Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Rate this post

Glutathione là một chất chống oxy hóa mạnh, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng glutathione là gì và ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Glutathione là gì? Các dạng bào chế của Glutathione

Glutathione là một tripeptit nội sinh sản xuất bởi gan, được tổng hợp từ 3 amin bao gồm cysteine, glutamic và glycine.

Glutathione được xem như kho dự trữ các chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa thông qua việc tham gia vào quá trình trung hòa các gốc tự do của cơ thể, khiến cơ thể luôn trẻ trung, đầy sức sống.

Ngoài ra, glutathione còn tham gia vào quá trình tái tạo vitamin C, vitamin E và ngược lại giúp ngăn ngừa hình thành sắc tố, làm trắng sáng và đẹp da.

Ngoài khả năng sản xuất tự nhiên của cơ thể, glutathione tồn tại ở hai dạng bào chế: dạng viên, dạng bột.

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Cơ chế hoạt động của Glutathione

Glutathione tham gia vào các quá trình xây dựng, sửa chữa mô, tạo ra các chất và protein cần thiết cho cơ thể cùng hệ thống miễn dịch.

Phản ứng cung cấp năng lượng, trung hòa các gốc tự do thiếu điện tích tương ứng giúp ngăn chặn hình thành hàng loạt các gốc tự do, chống oxy hóa và hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Hơn nữa, khi vào trong cơ thể, glutathione sẽ thu gom các kim loại nặng và độc tố được hấp thụ mỗi ngày qua da, hơi thở, thức ăn, nước uống,… để kích thích đào thải chúng ra khỏi cơ thể, giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Đặc biệt, tuy cơ thể có thể tự sản sinh nhưng nếu không tái chế được glutathione thì cơ thể sẽ quá tải với độc tố và dẫn tới mất cân bằng cơ thể.

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Công dụng của Glutathione với sức khỏe

Glutathione chống lão hóa da hoàn hảo

Sự lão hóa nhanh chóng của cơ thể là do việc sản sinh ồ ạt của các gốc tự do gây nên các biểu hiện như khô da, nám, sạm da, tàn nhang, đồi mồi,... Glutathione được coi là chiến binh bảo vệ tế bào, chống lại các tổn thương do bức xạ có thể xảy ra ở da, võng mạc, giác mạc,… giúp trì hoãn các dấu hiệu lão hóa nhờ hoạt động trung hòa các gốc tự do.

Ngoài ra, lượng glutathione tự nhiên trong cơ thể giảm đi nhanh chóng khi ngoài 20 tuổi. Đặc biệt, khi cơ thể tiếp xúc với nhiều môi trường ô nhiễm, độc hại.

Do đó, bổ sung đủ lượng glutathione để làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên cũng như những tác động do môi trường, khiến chúng ta trông trẻ hơn và có sức sống hơn.

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Glutathione giúp trì hoãn các dấu hiệu lão hóa nhờ hoạt động trung hòa các gốc tự do

Làm trắng da, cấp ẩm

Glutathione làm trắng sáng toàn thân thông qua cơ chế ngăn chặn da sản xuất melanin (hắc tố đen), đảo ngược sắc tố dẫn đến da sáng hơn, đều màu hơn.

Theo một số nghiên cứu, sử dụng glutathione đường uống giảm đáng kể các chỉ số melanin trong vòng ít nhất là hai tuần và làm sáng màu da.[1][2]

Ngoài ra, trong một nghiên cứu của Fumiko Watanabe đã cho thấy sau thời gian sử dụng glutathione có sự gia tăng đáng kể độ ẩm của lớp sừng, ngăn chặn sự hình thành nếp nhăn và cải thiện độ mịn của làn da.[3]

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Đào thải độc tố ra khỏi cơ thể

