Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Rate this post

Chỉ số huyết áp là thông số phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Vì thế việc đo huyết áp và đặc biệt là đo huyết áp bằng máy đo gia đình ngày càng phổ biến. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu cách đo và đọc các chỉ số huyết áp trên máy đo chuẩn xác nhất nhé!

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Chỉ số huyết áp là gì? Phân loại các chỉ số đo

Chỉ số huyết áp là thuật ngữ dùng để mô tả sức mạnh mà máu đẩy vào hai bên động mạch khi nó được bơm đi khắp cơ thể bạn.

Huyết áp được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg) và được đưa ra dưới dạng 2 số:

  • Huyết áp tâm thu (số đầu tiên) – cho biết áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim đập là bao nhiêu.
  • Huyết áp tâm trương (số thứ hai) – cho biết áp lực của máu tác động lên thành động mạch trong khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.

Con số cao nhất luôn là huyết áp tâm thu và nó luôn được lên ra đầu tiên. Ví dụ: huyết áp được cho là “120 trên 80” hoặc 120/80mmHg có nghĩa là huyết áp tâm thu là 120mmHg và huyết áp tâm trương là 80mmHg.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Chỉ số huyết áp gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

Các mức huyết áp và huyết áp bình thường theo độ tuổi

Các mức huyết áp

Dưới đây là bảng các mức huyết áp theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

Phân loại

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Các mức huyết áp

Huyết áp bình thường theo độ tuổi

Độ tuổi Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi 60 – 90 20 – 60
Trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi 87 – 105 53 – 66
Trẻ mới biết đi 95 – 105 55 – 66
Trẻ mẫu giáo 95 – 110 56 – 70
Trẻ từ 6 tuổi 97 – 112 57 – 71
Thanh niên (19–40 tuổi) 95 – 135 60 – 80
Thanh niên (41–60 tuổi) 110 – 145 70 – 90
Người trên 60 tuổi 95 – 145 70 – 90

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Huyết áp bình thường theo độ tuổi

Cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo

Cách đọc các chỉ số huyết áp

Dù là máy đo huyết áp điện tử ở cổ tay hay bắp tay, thì cách đọc các chỉ số trên máy thường không khác gì nhau. Bạn cần lưu ý đến 2 chỉ số huyết áp sau:

  • Chỉ số huyết áp ở trên cùng (biểu thị chỉ số đo huyết áp tâm thu): thường ngang với kí tự SYS.
  • Chỉ số huyết áp ở phía dưới (biểu thị chỉ số đo huyết áp tâm trương): thường ngang với kí tự DIA.

Ngoài ra, ở một số máy đo huyết áp còn thể hiện thêm chỉ số đo nhịp tim, kí hiệu là Pulse.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Cách đọc các chỉ số huyết áp

Cách đo huyết áp ngay tại nhà

Trước khi đo, bạn cần điều chỉnh tư thế đo huyết áp phù hợp. Người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn hoặc mặt phẳng, khuỷu tay để ngang mức với tim (để cao hay thấp hơn đều gây ảnh hưởng kết quả đo), lưng thẳng và tựa lưng vào ghế, bàn chân chạm hoàn toàn xuống đất, hai chân không bắt chéo nhau; cánh tay nên được bộc lộ hết, tức là để trần, không có tay áo phủ ở bên ngoài.

Tiếp đến, bạn bắt đầu tiến hành đo huyết áp theo các bước sau:

  • Đầu tiên, bạn tiến hành quấn băng vải đo vào bắp tay. Bạn cần uấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên lằn khuỷu tay khoảng 2cm tương đương một đốt ngón tay.
  • Đặt máy ở vị trí ngang mức với tim. Hoặc làm theo đúng hướng dẫn sử dụng của loại máy các bạn đang dùng về vị trí đặt, mức độ đóng chặt của dải quấn. Lưu ý: Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
  • Vận hành máy theo sự hướng dẫn của máy đã có sẵn và ghi lại các giá trị đo.

Ở lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau. Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút.

Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Cách đo huyết áp ngay tại nhà

Những sai lầm phổ biến khiến đo huyết áp cho kết quả sai

Việc đo huyết áp ngay tại nhà hằng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát được tình hình sức khỏe của mình nhanh chóng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số sai lầm sau để đảm bảo kết quả đo chính xác nhất

  • Ăn hoặc uống chất lỏng chứa caffein 30 phút trước khi đo huyết áp.
  • Ngồi khoanh chân và không đặt chân xuống đất.
  • Ngồi đo sai tư thế: Ngồi trên một chiếc ghế không thoải mái, không có điểm tựa lưng và không đợi ít nhất 5 đến 6 phút trước khi đo.
  • Không để vòng đo ngang tim và trên bề mặt phẳng cứng.
  • Lấy số đo của bạn trên quần áo chứ không phải trên da trần của bạn.
  • Nói chuyện với nhau hoặc với người khác trong khi đo huyết áp.
  • Sử dụng vòng đo không đúng kích cỡ, quá to hoặc quá chật so với tay của bạn.
  • Để ống khí hướng lên thay vì hướng xuống dọc theo cánh tay trong.
  • Đặt ống đo giữa cánh tay.
  • Không đi vệ sinh trước khi đo huyết áp.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Những sai lầm phổ biến khiến đo huyết áp cho kết quả sai

Các dấu hiệu huyết áp cần gặp bác sĩ

Nếu chỉ số huyết áp của bạn đột ngột vượt quá 180/120 mmHg, hãy đợi 5 phút và kiểm tra lại. Nếu chỉ số của bạn vẫn cao bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Bạn có thể đang trải qua tình trạng tăng huyết áp.

Nếu huyết áp của bạn cao hơn 180/120 mmHg và đồng thời xảy ra dấu hiệu tổn thương cơ quan như đau ngực, khó thở, đau lưng, thay đổi thị lực, khó nói, hãy lập tức gọi cấp cứu hoặc liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Now Foods của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Dấu hiệu huyết áp cần gặp bác sĩ

Giải đáp một số thắc mắc về chỉ số huyết áp

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Huyết áp của mỗi người có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố tiêu biểu như:

  • Tuổi tác: Nhìn chung, huyết áp của mỗi người sẽ tăng dần theo tuổi tác. Vì thế, huyết áp sẽ cao hơn khi bạn lớn tuổi.
  • Giới tính: Sau tuổi dậy thì, huyết áp của nữ thấp hơn nam, và ngược lại sau tuổi mãn kinh, huyết áp của nữ thường cao hơn nam.
  • Thời gian: Huyết áp vào buổi sáng khi mới thức dậy sẽ thấp hơn huyết áp được đo vào buổi chiều tối.
    Huyết áp có thể cao hơn ở những người béo phì vì tim phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển máu đến các mô của cơ thể.
  • Cường độ hoạt động: Huyết áp thường tăng cao khi bạn vận động mạnh, tập thể dục cường độ cao và sẽ trở lại mức bình thường trong vòng năm phút nghỉ ngơi sau hoạt động.
  • Quá trình mang thai: Huyết áp thường hạ thấp trong 3 tháng đầu thai kỳ và dần trở lại bình thường vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Chỉ số nào quan trọng hơn?

Thông thường, mọi người sẽ chú ý nhiều hơn đến huyết áp tâm thu (số đầu tiên) vì đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch đối với những người trên 50 tuổi.

Ở hầu hết mọi người, huyết áp tâm thu tăng dần theo tuổi tác do độ cứng của các động mạch lớn ngày càng tăng. Về lâu dài, sự tích tụ của mảng bám sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và mạch máu.

Tuy nhiên, chỉ số huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương tăng cao đều có thể được sử dụng để chẩn đoán huyết áp cao. Theo các nghiên cứu gần đây, nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ tăng gấp đôi với mỗi 20 mmHg tâm thu hoặc 10 mmHg tâm trương vượt quá mức bình thường.[1]

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Thông thường, mọi người sẽ chú ý nhiều hơn đến huyết áp tâm thu (số đầu tiên)

Nên đo huyết áp bao nhiêu lâu một lần?

Đo huyết áp khi nào và tần suất ra sao sẽ phụ thuộc vào tình trạng huyết áp và sức khỏe hiện tại của bạn. Nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá của bạn về tần suất đo huyết áp phù hợp sức khỏe với bạn.

Thời gian đầu, bạn có thể đo và theo dõi huyết áp thường xuyên (1 lần/ngày), sau đó ít thường xuyên hơn nhưng đều đặn (2-3 lần/tuần).

Nếu huyết áp bạn đã ổn định, bạn có thể chỉ cần đo huyết áp từ 4 đến 6 tháng một lần.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Thời gian đầu, bạn có thể đo và theo dõi huyết áp thường xuyên

Bạn có thể đo huyết áp ở đâu?

Nếu bạn đã được chẩn đoán bị huyết áp cao hoặc thấp, hoặc bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến huyết áp, bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn.

Bạn có thể kiểm tra huyết áp tại một số nơi, bao gồm:

  • Một số phòng khám hoặc bệnh viện uy tín gần nhà.
  • Một số nhà thuốc.
  • Ngay tại nhà với máy đo huyết áp cá nhân.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Bạn có thể đo huyết áp ngay tại nhà với máy đo cá nhân

Cách chọn máy đo huyết áp tại nhà

Nếu muốn kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà, bạn có thể mua máy đo huyết áp kỹ thuật số. Bạn có thể lưu ý một số điểm sau để tìm mua được máy đo huyết áp chất lượng:

  • Bạn nên chọn máy đo huyết áp ở bắp tay, không phải cổ tay hay ngón tay.
  • Máy có giao diện dễ sử dụng, màn hình hiển thị thông số to, rõ.
  • Máy có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Máy được mua tại điểm bán uy tín, chất lượng.
  • Bạn có thể cung cấp chỉ số huyết áp đo được tại nhà cho bác sĩ đến so sánh và kịp thời phát hiện nếu có sai lệch so với huyết áp được đo tại bệnh viện.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Arnet Pharmaceutical Corporation của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Cách chọn máy đo huyết áp tại nhà

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về chỉ số huyết áp cũng như cách đo và đọc các chỉ số này trên máy đo huyết áp tại nhà. Hãy chia sẻ thông tin này đến nhiều người hơn bạn nhé!

Nguồn: Heart.org, Verywellhealth, NHS

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *