Phân tích nước tiểu là một xét nghiệm phổ biến có thể đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau về sức khỏe bằng mẫu nước tiểu. Vậy cùng tìm hiểu các chỉ số xét nghiệm nước tiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Hướng dẫn đọc các chỉ số xét nghiệm của nước tiểu bạn cần biết
Contents
Kết quả xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa gì?
Kết quả của việc phân tích các chất có trong nước tiểu sau khi xét nghiệm sẽ giúp đánh giá những dấu hiệu bất thường về vấn đề sức khỏe cũng như tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, có thể giúp bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị hiệu quả.
Xét nghiệm nước tiểu đưa ra 11 chỉ số đánh giá cơ bản với các ý nghĩa sau:
- SG – Trọng lượng riêng: giúp đánh giá độ đặc hay loãng của nước tiểu do thiếu nước hay uống quá nhiều nước.
- LEU – Chỉ số bạch cầu: Leukocyte esterase là một loại enzyme có trong hầu hết các tế bào bạch cầu. Chỉ số này giúp đánh giá số lượng tế bào bạch cầu để thể hiện dấu hiệu của các bệnh lý nhiễm khuẩn.
- NIT – Chỉ số Nitrit: Đây là chỉ số giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu vì nitrite bình thường không có trong nước tiểu.
- pH – tính axit: giúp đánh giá độ acid hay kiềm của nước tiểu.
- BIL – Bilirubin: Bilirubin là một chất lỏng được sản xuất bởi gan và tìm thấy trong mật. Vì thế chỉ số này giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý ở túi mật hoặc gan.
- BLO – Tế bào hồng cầu: Tế bào hồng cầu thường không có trong nước tiểu. Chỉ số này đánh giá nguy cơ mắc bệnh thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu của bệnh nhân.
- GLU – Glucose: là chỉ số để định lượng glucose trong nước tiểu, thường có ở bệnh nhân tiểu đường.
- ASC – Soi cặn nước tiểu: cho thấy tình trạng cặn trong nước tiểu. Từ đó, đánh giá các bệnh về thận, phát hiện sỏi đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thận.
- KET (Ketone – Xeton): giúp người làm xét nghiệm nước tiểu biết được có đang bị nhiễm toan ceton liên quan đến bệnh tiểu đường hay không.
- UBG – Urobilinogen: Là dấu hiệu giúp phát hiện bệnh lý gan hay túi mật như bệnh xơ gan, viêm gan, ứ mật,…
- PRO – Protein: giúp đánh giá chức năng thận vì bình thường sẽ không có protein trong nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu đưa ra 11 chỉ số đánh giá cơ bản
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu chuẩn
SG – Trọng lượng riêng
Chỉ số bình thường: 1.015 – 1.025;
- Chỉ số SG giảm dưới 1,015: thường gặp trong tình trạng đái tháo nhạt, là dấu hiệu của tình trạng thải nước tiểu quá mức, nước tiểu bị cô đặc hoặc tiểu kém. Ngoài ra, tỷ trọng thấp còn gặp trong bệnh huyết áp và nếu kéo thì đó có thể là dấu hiệu của suy thận mạn.
- Chỉ số SG tăng trên 1,025: cho thấy tình trạng tỷ trọng nước tiểu cao, dấu hiệu của tình trạng mất nước (do tiêu chảy, nôn, sốt,…)
Chỉ số SG thay đổi phản ánh nguy cơ mắc các bệnh như: suy thận, nhiễm khuẩn, đái tháo đường, viêm bể thận, viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư,…
Tỷ trọng riêng thấp có thể gặp trong bệnh huyết áp và suy thận mạn
LEU – Chỉ số bạch cầu
Chỉ số bình thường: Âm tính hoặc có từ 10 – 25 tế bào/μL.
Nếu kết quả xét nghiệm sinh hóa nước tiểu dương tính hoặc lớn hơn 25 tế bào/μL nghĩa là người bệnh có thể bị nhiễm trùng đường niệu hoặc nhiễm nấm. Người bệnh có thể có những triệu chứng thường gặp như tiểu đau, tiểu buốt, đau lưng,…
Kết quả LEU dương tính nghĩa là có thể bị nhiễm trùng đường niệu
NIT – Chỉ số Nitrit
Chỉ số bình thường: Âm tính.
Kết quả xét nghiệm nitrite cho dương tính có thể chỉ ra rằng bệnh nhân đang gặp tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) vì vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu tạo ra loại enzyme có khả năng chuyển nitrate niệu ra thành nitrite.
Kết quả xét nghiệm nitrite dương tính có thể chỉ ra rằng bệnh nhân đang gặp tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu
pH – tính axit
Chỉ số bình thường: 4.8 – 7.4.
Khi pH = 4, nước tiểu có tính acid cao, pH = 7 là trung tính và pH = 9 có nghĩa là tính kiềm mạnh.
Độ pH cao có thể cho thấy có các vấn đề về thận và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) còn độ pH thấp cho rằng bệnh nhân đang gặp phải tình trạng nhiễm toan ceton, tiêu chảy liên quan đến bệnh tiểu đường, suy thận mạn, nôn, hẹp môn vị.
Độ pH cao cho thấy có các vấn đề về thận và nhiễm trùng đường tiết niệu
BIL – Bilirubin
Kết quả bình thường: Âm tính, nồng độ cho phép: 0.4 – 0.8 mg/dL.
Nếu kết quả dương tính hoặc nồng độ BIL trong nước tiểu lớn hơn 0.8 mg/dL có thể do bệnh lý túi mật hoặc gan bị tổn thương với một số bệnh điển hình như bệnh xơ gan, viêm gan, tắc nghẽn đường mật,…
Kết quả BIL dương tính có thể do bệnh lý túi mật hoặc gan bị tổn thương
BLO – Tế bào hồng cầu
Kết quả bình thường: Âm tính, chỉ số cho phép: 0.015 – 0.062 mg/dL.
Nếu kết quả cao hơn 0.062 mg/dL cho thấy đây là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương thận, niệu đạo, niệu quản, xuất huyết bàng quang,…
BLO cao hơn 0.062 mg/dL cho thấy dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu
GLU – Glucose
Chỉ số bình thường: Nồng độ dưới 0.84 mmol/l.
Kết quả nồng độ cao hơn bình thường có thể nguyên nhân do đái tháo đường không kiểm soát, giảm ngưỡng thận, bệnh thận hoặc xuất hiện tổn thương thận.
Tuy nhiên, ăn thức ăn ngọt trước khi tiến hành xét nghiệm cũng làm nồng độ GLU trong nước tiểu tăng cao. Do đó, nên xét nghiệm lần 2 và đánh giá dung nạp glucose để chẩn đoán chính xác và cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nồng độ GLU cao hơn bình thường có thể nguyên nhân do đái tháo đường không kiểm soát
ASC – Soi cặn nước tiểu
Chỉ số bình thường ở mức: 5-10 mg/dL hoặc 0,28-0,56 mmol/L.
Khi ASC lớn hơn 10 mg/dL là dấu hiệu trong các bệnh lý đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu hoặc viêm nhiễm thận,…
Chỉ số ASC cao là dấu hiệu trong các bệnh lý đường tiết niệu
KET (Ketone – Xeton)
Chỉ số bình thường: 2.5 – 5 mg/dL.
Nếu kết quả KET vượt ngưỡng 5 mg/dL là dấu hiệu mang thai ở phụ nữ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng, người bệnh mắc chứng tiểu đường không kiểm soát, nghiện rượu, nhịn ăn kéo dài hoặc chế độ ăn nghèo carbohydrate,…
Đối với thai phụ, để giảm hết lượng xeton nên cần thư giãn, nghỉ ngơi và không bỏ bất kỳ bữa ăn nào.
Tìm hiểu thêm: Bánh bao bao nhiêu calo? Ăn bánh bao có béo không? Cách ăn giảm cân
Kết quả KET vượt ngưỡng 5 mg/dL là dấu hiệu mang thai ở phụ nữ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng
UBG – Urobilinogen
Kết quả bình thường: Âm tính hoặc chỉ số cho phép từ 0.2 – 1.0 mg/dL hoặc 3.5 – 17 mmol/L.
Urobilinogen là chất tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin, thường được thải ra ngoài cơ thể theo phân.
Khi kết quả xét nghiệm dương tính hoặc nồng độ lớn hơn 1 mg/dL, bạn có thể đang mắc các bệnh lý gan như xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus. Thậm chí còn có thể mắc bệnh tắc ống mật chủ, ung thư đầu tụy, hiện tượng huỷ tế bào gan và bệnh suy tim xung huyết có vàng da.
Khi kết quả UBG dương tính hoặc nồng độ lớn hơn 1 mg/dL có thể đang mắc các bệnh lý gan
PRO – Protein
Kết quả bình thường: Âm tính, chỉ số cho phép: 7.5 – 20 mg/dL.
Kết quả cao khi PRO lớn hơn 20 mg/dL có thể do bệnh lý ở thận, nhiễm trùng hoặc máu trong nước tiểu.
Ngoài ra, ở thai phụ, protein trong nước tiểu cao có thể liên quan đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, cao huyết áp, vấn đề ở thận,… đặc biệt là cuối thai kỳ vì thai phụ có nguy cơ bị nhiễm độc huyết, tiền sản giật, tiểu đường. [2][3]
Chỉ số PRO lớn hơn 20 mg/dL có thể do bệnh lý ở thận
Có nên làm xét nghiệm nước tiểu hay không?
Phân tích nước tiểu là một xét nghiệm phổ biến được thực hiện vì nhiều lý do:
- Để kiểm tra sức khỏe tổng thể của bạn trong khám sức khỏe định kỳ, khám thai hoặc chuẩn bị trước khi phẫu thuật. Từ đó, sàng lọc nhiều loại rối loạn khi tiến hành nhập viện.
- Để chẩn đoán nguyên nhân một bệnh lý khi đã có triệu chứng bệnh.
- Để theo dõi một tình trạng và điều trị trong các bệnh như bệnh thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng có thể thử thai và sàng lọc thuốc nhưng không điển hình.
Phân tích nước tiểu là một xét nghiệm phổ biến nhằm kiểm tra, chẩn đoán và theo dõi tình trạng sức khỏe
Lưu ý trước khi làm xét nghiệm nước tiểu
Trang bị cho mình hộp đựng nước tiểu dùng một lần
Nước tiểu phải được đựng trong hộp dùng một lần và vô trùng vì dư lượng của các chất khác nhau như đường hoặc vi khuẩn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải thích kết quả, đặc biệt trong trường hợp xét nghiệm vi khuẩn (cấy nước tiểu).
Do đó, việc đi tiểu vào chai, lọ và các vật chứa khác hộp đựng nước tiểu dùng một lần có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm.
Nên chuẩn bị hộp đựng nước tiểu dùng một lần để tránh sai lệch kết quả
Chế độ ăn uống điều độ, ít uống rượu và uống nhiều nước
Chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến việc phân tích nước tiểu:
- Ăn nhiều thịt làm giảm độ pH của nước tiểu trong khi việc uống nhiều sữa hoặc ăn chay làm tăng độ pH.
- Lạm dụng rượu hoặc áp dụng chế độ ăn nhiều chất béo khiến xuất hiện tình trạng ketone niệu.
- Uống quá nhiều hoặc quá ít nước khiến nước tiểu bị loãng hoặc cô đặc thể hiện bằng chỉ số trọng lượng riêng.
Do đó, điều quan trọng trong một vài ngày trước khi kiểm tra theo kế hoạch là phải ăn uống cùng chế độ vừa phải, tiêu chuẩn và uống một lượng chất lỏng phù hợp với cơ thể.
Chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến việc phân tích nước tiểu
Tránh căng thẳng về thể chất và đứng yên lâu hơn bình thường
Hoạt động thể chất quá mức có thể dẫn đến sự tăng nồng độ protein và thể ketone trong nước tiểu. Ngoài ra, việc đứng yên trong thời gian dài cũng thường dẫn protein niệu thế đứng.
Vì vậy, tránh hoạt động thể chất quá mức và đứng yên lâu hơn bình thường để có kết quả phân tích nước tiểu chính xác nhất.
Tránh hoạt động thể chất quá mức và đứng yên lâu hơn bình thường để có kết quả phân tích nước tiểu chính xác nhất
Kiêng quan hệ tình dục 24 giờ trước khi lấy mẫu
Xét nghiệm nước tiểu sau khi quan hệ tình dục có thể khó khăn vì có tinh trùng trong nước tiểu, ngăn cản việc đánh giá cặn lắng nước tiểu chính xác bằng kính hiển vi.
Đồng thời, cũng có thể xuất hiện những tổn thương nhỏ ở niệu đạo dẫn đến sự gia tăng lượng biểu mô, hồng cầu hoặc sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu.
Tinh trùng khi quan hệ tình dục ngăn cản việc đánh giá cặn lắng nước tiểu
Tránh khám trong thời kỳ hành kinh và 2 ngày trước và sau kỳ kinh
Trong trường hợp lấy mẫu khi đang hành kinh, nước tiểu thường bị nhiễm một lượng lớn hồng cầu và biểu mô nên không thể thu được kết quả đáng tin cậy. Khi đó, bác sĩ có thể giải thích kết quả này là tiểu ra máu hoặc nghi ngờ sỏi thận, hội chứng viêm thận,…
Vì vậy nên tránh thực hiện xét nghiệm trong thời kỳ hành kinh, 2 ngày trước và sau kỳ kinh.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Santen của nước nào? Có tốt không? Các sản phẩm nổi bật
Tránh thực hiện xét nghiệm trong thời kỳ hành kinh, 2 ngày trước và sau kỳ kinh để kết quả đáng tin cậy
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu cũng như hướng dẫn cách đọc báo cáo kết quả. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!