêm: Những bệnh lây qua hôn nhau – 11 bệnh lây qua hôn nhau bạn cần lưu ý
Tập luyện và điều chỉnh chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng tăng đường máu
Mức đường huyết quá thấp
Mức đường huyết thấp quá thấp khi giảm xuống dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L) thì được coi là hạ đường máu. Tình trạng này có thể xảy ra ở tất các mọi đối tượng nhưng thường gặp hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường đang điều trị.
Hạ đường huyết sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu xảy ra khi người bệnh đang ngủ vì rất khó phát hiện để xử trí kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng của hạ đường huyết:
- Cảm thấy hồi hộp, đổ nhiều mồ hôi.
- Tim nhập nhanh.
- Mệt mỏi.
- Run.
- Cảm thấy đói.
- Chóng mặt.
Khi nghi ngờ bản thân có triệu chứng của hạ đường huyết như trên, người bệnh có thể chủ động bổ sung đường nhanh bằng cách ăn kẹo, trái cây ngọt, uống nước đường hoặc siro… Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến tử vong.
Hãy nhớ báo lại với bác sĩ tình trạng trên để có thể điều chỉnh lại thuốc điều trị hoặc tìm ra các nguyên nhân khác.[1]
Nếu bạn nghi ngờ mình bị hạ đường huyết thì hãy bổ sung glucose ngay
Thực phẩm chứa nhiều đường glucose
Nguồn cung cấp glucose trong tự nhiên rất dồi dào, glucose có mặt trong rất nhiều các loại rau củ quả. Trong đó, một số loại thực phẩm dưới đây là có chứa hàm lượng glucose cao (hàm lượng glucose tính bằng gam trên 100g):
- Nho: 7,2g.
- Mận: 5,1g.
- Chuối chín: 5g.
- Ngô: 3,4g.
- Lê: 2,8g.
- Quả táo: 2,4g.
- Quả mơ: 2,4g.
- Cam: 2g.
- Đào: 2g.
- Dứa: 1,7g.
Glucose có mặt ở trong rất nhiều loại rau củ quả
Lưu ý khi bổ sung đường glucose cho cơ thể
Việc duy trì nồng độ glucose máu ổn định có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với người bệnh tiểu đường. Vì vậy, khi bổ sung đường glucose cho cơ thể cần chú ý một số điều sau:
- Sử dụng nhiều đường glucose mỗi ngày làm tăng nguy cơ tích tụ mỡ trong bụng và béo phì.
- Chế độ ăn nhiều đường có thể làm tăng hormon nội tiết androgen.
- Ăn nhiều đường có thể là nguy cơ gây mụn trứng cá vì cơ thể sản xuất nhiều dầu và làm tăng phản ứng viêm.
- Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều glucose.
Chính vì thế, mỗi người chỉ nên bổ sung một lượng vừa phải glucose, đủ để cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động hằng ngày của cơ thể.
Bổ sung một lượng vừa phải glucose để tránh nguy cơ bị béo phì và tăng vòng bụng
Đường glucose là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là não. Nếu chỉ số đường glucose máu quá cao hay quá thấp cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy chúng ta chỉ nên ăn một lượng vừa phải glucose để kiểm soát được đường huyết ổn định. Hãy chia sẻ cho mọi người xung quanh nếu bạn thấy bài viết này hữu ích nhé!
What to Know About Glucose
https://www.verywellhealth.com/glucose-5188205#toc-what-is-glucose-used-for
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Vitamin B1 có tác dụng gì cho tóc? Top 6 cách dùng vitamin B1 trên tóc