Hiến máu nhân đạo luôn được biết đến là một việc làm mang nghĩa cử cao đẹp, đóng góp to lớn vào sức khỏe cộng đồng. Nhưng chúng ta đã biết được lợi ích của việc hiến máu đối với sức khỏe của bản thân chưa. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu sâu hơn những lợi ích của việc hiến máu mang lại nhé!
Bạn đang đọc: Hiến máu có tốt không? 9 lợi ích của hiến máu nhân đạo với sức khỏe
Contents
Hiến máu có tốt không?
Máu là loại dịch lỏng màu đỏ lưu thông trong hệ tuần hoàn, đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người. Máu có hai phần chính: huyết tương và các loại tế bào máu.
- Huyết tương gồm: Kháng thể, yếu tố đông máu, nội tiết tố, protein, nước, muối và khoáng chất.
- Các tế bào máu gồm: Bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu.
Trên thực tế, đời sống của hồng cầu trong cơ thể chúng ta có thể kéo dài khoảng 90 đến 120 ngày. Bạch cầu tùy vào từng chức năng mà tuổi thọ có thể kéo dài từ 1 tuần đến vài tháng. Tuổi thọ của tiểu cầu là 7 đến 10 ngày.
Chính vì chu kỳ sinh lý máu của cơ thế mà việc hiến máu hoàn toàn không ảnh hướng tới sức khỏe. Ngược lại, việc hiến máu còn đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Hiến máu có tác động tích cực đến sức khỏe người hiến
Các lợi ích của việc hiến máu
Hỗ trợ giảm cân
Một số nghiên cứu từ Đại học California tại San Diego chỉ ra rằng với khoảng nửa lít máu hiến tặng bạn sẽ mất khoảng 650 calo đây là tin tốt cho những bạn đang trong quá trình giảm cân. [1].
Hiến máu hỗ trợ quá trình giảm cân
Ngăn ngừa bệnh gan và ung thư
Hiến máu giúp giảm gánh nặng tải lượng sắt trong cơ thể. Hàm lượng sắt trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư ruột, ung thư cổ họng. Nhờ vào việc hiến máu chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh trên.
Hiến máu giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư gan
Đào thải sắt
Có một loại bệnh ít được nhắc đến đó là bệnh thừa sắt. Đây là bệnh lý liên quan đến lượng sắt bị tích lũy trong cơ thể. Huyết sắc tố bị tiêu hủy mỗi ngày sẽ giải phóng một lượng lớn sắt. Vì thế, việc hiến máu giúp hỗ trợ đào thải sắt ra khỏi cơ thể là một lợi ích thiết thực.
Hiến máu giúp đào thải sắt ra khỏi cơ thể
Cải thiện khả năng lưu thông máu
Hiến máu thường xuyên có thể giúp dòng máu lưu thông trong mạch thuận lợi, giảm nguy cơ tổn thương thành mạch và hạn chế xuất hiện những cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.
Hiến máu giúp cải thiện khả năng lưu thông máu
Kích thích tái tạo tế bào máu mới
Sau khi hiến máu, cơ thể mất đi một lượng lớn hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Từ đó, cơ thể sẽ kích thích tủy xương sản sinh tế bào máu mới, bù lại một lượng tương đương tế bào máu đã bị mất.
Tìm hiểu thêm: Hãng sản xuất Sanotact GmbH của nước nào? Các dòng sản phẩm nổi bật
Hiến máu giúp tái tạo tế bào máu mới
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Hiến máu giúp giảm nguy cơ đột quỵ hay các bệnh tim mạch là do các lợi ích nêu trên. Nhờ vào việc giảm lượng sắt trong cơ thể làm giảm nguy cơ xuất hiện các mảng xơ vữa trong mạch máu từ đó tránh được nguy cơ đau tim đột quỵ.
Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch
Được kiểm tra sức khỏe tổng quát miễn phí
Người hiến máu sẽ được kiểm tra nhóm máu, các bệnh truyền nhiễm qua đường máu như: bệnh viêm gan B do virus viêm gan B (HBV), bệnh viêm gan C hay virus viêm gan C (HCV), HIV, giang mai. Được kiểm tra huyết áp, nhịp tim, cân nặng,…
Được kiểm tra sức khỏe tổng quát
Cải thiện sức khỏe tinh thần
Sau khi hiến máu thường chúng ta sẽ có cảm giác thành tựu, tinh thần vui vẻ tự hào vì bản thân đã làm được một việc có ích cho xã hội. Phần máu mà mình hiến tặng có thể giúp ích rất nhiều người. Sức khỏe của bản thân cũng được đánh giá là tốt khi có đủ khả năng hiến tặng.
Hiến máu giúp cải thiện tâm trạng, tinh thần vui vẻ
Những lưu ý trước khi hiến máu
- Chuẩn bị một tinh thần thoải mái tránh căng thẳng.
- Đêm hôm trước khi hiến máu cần ngủ đủ giấc.
- Tránh ăn những món dầu mỡ nhiều đạm trước khi hiến máu.
- Đem theo giấy tờ tùy thân.
- Thể trạng sức khỏe tốt.
Các lợi ích và một số lưu ý sau khi hiến máu
Những đối tượng không nên hiến máu
- Người đã nhiễm hoặc đã thực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm HIV.
- Người đã nhiễm viêm gan B, viêm gan C, và các virus lây qua đường truyền máu.
- Người có các bệnh mạn tính: tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…
- Người suy dinh dưỡng, thể trạng không tốt.
>>>>>Xem thêm: Quả gấc có tác dụng gì? 13 tác dụng của gấc với sức khỏe bạn nên biết
Không hiến máu khi bạn có nguy cơ mắc các bệnh tình dục, lậu
Các địa chỉ hiến máu
Các điểm hiến máu tại Hà Nội:
- Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (7h30 đến 19h tất cả các ngày)
- 26 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm (từ 8h – 12h và 13h30 – 17h tất cả các ngày)
- 132 Quan Nhân, Thanh Xuân (từ 8h – 12h và 13h30 – 17h tất cả các ngày)
- Số 10, Ngõ 122 Đường Láng, Đống Đa (từ 8h – 12h và 13h30 – 17h tất cả các ngày)
Các điểm hiến máu tại TP. Hồ Chí Minh:
- Trung tâm Hiến máu nhân đạo (106 Thiên Phước, quận Tân Bình), 7h – 16h30 (T2 đến T6), 7h – 11h (Thứ 7, Chủ nhật)
- Bệnh viện Chợ Rẫy (201B Đường Nguyễn Chí Thanh, p.12, Q.5, TPHCM, 7h – 16h T2 đến T6)
Ngoài những địa chỉ trên, bạn có thể liên hệ đến các bệnh viện trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn về địa điểm đăng ký hiến máu.
Hiến máu vừa là một hành động cao đẹp vừa đem lại nhiều lợi ích khác cho bản thân chúng ta. Hãy chia sẻ những lợi ích này cho người thân và bạn bè của bạn cùng được biết đến nhé!
Nguồn: Viện huyết học, WebMD