Các gốc tự do có hại và độc tố đến từ thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, ô nhiễm không khí và vô số mối nguy hại khác nếu không được loại bỏ sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Glutathione có thể giúp loại bỏ độc tố, gốc tự do, kim loại nặng và hoạt động như một lá chắn của cơ thể khỏi các chất ô nhiễm theo một báo cáo của Joseph Pizzorno năm 2014.[4]

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Cải thiện tình trạng kháng insulin ở những người lớn tuổi

Các bằng chứng cho thấy sự tổng hợp và mức độ glutathione có xu hướng ngày càng giảm khi tuổi chúng ta càng lớn.[5]

Các nhà khoa học tại Trường Y khoa Baylor đã kết hợp các nghiên cứu để khám phá vai trò của glutathione trong việc quản lý cân nặng và kháng insulin ở những người lớn tuổi. Kết quả chỉ ra rằng mức glutathione thấp khiến tỷ lệ chất béo lưu trữ cao hơn và cơ thể ít tiêu thụ chất béo hơn.[6]

Các đối tượng nghiên cứu lớn tuổi khi được bổ sung thêm cysteine và glycine vào chế độ ăn uống nhận thấy mức glutathione tăng trong vòng hai tuần, cải thiện tình trạng kháng insulin.

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Giảm các triệu chứng bệnh đường hô hấp

N-acetylcysteine hoạt động như tiền chất cysteine ​​và glutathione, giúp bổ sung mức glutathione nội bào khi sử dụng.[7]

Một nghiên cứu cho thấy rằng, việc sử dụng N-acetylcysteine có thể làm chậm tốc độ phát triển suy hô hấp, giảm các triệu chứng bệnh đường hô hấp.[8]

Ngoài ra, glutathione là một trong những chất quan trọng nhất chống lại quá trình oxy hóa trong phổi, bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của các gốc tự do và có mối liên hệ rõ ràng với sự xuất hiện của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).[9]

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Glutathione chống lại quá trình oxy hóa trong phổi, bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của các gốc tự do

Tái sinh năng lượng, giảm stress

Năng lượng được sản xuất bởi ty thể. Nếu ty thể bị hư hỏng, cơ thể hoạt động chậm lại, giảm hiệu quả và bắt đầu tạo ra ít năng lượng hơn.

Glutathione là chất quan trọng trong việc sản xuất năng lượng nhờ vào hoạt động bảo vệ ty thể khỏi các gốc tự do và các tác hại do quá trình oxy hóa.[10]

Hơn nữa, sự điều tiết glutathione giúp bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng căng thẳng nghiêm trọng và có thể là một đặc điểm quan trọng của việc điều hòa khả năng chịu đựng, chống chọi được với stress.[11]

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Làm giảm tổn thương oxy hóa ở những trẻ mắc chứng tự kỷ

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em mắc chứng tự kỷ có mức độ tổn thương oxy hóa cao và mức độ glutathione trong não thấp hơn những người bình thường.[12][13]

Từ đó, thử nghiệm lâm sàng tiến hành kéo dài 8 tuần trên trẻ em bị tự kỷ từ 3 đến 13 tuổi sử dụng glutathione qua đường uống hoặc thẩm thấu qua da cho thấy những sự cải thiện về mức độ glutathione trong máu toàn phần.[14]

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Trẻ em mắc chứng tự kỷ có mức độ tổn thương oxy hóa cao và mức độ glutathione trong não thấp hơn những người bình thường

Làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai được đặc trưng bởi sự cứng nhắc, rối loạn vận động não, run khi nghỉ ngơi và bất ổn tư thế. Người ta cho rằng sự giảm mức glutathione liên quan nhiều đến bệnh sinh Parkinson.[15]

Một báo cáo vào năm 2018 đã ghi nhận tác động tích cực của glutathione tiêm tĩnh mạch đối với các triệu chứng như run và cứng khớp, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson.[16]

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Tăng cường hệ miễn dịch

Glutathione giúp hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ và sẵn sàng chống lại nhiễm trùng.

Nghiên cứu cho thấy rằng glutathione có lợi cho các tế bào bạch cầu như tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) và tế bào T, những chiến binh chống nhiễm trùng tuyến đầu của cơ thể.[17]

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng glutathione giúp điều chỉnh hành vi của nhiều tế bào hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng miễn dịch bẩm sinh cũng như bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.[18]

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Glutathione giúp điều chỉnh hành vi của nhiều tế bào hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng miễn dịch

Chống oxy hóa

Glutathione là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, liên kết trực tiếp và vô hiệu hóa với các hợp chất oxy hóa làm hỏng màng tế bào, DNA và sản xuất năng lượng như bao gồm superoxide, nitric oxide, các gốc cacbon,…[19]

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Glutathione bảo vệ tế bào và chống oxy hóa mạnh mẽ

Giảm tác động của bệnh tiểu đường không kiểm soát

Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có liên quan đến việc giảm lượng glutathione dẫn đến căng thẳng oxy hóa và tổn thương mô.

Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 không kiểm soát được có mức độ thiếu hụt của glutathione. Họ được bổ sung chế độ ăn uống cysteine ​​và glycine mỗi ngày, giúp khôi phục sự tổng hợp glutathione chỉ sau 2 tuần, giảm căng thẳng oxy hóa và tổn thương khi đối mặt với tình trạng tăng đường huyết dai dẳng.[20]

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có liên quan đến việc giảm lượng glutathione dẫn đến căng thẳng oxy hóa và tổn thương mô

Giúp chống lại các bệnh tự miễn

Tình trạng viêm mãn tính do các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac và lupus gây ra có thể làm tăng căng thẳng oxy hóa.

Theo một nghiên cứu, glutathione giúp giảm stress oxy hóa bằng cách kích thích hoặc giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ ty thể của tế bào bằng cách loại bỏ các gốc tự do.[21]

Tìm hiểu thêm: 12 cách dùng nha đam (lô hội) trị mụn, đắp mặt hiệu quả tại nhà

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Giảm tổn thương tế bào trong bệnh gan nhiễm mỡ

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Ý vào năm 1995 đã báo cáo rằng glutathione có hiệu quả nhất khi được tiêm tĩnh mạch cho những người bị bệnh gan nhiễm mỡ với liều lượng cao, cải thiện đáng kể tỷ lệ một số xét nghiệm gan sau vài tháng điều trị.[22]

Một nghiên cứu thí điểm gần đây cũng cho thấy glutathione đường uống có tác dụng tích cực đối với những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu sau khi chủ động thay đổi lối sống và bổ sung với liều lượng 300mg mỗi ngày trong 4 tháng.[23]

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Liều dùng Glutathione

Glutathione dạng uống

Làm trắng da: Trong 3 tháng đầu, uống bổ sung khoảng 1000mg – 2000mg glutathione. Sau đó giảm liều xuống còn 500mg mỗi ngày.

Hỗ trợ điều trị ung thư:

  • Uống glutathione 1000mg/ngày để bảo vệ tế bào thận và các tế bào thần kinh khỏi tác nhân độc hại của hóa trị liệu bao gồm Oxaliplatin, Cyclophosphamide, Cisplatin, 5.FU,…
  • Uống 500-1000mg/ngày glutathione có tác dụng chống suy nhược ở bệnh nhân ung thư.

Hỗ trợ điều trị bệnh gan:

  • Sử dụng 1000mg glutathione bảo vệ các tế bào gan tránh khỏi những tổn thương hoại tử trong viêm gan do nhiễm độc.
  • Viêm gan siêu vi người bệnh nên uống khoảng 500mg mỗi ngày cho tới khi hồi phục.
  • Xơ gan hoặc suy gan uống 500 – 1000mg mỗi ngày.

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Bổ sung glutathione dạng uống

Glutathione dạng bôi

Nghiên cứu cho thấy sử dụng glutathione oxy hóa 2.0% bôi tại chỗ có thể làm sáng màu da ở vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.[24]

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Glutathione dạng tiêm

  • Suy gan: Tiêm tĩnh mạch nhỏ giọt hoặc tiêm bắp.
  • Hóa trị liệu: Tiêm 1500 mg/m2 trong 100 ml NaCl 0.9% glutathione trước khi hóa trị khoảng 15 phút. Ngày thứ 2 đến 6, tiêm bắp mỗi lần 1 ngày 600mg glutathione
  • Vô sinh ở nam giới: Tiêm bắp trong 2 tháng 600mg glutathione cách ngày.

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Glutathione qua thực phẩm

Khẩu phần ăn chỉ chiếm 1 – 1,5% lượng glutathione trong cơ thể. Do đó, trung bình mỗi người cần bổ sung 100 – 150mg glutathione từ thực phẩm hàng ngày.[25]

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Tác dụng phụ của Glutathione

  • Đau quặn bụng.
  • Chướng bụng.
  • Khó thở do phản ứng co thắt phế quản.
  • Dị ứng, chẳng hạn như phát ban.

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Đau bụng là một trong những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng glutathione

Những điều cần biết trước khi sử dụng Glutathione

Trước khi sử dụng glutathione, bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ nếu đang gặp những trường hợp sau:

  • Đang mang thai hoặc cho con bú để tránh ảnh hưởng xấu đến mẹ và con.
  • Đang sử dụng một số loại thuốc khác.
  • Bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong glutathione.
  • Đang có các tình trạng sức khoẻ khác như hen suyễn vì có thể làm tăng triệu chứng cơn hen.

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Thận trong khi sử dụng glutathione cho phụ nữ có thai

Bổ sung Glutathione cho cơ thể

Thực phẩm tự nhiên

Glutathione chứa các phân tử lưu huỳnh, do đó thực phẩm chứa nhiều lưu huỳnh giúp tăng cường sản xuất glutathione trong cơ thể.

Những thực phẩm này bao gồm:

  • Các loại rau họ cải (như bông cải xanh, súp lơ trắng,…).
  • Rau thuộc chi allium (như hành, tỏi,…).
  • Trứng.
  • Hạnh nhân.
  • Cây họ đậu.
  • Protein nạc (như cá, thịt gà,…).

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Thực phẩm chức năng

Ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng, bạn còn có thể bổ sung glutathione bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng dạng viên uống.

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Các thắc mắc thường gặp về Glutathione

Nên uống glutathione vào lúc nào?

Thời điểm lý tưởng để sử dụng glutathione, đem lại hiệu quả như mong đợi là trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 60 phút.

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Uống Glutathione bao lâu thì trắng?

Thời gian uống của mỗi đợt glutathione thường kéo dài trong khoảng 2 – 3 tháng, tối đa là 6 tháng và nên nghỉ một thời gian trước khi sử dụng lại.

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

Nên uống Glutathione dạng nào thì tốt nhất?

Glutathione được biết đến ở 2 dạng hoạt động chính là L – glutathione và Glutathione. Tuy nhiên thực tế, L – Glutathione ưu việt hơn nhờ khả năng dễ hấp thu qua dạ dày và ruột, đem lại hiệu quả cao và duy trì bền vững, chống lại các gốc tự do, đào thải độc tố cho cơ thể và hỗ trợ làm trắng da so với Glutathione.

Bên cạnh đó, Nano Glutathione với kích thước nhỏ cũng là một trong những thành phần được chú ý giúp việc hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Do đó, trong quá trình làm đẹp, Nano L – Glutathione sẽ hiệu quả cao hơn các dạng còn lại.

Glutathione: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, lưu ý cần biết

>>>>>Xem thêm: Lách to có nguy hiểm không? Cách điều trị lá lách to

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về glutathione và những công dụng cần lưu ý. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích đến mọi người bạn nhé.

Nguồn: Suckhoedoisong, Healthline

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *