L-carnitine là một hoạt chất tự nhiên tham gia vào tăng cường chức năng não bộ, cơ bắp và tim mạch. Ngoài ra, chúng cũng thường được dùng với vai trò hỗ trợ giảm cân. Cùng tìm hiểu về những lợi ích tuyệt vời của L-Carnitine qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: L-Carnitine là gì? Tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
Contents
- 1 L-Carnitine là gì? Phân loại L-Carnitine
- 2 Lợi ích của L-Carnitine đối với sức khỏe
- 2.1 Hỗ trợ giảm cân
- 2.2 Cải thiện chức năng não bộ
- 2.3 Cải thiện hiệu suất tập thể dục
- 2.4 Cải thiện sức khỏe tim mạch
- 2.5 Giảm triệu chứng bệnh tiểu đường type 2
- 2.6 Cải thiện tình trạng đau thắt ngực
- 2.7 Giảm triệu chứng trầm cảm
- 2.8 Hỗ trợ điều trị suy tim
- 2.9 Giảm cholesterol trong máu
- 2.10 Cải thiện tình trạng sinh lý ở nam giới
- 2.11 Hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố
- 3 Hướng dẫn cách sử dụng L-Carnitine an toàn đúng cách, hiệu quả
- 4 Tác dụng phụ khi sử dụng
- 5 Lưu ý khi sử dụng L-Carnitine
- 6 Thực phẩm giàu L-Carnitine
L-Carnitine là gì? Phân loại L-Carnitine
L-Carnitine là gì?
L-Carnitine là một dẫn xuất được tổng hợp từ axit amin methionine, lysine tại gan, thận và não của cơ thể. Hoạt chất L-Carnitine có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng cũng như tăng cường hoạt động của cơ bắp, não bộ.
Cơ thể có thể tự sản xuất đủ L-Carnitine nếu được bổ sung đầy đủ vitamin C. Ngoài ra, bạn cũng sẽ nhận được một lượng nhỏ L-carnitine nhờ ăn thịt hoặc cá hay các loại viên uống bổ sung. Vì vậy, người ăn chay trường hoặc có vấn đề di truyền có thể bị thiếu hụt L-carnitine.
Bạn có thể bổ sung L-Carnitine bằng viên uống
Phân loại L-Carnitine
L-carnitine trong cơ thể với nhiều nguồn gốc và các dạng khác nhau từ tự tổng hợp, thực phẩm và các chất bổ sung. Một số loại L-Carnitine phổ biến hiện nay gồm:
- D-carnitine: Đây là dạng không hoạt động của carnitine dẫn đến sự thiếu hụt L-carnitine trong máu. Từ đó cơ thể tăng dự trữ mỡ, có thể gây ra viêm gan và stress oxy hóa với nhiều tác hại xấu.
- Acetyl-L-carnitine: được gọi là ALCAR, là dạng L-carnitine giúp hỗ trợ chức năng não bộ hiệu quả nhất, đặc biệt là với những người mắc bệnh thoái hóa thần kinh.
- Propionyl-L-carnitine: dạng này có thể thúc đẩy sản xuất oxit nitric, giúp cải thiện lưu lượng máu. Nhờ vậy, chúng đem lại lợi ích cao đối với những bệnh lý tuần hoàn như bệnh mạch máu ngoại vi hoặc huyết áp cao.
- L-carnitine L-tartrate: hoạt chất này có tốc độ hấp thụ nhanh, giúp giảm đau cơ và phục hồi khi tập thể dục nên thường bổ sung cho người hoạt động thể lực nhiều.[1][2]
L-Carnitine được chia thành 4 dạng chính
Lợi ích của L-Carnitine đối với sức khỏe
L-Carnitine có liên quan chặt chẽ đến hoạt động chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng trong ty thể tế bào. Vì thế, chúng có thể đem lại nhiều lợi ích khác nhau đối với cơ thể như:
Hỗ trợ giảm cân
L-carnitine giúp tăng cường vận chuyển nhiều axit béo vào tế bào nhằm đốt cháy để tạo ra năng lượng. Chính cơ chế này khiến L-Carnitine có thể loại bỏ chất béo dư thừa và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Một nghiên cứu trên người béo phì và người lớn tuổi cho thấy nếu dùng nhiều L-carnitine (từ 2 – 4g) thì cơ thể có thể giảm khoảng 1,3 kg. Ngoài ra, L-Carnitine có thể giúp giảm chỉ số khối cơ thể BMI, thu nhỏ chu vi vòng bụng và hạn chế hội chứng buồng trứng đa nang.
Dù đem lại hiệu quả hỗ trợ giảm cân tốt, song trước khi sử dụng L-Carnitine bạn cần phải có một chế độ ăn kiêng và tập thể dục kỹ lưỡng. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thường xuyên.[1]
L-Carnitine giúp tăng cường chuyển hóa chất béo, hỗ trợ giảm cân
Cải thiện chức năng não bộ
Acetyl-L-carnitine (ALCAR) được chứng minh giúp ngăn ngừa sự suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh do tuổi tác. Nhờ vậy, người dùng có thể cải thiện được các vấn đề liên quan đến chức năng học tập và ghi nhớ, đặc biệt với bệnh sa sút trí tuệ.
Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn về lợi ích lâu dài của L-Carnitine cho việc cải thiện chức năng não bộ đối với những người khỏe mạnh.[1]
Bạn có thể dùng L-Carnitine để tăng cường hoạt động của não bộ
Cải thiện hiệu suất tập thể dục
Việc sử dụng L-carnitine có thể giúp nâng cao hiệu suất tập luyện và đem lại nhiều lợi ích cho cơ bắp sau tập luyện như:
- Cải thiện quá trình phục hồi cơ xương khớp khi tập thể dục, hạn chế đau nhức.
- Tăng cường cung cấp oxy giúp cơ phát triển tốt nhất.
- Kích thích sản xuất oxit nitric nhằm giảm căng tức, khó chịu cơ sau tập luyện và giảm mệt mỏi.
- Tăng sản xuất các tế bào hồng cầu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và cơ bắp.
- Giúp việc tập luyện cường độ cao trở nên hiệu quả hơn, đặc biệt khi dùng L-carnitine trước tập 60 – 90 phút.
Tuy nhiên, lợi ích của L-carnitine đối với hiệu suất tập thể dục có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để có thể cảm nhận được sự thay đổi. Điều này khác với các chất bổ sung giúp nâng cao hiệu suất thể thao một cách tức thời như caffeine hoặc creatine.[1]
L-Carnitine giúp cho việc tập luyện trở nên hiệu quả hơn
Cải thiện sức khỏe tim mạch
L-carnitine được chứng minh về lợi ích với các bệnh lý tim mạch như:
- Cải thiện chức năng ở người bệnh rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành hoặc suy tim.
- Làm giảm huyết áp tâm trương đáng kể, nhất là đối với người thừa cân, béo phì.
- Tăng cường nồng độ HDL cholesterol “tốt”, giảm LDL cholesterol “xấu” trong máu.[1]
L-Carnitine được chứng minh giúp tăng cường hoạt động của hệ tim mạch
Giảm triệu chứng bệnh tiểu đường type 2
L-carnitine cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 và các yếu tố nguy cơ liên quan. Chúng giúp kiểm soát đường máu khi đói và chỉ số HbA1c ở bệnh nhân tiểu đường.
Đồng thời, L-carnitine còn giúp tăng tính nhạy cảm của cơ thể với insulin, hỗ trợ hoạt động của tuyến tụy. Nhờ vậy có thể nâng cao hiệu quả điều trị tiểu đường.[1]
Sử dụng L-Carnitine có thể giúp kiểm soát đường máu hiệu quả
Cải thiện tình trạng đau thắt ngực
L-carnitine có thể giúp giảm đau tức ngực nhất là khi vận động thể lực nhiều ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành. Nhờ đó, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.[2]
L-Carnitine có thể làm giảm triệu chứng đau thắt ngực
Giảm triệu chứng trầm cảm
Theo kết luận từ 12 nghiên cứu cho thấy acetyl-L-carnitine không chỉ giúp hạn chế bệnh thoái hóa thần kinh mà còn cải thiện bệnh trầm cảm. Đặc biệt, việc sử dụng L-carnitine có thể đem lại hiệu quả tương đương với thuốc chống trầm cảm nhưng ít để lại tác dụng phụ hơn.[1]
Hiệu quả của L-Carnitine được đánh giá tương đồng với thuốc chống trầm cảm
Hỗ trợ điều trị suy tim
Suy tim sung huyết làm hạn chế hoạt động thể lực, tích tụ dịch dư thừa tại cẳng chân, bụng, phổi… Sử dụng L-carnitine có thể tăng thải dịch thừa ra ngoài giúp người bệnh giảm phù nề, đau ngực, bụng.[2]
L-Carnitine có khả năng cải thiện triệu chứng của suy tim
Giảm cholesterol trong máu
L-carnitine giúp tăng cường chuyển hóa axit béo xấu trong cơ thể thành năng lượng. Nhờ vậy, chúng có thể đem lại hiệu quả tốt trong việc điều chỉnh lượng cholesterol trong máu, tăng HDL-C và giảm LDL-C.[2]
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ mang thai có nên sử dụng dầu hạt lanh không?
Lượng cholesterol máu có thể được điều chỉnh nhờ sử dụng L-Carnitine
Cải thiện tình trạng sinh lý ở nam giới
Acetyl-L-carnitine là hoạt chất giúp kích thích sản xuất tinh trùng, cải thiện khả năng di chuyển của tinh trùng. Vì thế, hoạt chất này có thể giúp hỗ trợ khả năng sinh sản nam giới.[2]
L-Carnitine giúp tăng sinh tinh trùng, hỗ trợ sinh lý nam
Hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố
Bên cạnh việc hỗ trợ sinh lý nam, L-carnitine cũng giúp điều chỉnh nồng độ nội tiết tố nữ. Do đó, phụ nữ có thể cải thiện hội chứng đa nang buồng trứng, nâng cao khả năng mang thai.[2]
L-Carnitine có thể cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết trong hội chứng buồng trứng đa nang
Hướng dẫn cách sử dụng L-Carnitine an toàn đúng cách, hiệu quả
Ở người lớn, liều L-Carnitine thường dùng là khoảng 2g uống mỗi ngày. Đối với trẻ em, liều L-Carnitine là khoảng 50-100mg/kg cân nặng dùng theo đường uống hàng ngày trong tối đa 1 năm.
Tuy nhiên, với mỗi dạng L-carnitine sẽ có liều lượng sử dụng cụ thể khác nhau như:[1][2]
Dạng L-Carnitine | Công dụng | Liều |
Acetyl-L-carnitine | Thường dùng để cải thiện sức khỏe và tăng cường chức năng của thần kinh và não bộ. | Liều thay đổi từ 500 – 3.000 mg mỗi ngày. |
L-carnitine L-tartrate | Giúp nâng cao hiệu quả tập luyện thể dục. | Liều lượng khoảng 1.000 – 4.000 mg mỗi ngày. |
Propionyl-L-carnitine | Nhằm cải thiện lưu lượng máu ở những người bị huyết áp cao hoặc bệnh lý tim mạch. | Liều 2.000mg mỗi ngày. |
Mỗi dạng L-Carnitine nên sử dụng với liều khác nhau
Tác dụng phụ khi sử dụng
Hoạt chất L-carnitine được cơ thể tự tổng hợp là chủ yếu, do đó khá an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, khi sử dụng L-carnitine tổng hợp, một số người có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ như:
- Ợ nóng.
- Buồn nôn.
- Đầy bụng, khó tiêu.[1]
Đầy hơi là triệu chứng có thể gặp ở một số người khi sử dụng L-Carnitine
Lưu ý khi sử dụng L-Carnitine
Không sử dụng cho phụ nữ mang thai
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ hiệu quả của L-carnitine đối với thai nhi. Do đó, để đảm bảo an toàn thì phụ nữ có thai không nên sử dụng L-carnitine với bất kỳ mục đích nào.
Phụ nữ có thai không nên dùng L-Carnitine để đảm bảo an toàn
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú và trẻ em
Một lượng nhỏ L-carnitine có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của L-carnitine với trẻ nhỏ vẫn chưa được phát hiện đầy đủ. Vì thế, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em cần thận trọng khi sử dụng L-carnitine.
L-Carnitine cần phải sử dụng thận trọng ở phụ nữ đang cho con bú
Không dùng cho đối tượng bị suy giáp, động kinh
Sử dụng L-carnitine có thể làm nặng thêm các triệu chứng như mệt mỏi, giảm khả năng tập trung và ham muốn tình dục trong bệnh suy giáp, tăng cường độ và số lần lên cơn động kinh. Do đó, người bệnh có tiền sử mắc 2 bệnh lý nói trên không được sử dụng L-carnitine.[2]
Người có tiền sử suy giáp không được dùng L-Carnitine
L-Carnitine làm tăng nồng độ trimethylamine-N-oxide (TMAO) trong máu
Bổ sung hoạt chất L-carnitine từ bên ngoài vào cơ thể có thể làm tăng nồng độ trimethylamine-N-oxide (TMAO) trong máu theo thời gian. Khi nồng độ TMAO trong máu tăng cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.[1]
L-Carnitine có thể làm tăng TMAO máu dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch
Thực phẩm giàu L-Carnitine
Mặc dù cơ thể tự tổng hợp phần lớn L-carnitine tại gan, thận và não, nhưng bạn cũng có thể bổ sung lượng nhỏ từ thực phẩm như sau:
- Thịt bò: 139 – 143mg trong mỗi 100 gam.
- Thịt lợn: 25 – 61mg trong mỗi 100 gam.
- Thịt gà: 13 – 34mg trong mỗi 100 gam.
- Sữa: 40mg trong mỗi 100 gam.
- Phô mai: 3mg trong mỗi 100 gam.[1]
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Cadila Healthcare của nước nào? Có tốt không?
Bạn có thể bổ sung một lượng nhỏ L-Carnitine thông qua thực phẩm hàng ngày
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức về những lợi ích tuyệt vời mà L-Carnitine mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế trước khi bổ sung L-Carnitine để đảm bảo an toàn nhé!