Hoa hoè là loại thảo dược được trồng rộng rãi ở Việt Nam và có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Hãy cùng tìm hiểu về hoa hoè có tác dụng và lưu ý khi sử dụng nhé!
Bạn đang đọc: Hoa hòe có tác dụng gì? 7 Lợi ích đối với sức khỏe và những lưu ý
Contents
Đặc điểm của cây hoa hòe
Hoa hòe là gì?
Tên khoa học: Styphnolobium japonicum (L.) Schott(Sophora japonica L.), thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả cây:
Cây gỗ, to, cao có khi đến 10 m, sống lâu năm. Thân có vỏ hơi nứt nẻ có nhiều nhiều nhánh, cành hình trụ, nhẵn, có những chấm trắng.
Cây hoa hoè có lá dạng kép lông chim lẻ 9 – 13 lá chét mọc đối, hình trứng, đỉnh nhọn. Các cặp lá chét có khuynh hướng to hơn khi về phía ngọn cuống. Gân lá nổi rõ ở mặt dưới, 2 bên mọc 3 – 5 cặp gân phụ.
Hoa nhỏ màu trắng hay vàng lục nhạt, mọc thành cụm ở đầu cành, hình chùy. Cánh hoa có hình dáng tương tự như cánh bướm, màu trắng ngà. Quả hòe có vỏ dày, màu xanh nhưng không mở, bên trong quả chứa vài hạt.
Bộ phận dùng: Nụ hoa, hoa đã nở và quả.
Hoa hoè là cây gỗ, to, cao và sống lâu năm
Thành phần dược tính của cây hoa hòe
Nụ hoa chứa nhiều rutin, ngoài ra còn có betulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C. Hiệu suất chiết xuất rutin trong nụ hoa hoè có thể đạt tới 34%.
Hạt của cây hoa hòe có chứa 1,75% flavonoid toàn phần bao gồm rutin 0,5% và một số alkaloid khác như cytisine, sophocarpine 0,035%.
Hoa hoè chứa nhiều rutin
Công dụng của hoa hòe
Chữa bệnh trĩ
Hoa hoè có tác dụng điều trị bệnh trĩ hiệu quả do chứa troxerutin giúp cải thiện tuần hoàn máu trong mao mạch, giảm phù nề, sưng tấy, giảm đau.
Tuy nhiên, việc dùng hoa hoè chữa bệnh trĩ có hiệu quả chậm nên cần phải kiên trì thực hiện kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và tăng cường vận động.
Hoa hoè giúp điều trị bệnh trĩ
Tốt cho tim mạch và trị cao huyết áp
Hoa hòe chưa hàm lượng rutin cao, đây là thành phần có tác dụng hỗ trợ lưu thông tuần hoàn và làm bền thành mạch máu, từ đó giúp bảo vệ và cải thiện chức năng hệ tim mạch.
Ngoài ra, trong nụ hoa hòe còn chứa các chất chống oxy hóa khác như quercetin, kaempferol, glucoside,… giúp cải thiện, tăng cường hoạt động hệ tuần hoàn.
Hoa hoè còn có tác dụng ổn định, hạ huyết áp và phòng ngừa các biến chứng khác liên quan đến hệ tim mạch như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.
Tác dụng cầm máu
Hoa hoè có tác dụng cầm máu trong các trường hợp trĩ ra máu, chảy máu cam và đại tiện ra máu. Rutin có trong hoa hoè có tác dụng giảm tính thẩm thấu các mao mạch và tăng cường độ bền các mao mạch.
Hoa hoè có tác dụng cầm máu
Trị viêm khớp
Hoa hoè còn được sử dụng cho các bệnh nhân viêm khớp nhờ vào tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh của chúng nên hỗ trợ ngăn chặn quá trình oxy hoá tại các ổ viêm ở khớp.
Tuy nhiên để điều trị hiệu quả tính trạng viêm khớp bệnh nhân nên kết hợp các liệu pháp khác như luyện tập theo hướng dẫn của chuyên gia, ăn uống khoa học.
Hoa hoè có tác dụng điều trị viêm khớp
Giúp ngủ ngon
Theo Đông y, nụ hoa hòe có vị đắng, tính mát và quy vào kinh gan nên có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc,… Do đó, nụ hoa hòe giúp ngủ ngon hơn, cải thiện tình trạng trằn trọc khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay dậy vào ban đêm.
Ngăn chặn tổn thương ngoài da do bức xạ
Rutin có trong hoa hoè còn có tác dụng bảo vệ cơ thể trước tác động của ánh sáng, nên ngăn chặn tổn thương ngoài da do chiếu xạ. Thử nghiệm tiêm rutin dưới da chuột nhắt trắng với liều 2 mg/kg kết quả làm giảm tỷ lệ chết của chuột khi bị chiếu xạ. [1]
Tìm hiểu thêm: 11 nguyên nhân suy gan cấp bạn không nên bỏ qua
Hoa hoè giúp ngăn chặn tổn thương ngoài da do bức xạ
Chống viêm
Hoa hoè ức chế kích hoạt tế bào thần kinh đệm, giảm sản xuất bạch cầu trung tính và cytokine (protein kích hoạt phản ứng viêm). Do đó, hoa hoè có tác dụng làm giảm viêm. [2]
Hoa hoè có tác dụng chống viêm
Liều lượng khi sử dụng
Hoa hoè có thể sử dụng bằng cách sắc hoặc hãm với nước sôi hoặc dùng dưới dạng bột, viên hoàn. Mỗi ngày nên sử dụng 8 – 10 g dạng sắc, hãm với nước sôi hoặc 0,5 – 3 g dạng bột hoặc viên hoàn.
Ngày nên uống 5 – 20g hoa hoè để cầm máu
Một số lưu ý khi sử dụng hoa hòe
Đối tượng nào không nên sử dụng?
Mặc dù hoa hòe mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng bạn cũng không nên lạm dụng. Nếu bạn thuộc một trong số các đối tượng dưới đây thì không nên tự ý sử dụng hoa hòe mà chưa có ý kiến của Bác sĩ:
- Đối tượng hay gặp các vấn đề về tiêu hoá như đau bụng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng.
- Bệnh nhân đang có các dấu hiệu của thiếu máu không nên dùng.
- Trẻ em, phụ nữ có thai và cho con không được tự ý sử dụng.
- Người có cơ địa huyết áp thấp nên dễ gây choáng và chóng mặt.
Phụ nữ có thai không nên sử dụng hoa hoè
Tránh sử dụng hoa hòe kém chất lượng
Hiện nay, trên thị trường có thể dễ dàng bắt gặp hoa hòe kém chất lượng, do:
- Không rõ nguồn gốc.
- Quy trình chế biến không sạch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Quá trình bảo quản không đúng cách.
Khi sử dụng hoa hoè kém chất lượng có thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Do đó, nên mua hoa hòe ở những nơi bán hàng uy tín, có giấy phép kinh doanh và nguồn gốc rõ ràng.
Sử dụng hoa hoè kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ
Cân nhắc với khả năng tương tác với một số loại thuốc
Hoa hòe có thể tương tác với một số loại thuốc như aspirin, vitamin B12, sắt, fluphenazin,… Vì vậy, nên sử dụng hoa hòe và thuốc cách nhau ít nhất 2 – 3 giờ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
>>>>>Xem thêm: 100g thịt heo bao nhiêu calo? Ăn thịt heo có gây béo không?
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoa hoè
Bài viết cho thấy tác dụng của hoa hoè đối với sức khoẻ và lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này. Hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!