Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Rate this post

Kẽm là chất dinh dưỡng tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể như phát triển tế bào, tăng cường miễn dịch cũng như giúp da chắc khỏe. Cùng tìm hiểu về nguyên tố kẽm qua bài viết dưới đây để hiểu được các tác dụng và cách dùng của nó nhé!

Bạn đang đọc: Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Kẽm là gì?

Kẽm là một nguyên tố vi lượng với nhu cầu hàng ngày rất nhỏ, khoảng 3 – 15mg tùy theo từng lứa tuổi. Tuy nhiên, đây là khoáng chất rất cần thiết cho nhiều hoạt động sống như:

  • Tổng hợp các chất.
  • Chữa lành vết thương.
  • Phản ứng enzyme.
  • Tham gia phản ứng miễn dịch.
  • Phát triển tế bào.

Vì cơ thể không thể tự sản xuất hay dự trữ kẽm nên chế độ ăn uống hàng ngày chính là nguồn cung cấp kẽm liên tục cho chúng ta. Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực phẩm, thuốc hoặc các viên uống chức năng.[1]

Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Kẽm là nguyên tố vi lượng có nhiều tác dụng cho cơ thể như điều trị mụn

Vai trò của kẽm đối với sức khỏe

Kẽm là nguyên tố vi lượng phổ biến thứ hai trong cơ thể (sau sắt) vì thế chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi tế bào và cơ thể như:

  • Cấu tạo enzyme: kẽm là nguyên tố tham gia cấu trúc của hơn 300 loại enzyme trong cơ thể. Do đó, bổ sung đầy đủ kẽm sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng và tăng cường khả năng dẫn truyền thần kinh .
  • Phát triển tế bào: tốc độ tăng trưởng và phát triển tế bào phụ thuộc vào hàm lượng kẽm trong cơ thể. Khi được cung cấp đầy đủ kẽm sẽ giúp cơ thể tổng hợp được protein, DNA để cơ thể phân chia và phát triển.
  • Tăng cường sức khỏe làn da: kẽm giúp tăng cường sản xuất collagen, tế bào và giảm tiết dầu thừa nên có thể giúp làn da căng bóng, săn chắc, hạn chế mụn trứng cá cũng như thúc đẩy sự hồi phục của các vết thương trên làn da.
  • Nâng cao sức khỏe miễn dịch: kẽm tham gia vào quá trình sản xuất các tế bào có chức năng miễn dịch, tăng cường các kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
  • Kích thích ngon miệng: thiếu kẽm có thể làm giảm cơ quan vị giác và khứu giác khiến cơ thể mất khứu giác, giảm cảm giác ngon miệng.[1]

Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Kẽm giúp lành vết thương nhanh hơn

Cách sử dụng kẽm đúng cách an toàn và hiệu quả

Cơ thể chúng ta không có khả năng dự trữ kẽm vì thế bạn cần bổ sung kẽm liên tục hàng ngày. Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua nhiều cách khác nhau như:

  • Thông qua chế độ ăn uống hàng ngày: ăn đa dạng các loại thịt đỏ, gia cầm, hải sản, uống sữa, phô mai. Đối với người ăn chay có thể dùng các loại thức ăn giàu kẽm có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, đậu đỗ, các loại hạt…
  • Uống thực phẩm bổ sung: nếu chế độ ăn không đủ đáp ứng nhu cầu kẽm của cơ thể thì bạn nên sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung theo khuyến nghị của bác sĩ.

Tuy nhiên, để có thể hấp thu tối đa lượng kẽm vào cơ thể khi uống các thực phẩm bổ sung, bạn nên:

  • Bổ sung kẽm trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.
  • Tránh ăn sữa, thịt gà hoặc các thực phẩm giàu chất xơ trong vòng 2 giờ sau khi uống viên kẽm.
  • Bổ sung đa dạng và đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất khác.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng kẽm theo chỉ định của bác sĩ.[2][3]

Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua thức ăn

Liều lượng kẽm được khuyến nghị theo từng độ tuổi

Nhu cầu kẽm của cơ thể sẽ khác nhau tùy theo từng lứa tuổi và trạng thái sinh lý. Lượng kẽm được khuyến nghị hàng ngày theo Bộ Y Tế như sau:[4]

Đối tượng Liều lượng (mg/ngày)
Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi 2
Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi 3
Trẻ em từ 1 – 3 tuổi 3
Trẻ em từ 4 – 8 tuổi 5
Trẻ em từ 9 – 13 tuổi 8
Từ 14 – 18 tuổi 9 – 11
Trên 19 tuổi 8 – 11

Liều bổ sung kẽm hỗ trợ điều trị một số bệnh

Vì kẽm tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể nên việc bổ sung kẽm có thể được sử dụng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng, thức đẩy quá trình hồi phục của nhiều bệnh lý. Một số bệnh nên bổ sung kẽm trong điều trị gồm:

Tiêu chảy

Bổ sung kẽm được chứng minh giúp giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy, giảm thời gian điều trị và hạn chế tái phát bệnh, nhất là đối với trẻ tiêu chảy bị suy dinh dưỡng. Liều kẽm được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ tiêu chảy là 20mg.[3]

Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Kẽm có thể được dùng để hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Mụn trứng cá

Việc sử dụng kẽm có thể giúp hạn chế mụn trứng cá phát triển nhờ khả năng:

  • Ngăn chặn các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.
  • Giảm tình trạng viêm.
  • Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn P.acnes.

Liều kẽm được sử dụng tối đa trong điều trị mụn trứng cá là 34mg mỗi ngày. Đặc biệt, chúng ta không nên dùng vượt quá liều 40mg/ngày bởi lạm dụng liều cao có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.[3][5]

Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Kẽm được dùng để hỗ trợ giảm mụn hiệu quả

Cảm cúm thông thường

Khi gặp các triệu chứng của cảm cúm thông thường như ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc đau đầu, bạn có thể ngậm viên kẽm trong vòng 24 giờ. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt các biểu hiện khó chịu và rút ngắn thời gian bị bệnh.[2]

Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Uống kẽm giúp cải thiện triệu chứng cảm cúm

Thiếu hụt kẽm

Người có biểu hiện thiếu hụt kẽm nên được bổ sung kẽm bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch để có thể hồi phục lại lượng kẽm thiếu hụt một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ liều lượng kẽm được bác sĩ chỉ định.

Những biểu hiện thiếu hụt kẽm thường gặp gồm:

  • Trẻ bỏ bú, chán ăn, chậm tăng cân.
  • Thường xuyên tiêu chảy.
  • Phát ban trên da, khô ráp.
  • Rụng tóc.
  • Giảm hoặc mất vị giác, khứu giác.[3]

Tìm hiểu thêm: Hạt ý dĩ (hạt bo bo) có tác dụng gì? 7 công dụng của hạt ý dĩ

Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Bổ sung kẽm giúp giảm triệu chứng thiếu hụt kẽm như rụng tóc

Đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính được đặc trưng bởi tình trạng tăng lượng đường trong máu. Uống viên kẽm có thể giúp kiểm soát nồng độ đường huyết. Từ đó, giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường với việc thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc điều trị bệnh.[3]

Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Kẽm giúp hỗ trợ kiểm soát đường trong máu

Loét dạ dày tá tràng

Kẽm có tác dụng thúc đẩy phát triển tế bào, đồng thời hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Vì thế, uống bổ sung kẽm có thể giúp thu nhỏ ổ loét dạ dày, chống viêm nhiễm và hạn chế bệnh tái phát.[3]

Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Bạn có thể uống kẽm để giảm biểu hiện viêm loét dạ dày

Các loại thực phẩm bổ sung kẽm

Hiện nay, tùy theo mục đích sử dụng mà trên thị trường sẽ có những loại viên uống bổ sung kẽm với các thành phần hóa học khác nhau như:

  • Kẽm gluconate: thường được dùng trong hỗ trợ cảm cúm ở dạng viên ngậm hoặc xịt mũi họng.
  • Kẽm acetate: có tác dụng tương tự kẽm gluconate, thường được sử dụng nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu và rút ngắn thời gian bệnh.
  • Kẽm sulfate: đóng vai trò hỗ trợ giảm mụn trứng cá cũng như điều trị các triệu chứng thiếu hụt kẽm.
  • Kẽm picolinate: đây là dạng hỗn hợp kẽm gồm kẽm gluconate và kẽm citrate. Cơ thể chúng ta có thể hấp thụ dạng kẽm này tốt hơn.
  • Kẽm orotate: là hợp chất gồm kẽm liên kết với axit orotic giúp bổ sung kẽm thiếu hụt trong cơ thể.
  • Kẽm citrate: là dạng thuốc dễ hấp thu như kẽm gluconate nhưng có hương vị dễ chịu hơn, ít đắng hơn nên được sử dụng cho trẻ em.[6]

Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều viên uống kẽm với thành phần khác nhau

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng kẽm

Kẽm là nguyên tố được hấp thụ tốt vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bổ sung quá liều kẽm có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Uống quá 40mg kẽm nguyên tố/ngày sẽ dẫn đến triệu chứng giống cúm: sốt, đau đầu, ho, chảy nước mũi.
  • Ngộ độc kẽm: buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy, mất cảm giác ngon miệng.
  • Cản trở hấp thu các chất dinh dưỡng khác như đồng, sắt.
  • Giảm tác dụng của thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu nếu dùng cùng một lúc.
  • Giảm chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu.[7][8][1]

Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Buồn nôn có thể là biểu hiện của ngộ độc kẽm

Thực phẩm giàu kẽm

Cách bổ sung kẽm đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể sử dụng hàng ngày là thường xuyên ăn các thực phẩm giàu kẽm. Một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo gồm:

  • Các loại thịt: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà
  • Hải sản: cá hồi, cá mòi, tôm, cua, con hàu
  • Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Các loại hạt và đậu đỗ: hạt điều, hạt bí, đậu đen, đậu xanh và đậu lăng.
  • Ngũ cốc: yến mạch, gạo lứt, diêm mạch.
  • Một số loại rau: cải xoăn, củ cải đường, măng tây và nấm.[9][1]

Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Bạn nên bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu kẽm mỗi ngày

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về lợi ích và cách dùng của nguyên tố kẽm. Bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi bắt đầu sử dụng viên uống bổ sung kẽm để tránh những tác dụng phụ không mong muốn nhé!

  • How to Take Zinc

    https://www.wikihow.health/Take-Zinc

  • Zinc – Uses, Side Effects, and More

    https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-982/zinc

  • Zinc

    https://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-HealthProfessional/

  • Can You Use Zinc for Acne Spots and Scars?

    https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/zinc-for-acne

  • Zinc: Everything You Need to Know

    https://www.healthline.com/nutrition/zinc-supplements

  • Zinc Supplements: Benefits, Dosage, and Side Effects

    https://www.healthline.com/nutrition/zinc-supplements

  • What are the health benefits of zinc?

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/263176

  • The top foods high in zinc

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/325916

  • Xem thêm Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

    >>>>>Xem thêm: Nha đam có thể làm giảm sự xuất hiện của sẹo mụn không?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *