Khoai mì là một trong những món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của con người. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu xem khoai mì bao nhiêu calo và cách ăn khoai mì giúp giảm cân nhé!
Bạn đang đọc: Khoai mì bao nhiêu calo? Cách ăn khoai mì giảm cân và lưu ý khi ăn
Contents
Khoai mì (củ sắn) bao nhiêu calo?
Trong 100g khoai mì có chứa khoảng 160 calo với khoảng 98% là carbohydrate. Ngoài ra, một số món ăn được chế biến bằng khoai mì có chứa lượng calo như sau:
- Bánh khoai mì nướng: 392 calo/cái.
- Chè khoai mì: 398 calo/chén.
- Khoai mì hấp nước dừa: 150calo/100g. [1]
Trong 100g khoai mì có chứa khoảng 160 calo
Ăn khoai mì có mập không?
Khoai mì là một loại thực phẩm được ưa chuộng và có hàm lượng calo thấp, giúp hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Trong 100g khoai mì có chứa khoảng 160 calo, chỉ rất nhỏ so với tổng lượng calo cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Ngoài ra, khoai mì cũng chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp cơ thể cảm thấy no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, nếu lượng calo từ khoai mì và các nguồn thức ăn khác vượt quá nhu cầu năng lượng hàng ngày thì vẫn có thể dẫn đến tăng cân. [2]
Ăn khoai mì hỗ trợ giảm cân nhờ chứa nhiều chất xơ và ít calo
Cách ăn khoai mì giảm cân
Khi chế biến khoai mì để giảm cân, bạn nên lưu ý hạn chế thêm đường, sữa, đồng thời chế biến đơn giản như hấp, luộc… để giữ lại hàm lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể và tránh làm tăng lượng calo tổng của món ăn.
Khoai mì hấp, luộc, nướng
Khoai mì hấp, luộc, nướng đều là những món ăn đơn giản, ngon và bổ dưỡng. Mỗi cách chế biến đều có hương vị riêng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khác nhau. Dưới đây là một số cách ăn khoai mì để giảm cân mà bạn có thể tham khảo:
Cách chế biến khoai mì hấp:
- Bước 1: Làm sạch khoai mì.
- Bước 2: Thái khoai mì thành các miếng nhỏ hoặc để nguyên tuỳ theo sở thích.
- Bước 3: Cho khoai mì đã chuẩn bị vào nồi hấp, có thể thêm một chút muối vào nước để khoai mì thơm ngon hơn.
- Bước 5: Hấp trong khoảng 15 – 20 phút cho đến khi khoai mì đã chín mềm và thưởng thức.
Cách chế biến khoai mì luộc:
- Bước 1: Gọt vỏ khoai mì và rửa sạch với nước.
- Bước 2: Cho khoai vào nồi và đổ ngập nước.
- Bước 3: Đun khoai mì trong nồi cho đến khi nước sôi, sau đó đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút cho đến khi sắn mềm và nở.
- Bước 4: Vớt sắn ra khỏi nồi, để ráo nước và sử dụng.
Cách chế biến khoai mì nướng:
- Bước 1: Gọt vỏ khoai mì và rửa kỹ với nước.
- Bước 2: Thái khoai mì thành những miếng vừa phải.
- Bước 3: Trước khi nướng, bạn có thể ngâm khoai mì trong nước lạnh vài phút để loại bỏ tạp chất.
- Bước 4: Quét một lớp dầu thật mỏng lên bề mặt của khoai mì.
- Bước 5: Nướng ở 200°C trong khoảng 20 – 30 phút cho đến khi khoai mì chín và có màu vàng đều.
Khoai mì luộc mang lại nhiều chất dinh dưỡng
Khoai mì hấp nước cốt dừa
Khoai mì hấp nước cốt dừa là một món ăn dân dã, quen thuộc của người dân Việt Nam. Món ăn này có vị ngọt, béo ngậy của nước cốt dừa, hòa quyện cùng khoai mì bùi bùi và thơm ngon.
Cách chế biến khoai mì hấp nước cốt dừa:
- Bước 1: Gọt vỏ khoai mì, cắt khúc vừa ăn và ngâm trong nước muối pha loãng trong 2 – 4 giờ (hoặc qua đêm) để loại bỏ phần mủ và nhựa.
- Bước 2: Rửa lại khoai mì với nước sạch và để ráo nước.
- Bước 4: Cho khoai mì vào nồi cùng với 500ml nước dừa, lá dứa và muối.
- Bước 5: Khi thấy phần nước dừa trong nồi gần rút hết, thêm 350ml nước cốt dừa để khoai mì có hương vị béo hơn.
- Bước 6: Thêm một ít dừa đã bào sợi vào để nấu chín. Đậy nắp và nấu cho đến khi nước cốt dừa rút hết.
- Bước 6: Rang đậu phộng và mè, sau đó thêm một chút muối và đường vào và xay nhuyễn hỗn hợp.
- Bước 7: Rắc hỗn hợp mè và đậu phộng lên khoai mì rồi thưởng thức.
Khoai mì hấp nước cốt dừa thơm ngon
Tác dụng của khoai mì
Khoai mì là một nguồn cung cấp tinh bột dồi dào và chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm vitamin C, vitamin B6, kali, sắt và magie. Dưới đây là một số tác dụng của khoai mì đối với sức khỏe:
- Hỗ trợ kiểm soát huyết áp: Khoai mì có chứa kali, một khoáng chất giúp điều hòa huyết áp và duy trì sự cân bằng natri – kali cần thiết cho cơ thể.
- Trị tiêu chảy: Khoai mì chứa chất xơ và chất chống viêm tự nhiên, có thể giúp làm dịu bớt triệu chứng tiêu chảy và giữ cân bằng hệ tiêu hóa.
- Trị sốt: Khoai mì có chứa vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm cảm giác khó chịu trong cơ thể và giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
- Tốt cho da, tóc: Khoai mì chứa nhiều chất chống oxy hóa và các dưỡng chất cần thiết như vitamin A, vitamin C và vitamin B6 giúp giữ ẩm cho da, ngăn ngừa mụn trứng cá và giúp tóc chắc khỏe.
- Giảm đau đầu: Khoai mì có chứa magie giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau đầu.
Ăn khoai mì giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp
Ăn nhiều khoai mì có tốt không?
Khoai mì là một loại củ giàu dinh dưỡng chứa nhiều carbohydrate, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, ăn quá nhiều khoai mì cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe bao gồm:
- Ăn quá nhiều khoai mì trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng kháng insulin, rối loạn tim mạch, béo phì và tăng đường huyết.
- Khoai mì có chứa hàm lượng carbohydrate và calo tương đối cao, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra sự tích tụ chất béo dư thừa trong cơ thể và làm cho hàm lượng cholesterol tăng cao.
- Khoai mì là một loại thực phẩm có chứa axit uric cao, nếu ăn quá nhiều hàm lượng axit uric trong cơ thể có thể tăng lên đáng kể. Vì vậy, những người bị bệnh gout nên hạn chế ăn khoai mì.
- Khoai mì có chứa một lượng nhỏ cyanide, là một chất độc có thể gây tình trạng ngộ độc nếu ăn quá nhiều. [3]
Ăn khoai mì làm nặng thêm tình trạng bệnh cho người bị bệnh gout
Lưu ý khi ăn khoai mì
Đối tượng không nên ăn nhiều khoai mì
Khoai mì là một loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, một số đối tượng không nên ăn nhiều khoai mì như:
- Bệnh nhân có vấn đề về tuyến giáp: Khoai mì chứa hợp goitrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
- Người bị thiếu iod: Khoai mì là một loại thực phẩm chứa goitrogen có thể làm giảm hấp thụ iod trong cơ thể.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú: Khoai mì có chứa cyanua có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.
- Trẻ em: Trẻ em có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn nên khi ăn khoai mì có thể gây ra tình trạng khó tiêu. [4]
Tìm hiểu thêm: Virus Nipah là gì? Những điều cần biết về virus Nipah
Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn khoai mì
Lưu ý khi chọn mua, bảo quản khoai mì
Bạn nên chọn mua khoai mì có các đặc điểm sau:
- Vỏ không bị nứt, sần sùi hoặc có vết thâm.
- Kích thước vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ.
- Màu sắc tươi sáng, không bị ố vàng hoặc có mùi lạ.
Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý một số phương pháp để bảo quản khoai mì như:
- Để khoai mì ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không để khoai mì ở nơi ẩm ướt vì có thể khiến khoai mì bị mọc mầm và thối.
- Thường xuyên kiểm tra khoai mì để loại bỏ những củ đã hỏng, tránh sự lây lan của vi khuẩn.
- Nếu không sử dụng hết khoai mì, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh. [5]
Nên chọn khoai mì có vỏ không bị nứt, sần sùi hoặc có vết thâm
Lưu ý khi ăn khoai mì
Để giảm các độc chất trong khoai mì, đảm bảo an toàn khi ăn, bạn nên lưu ý một số điều sau khi chế biến và ăn khoai mì:
- Gọt vỏ khoai mì trước khi nấu để giảm hàm lượng chất độc cyanua.
- Ngâm khoai mì trong nước từ 48 – 60 giờ trước khi nấu để loại bỏ các tạp chất độc hại.
- Đảm bảo nấu chín hoàn toàn khoai mì trước khi ăn.
- Kết hợp ăn khoai mì với thực phẩm giàu protein sẽ giúp cơ thể loại bỏ chất cyanua độc hại.
- Bổ sung nhiều loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa tác dụng phụ của khoai mì. [6]
Nên nấu chín khoai mì trước khi ăn để tránh ngộ độc
Giải đáp thắc mắc khi ăn khoai mì
Ăn khoai mì có gây nổi mụn không?
Ăn khoai mì có thể được coi là an toàn và không có liên quan trực tiếp đến việc nổi mụn. Bên cạnh đó, khoai mì có thể được dùng làm mặt nạ giúp làn da thêm mịn màng và mềm mại.
Ngoài ra, vỏ khoai mì có thể được sử dụng làm chất tẩy tế bào chết cho da. Bạn có thể tách vỏ khoai mì và nhẹ nhàng thoa lên da mặt trong vài phút, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Thực hiện phương pháp này ba lần một tuần để mang lại hiệu quả tốt cho làn da. [7]
Ăn khoai mì không bị nổi mụn
Ăn khoai mì có bị huyết trắng không?
Huyết trắng là một tình trạng nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn, nấm hoặc virus gây ra. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn khoai mì có thể gây huyết trắng. Vì thế, chị em phụ nữ có thể yên tâm bổ sung khoai mì vào chế độ ăn uống của mình nhé.
Ăn khoai mì không gây ra tình trạng huyết trắng
Ăn khoai mì có bị mất sữa không?
Ăn khoai mì không gây mất sữa cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, khoai mì chứa độc tố có thể gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc, do đó không nên ăn quá nhiều khoai mì sau khi sinh để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Ngoài ra, nếu mẹ đang cho con bú nên hạn chế ăn khoai mì vì cyanide có thể được bài tiết qua sữa mẹ có thể gây tác động đến sức khỏe còn non nớt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ăn khoai mì không làm phụ nữ sau sinh mất sữa
Ăn khoai mì có làm mưng mủ vết thương không?
Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn khoai mì có thể làm mưng mủ vết thương. Bên cạnh đó, lá khoai mì có chứa tinh dầu, flavonoid, saponin và các chất chống oxy hóa có thể giúp làm lành vết thương nhanh chóng. [7]
>>>>>Xem thêm: Bệnh tiểu đường ăn được khoai lang được không? 3 loại khoai có lợi
Ăn khoai mì không làm mưng mủ vết thương
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về việc khoai mì bao nhiêu calo. Để giảm cân, bạn nên ăn với lượng vừa phải, phù hợp với nhu cầu cơ thể. Hơn nữa, bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh và vận động thường xuyên để kiểm soát cân nặng nhé!