Hướng dẫn xử lý khi bị ngộ độc thuỷ ngân

Rate this post

Nhiễm độc thủy ngân có thể gây ra tổn thương nặng nề ở vùng não, tim mạch và hệ thần kinh. Vì lẽ đó mà mỗi chúng ta cần trang bị kiến thức tốt để xử lý nhanh chóng và kịp thời khi bị ngộ độc thủy ngân.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn xử lý khi bị ngộ độc thuỷ ngân

Thủy ngân có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh cuộc sống của chúng ta. Cơ thể chúng ta khi tiếp xúc với một lượng nhỏ thủy ngân đều tương đối an toàn. Thế nhưng về lâu dài thủy ngân sẽ tích tụ càng nhiều và gây ra những hậu quả không lường đối với sức khỏe của con người. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về những triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc thủy ngân.

Hiện nay, khi bị ngộ độc thủy ngân sẽ không có cách nào để thải độc hiệu quả tại nhà. Nên khi bị ngộ độc thủy ngân bạn cần đến ngay các cơ sở sở y tế gần nhất để tiến hành chẩn đoán và điều trị thải độc kịp thời để tránh những biến chứng nặng nề xảy ra.

Sau đây là cách xử lý ngộ độc thủy ngân trước khi đến các cơ sở y tế nhằm mục đích hạn chế tối đa sự xâm nhập của thủy ngân vào cơ thể, cụ thể là:

Xử lý khi hít phải thủy ngân

Hướng dẫn xử lý khi bị ngộ độc thuỷ ngân

Đối với những người vô tình hít phải hơi thủy ngân thì việc cần làm là nhanh chóng đưa người này rời khỏi khu vực có thủy ngân. Việc này sẽ giúp hạn chế tình trạng hít hơi thủy ngân quá nhiều gây tổn thương đến phổi và các cơ quan hô hấp

Nếu trong phòng đang sư dụng điều hòa hoặc lò sưởi phải tắt ngay những thiết bị này để làm giảm sự bay hơi của thủy ngân. Nếu có bất kì dấu hiệu nào bất thường trong cơ thể, cần đưa người hít phải thuỷ ngân đến bệnh viện để bác sĩ có hướng xử lí kịp thời.

Xử lý khi nuốt phải thủy ngân

Tìm hiểu thêm: Thịt gà bao nhiêu calo? Ăn thịt gà có béo không?

Hướng dẫn xử lý khi bị ngộ độc thuỷ ngân

Trong trường hợp vô tình nuốt phải thủy ngân ở dạng lỏng thì cần chuyển người này đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Trong quá trình trước khi được chuyển đến các cơ sở y tế hãy cho người này uống thật nhiều nước. Vì uống nhiều nước có tác dụng làm loãng lượng thủy ngân trong hệ tiêu hóa, làm giảm thời gian thủy ngân thấm qua niêm mạc ruột vào máu.

Tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp như móc họng, bóp bụng để gây nôn cho người đã nuốt thủy ngân. Vì trong quá trình nôn thủy ngân sẽ bị trào ngược lại dễ xâm nhập vào phổi gây tử vong.

Xử lý khi thuỷ ngân tiếp xúc qua da

Hướng dẫn xử lý khi bị ngộ độc thuỷ ngân

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Mê Linh của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Đối với tình trạng thủy ngân tiếp xúc trực tiếp với da thì cần thực hiện ngay những điều sau:

– Cần thực hiện ngay lập tức các công đoạn vệ sinh vị trí da tiếp xúc với thủy ngân bằng xà phòng hoặc bằng nước muối sinh lý với mục đích làm trôi đi bớt lượng thủy ngân trên da.

– Nên thay toàn bộ quần áo đang mặc trên người để phòng trường phòng thủy ngân bám trên quần áo bị dính vào người.

– Trong trường hợp quần áo bị dính thủy ngân cần thực hiện đầy đủ những bước như sau: Cần ngâm quần áo trong nước lạnh khoảng 30 phút, sau đó tiếp tục ngâm thêm 30 phút trong nước xà phòng ở nhiệt độ ở nhiệt độ 70 – 80 độ. Cuối cùng tiến hành ngâm quần áo khoảng 20 phút trong nước có nhiệt độ cao và xả lại bằng nước lạnh.

Khi bị ngộ độc thủy ngân sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần nắm rõ những hướng xử lý khi bị ngộ độc thủy ngân để có những thao tác kịp thời trong việc sơ cứu ban đầu. Đây được xem là việc vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp ngăn chặn một lượng lớn thủy ngân xâm nhập vào cơ thể gây nên những biến chứng khôn lường cho người bị nhiễm thủy ngân.

(Hình ảnh tham khảo từ nguồn:mentinfo.com, vtv.vn, jiohealth.com,google.com,…)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *