Kinh nguyệt là hiện tượng đặc trưng của cơ thể người phụ nữ khi bước vào độ tuổi dậy thì. Sự rụng trứng cũng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt và diễn ra sau những ngày hành kinh. Vậy hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? Hãy cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? Cách tính ngày rụng trứng
Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?
Theo lý thuyết, một chu kỳ kinh nguyệt thường được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Thời gian diễn ra chu kỳ không đồng nhất ở tất cả phụ nữ, có thể ngắn hoặc dài hơn nhưng thường kéo dài khoảng 28-30 ngày
Sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi để xác định thời gian rụng trứng, bạn phải có một chu kì được lặp đi lặp lại đều đặn. Đồng thời, tùy thuộc vào độ dài ngắn của chu kì, thời điểm rụng trứng của mỗi người sẽ khác nhau trong khoảng từ ngày 11 đến ngày 21, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
Dấu hiệu rụng trứng
- Đau bụng: Nguyên nhân xảy ra có thể là do các trứng được di chuyển ra ngoài để đi đến tử cung gây kích ứng niêm mạc hoặc có thể do trứng vỡ trong nang buồng trứng, tạo nên các cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới.
- Nhiệt độ cơ thể thay đổi: Nhiệt độ cơ thể thay đổi dựa trên mức độ hormone trong cơ thể. Khi rụng trứng, hormone progesterone được tiết ra nhiều hơn khiến nhiệt độ cơ thể tăng khoảng 0.5 đến 1°C.
- Thay đổi dịch nhầy âm đạo: Những ngày sắp rụng trứng, nồng độ progesterone thay đổi khiến chất nhầy cổ tử cung tăng lên, dịch nhầy âm đạo được tiết ra nhiều hơn so với bình thường giúp vận chuyển tinh trùng đến gặp trứng cũng như giúp tinh trùng sống lâu hơn, nâng cao khả năng thụ thai trong thời điểm này.
Tìm hiểu thêm: Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6
Cách tính ngày rụng trứng
Bước 1: Tìm độ dài trung bình của kỳ kinh nguyệt
Hầu hết, chu kỳ kinh nguyệt có độ dài khác nhau theo từng tháng chứ không phải lúc nào cũng đều đặn. Bạn có thể tính toán độ dài chu kỳ trung bình, dựa trên độ dài của ba chu kỳ kinh nguyệt, để ước tính thời điểm bạn có nhiều khả năng rụng trứng nhất.
Ví dụ:
Bạn đã theo dõi ba chu kỳ kinh nguyệt gần nhất của mình với thứ tự như sau: chu kỳ 1 là 28 ngày; chu kỳ 2 là 32 ngày; chu kỳ 3 là 27 ngày bằng cách đếm thời gian từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cho đến ngày trước kỳ kinh tiếp theo.
Chúng ta có: (28 + 32 + 27)/3 = 29
Vì vậy, độ dài trung bình của các chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 29 ngày.
Bước 2: Tính ngày rụng trứng dựa vào độ dài trung bình của kỳ kinh nguyệt
Quá trình rụng trứng xảy ra khoảng ngày thứ 11 đến ngày thứ 21 tùy thuộc vào độ dài ngắn của chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
- Nếu chu kỳ kinh nguyệt trung bình của bạn là 28 ngày, bạn rụng trứng vào khoảng ngày 14.
- Nếu chu kỳ kinh nguyệt trung bình của bạn là 35 ngày thì sự rụng trứng diễn ra vào khoảng ngày 21.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Lisapharma của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về thời gian rụng trứng sau kỳ kinh, cũng như những dấu hiệu nhận biết quá trình rụng trứng. Nếu còn thắc mắc về vấn đề nào đó, hãy comment bên dưới bài viết này nhé!
Nguồn: Emedicinehealth, Healthline