Lá dứa là một loại thảo dược quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Ngoài các công dụng hỗ trợ tình trạng thấp khớp, hệ thống thần kinh, giải cảm,… lá dứa còn có tác dụng kiểm soát đường huyết, phù hợp với hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Vậy lá dứa chữa bệnh tiểu đường được không và làm sao để sử dụng hiệu quả? Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Lá dứa chữa bệnh tiểu đường được không? Lợi ích và cách dùng lá dứa
Contents
- 1 Bệnh tiểu đường là gì?
- 2 Lá dứa chữa bệnh tiểu đường được không?
- 3 Tiểu đường thai kỳ có sử dụng lá dứa được không?
- 4 Tác dụng khi chữa tiểu đường bằng lá dứa
- 5 Một số bài thuốc chữa tiểu đường từ lá dứa
- 6 Người bệnh tiểu đường nên dùng lá dứa bao nhiêu là đủ?
- 7 Ai không nên sử dụng lá dứa
- 8 Lưu ý khi chữa tiểu đường bằng lá dứa
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả lượng insulin mà cơ thể tạo ra.
Tiểu đường có thể được phân loại như sau:
- Tiểu đường tuýp 1: là tình trạng tự miễn do hệ thống miễn dịch của cơ thể hiểu nhầm, phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.
- Tiểu đường tuýp 2: nguyên nhân do các yếu tố như di truyền, cân nặng hay lối sống. Đây là tình trạng bệnh phổ biến, chiếm khoảng đa số.
- Tiểu đường thai kỳ: là tình trạng lượng đường trong máu cao trong thời kỳ mang thai do tình trạng tăng cân và hormone insulin khó được sản xuất hơn (đề kháng insulin).
Triệu chứng của bệnh tiểu đường ở các tuýp nhìn chung là giống nhau, có thể bao gồm khát nước nhiều, đi tiểu nhiều lần, ăn nhiều, gầy nhiều, mờ mắt và mệt mỏi.
Nếu không được điều trị bệnh kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thần kinh, tổn thương ở chân, bệnh thận và các bệnh tim mạch.
Đồng thời, tiểu đường thai kỳ cũng sẽ gây các biến chứng nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi như huyết áp cao, tiền sản giật, sảy thai và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những lần mang thai sau.
Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao
Lá dứa chữa bệnh tiểu đường được không?
Lá dứa với những đặc tính tự nhiên có tiềm năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, đã nhận được sự chú ý của các nhà nghiên cứu.
Lá dứa chứa một loạt các hợp chất có tiềm năng hỗ trợ điều trị bệnh, bao gồm cải thiện sự nhạy cảm với insulin, khả năng kiểm soát đường huyết, và làm giảm khả năng viêm nhiễm trong cơ thể. Tuy nhiên, lá dứa không phải là một biện pháp thay thế cho các thuốc điều trị bệnh.
Việc bạn dùng lá dứa trong hỗ trợ điều trị bệnh nên được thảo luận với các chuyên gia y tế trước khi sử dụng, bạn chỉ nên sử dụng một phần vào trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tổng thể. [1]
Lá dứa chỉ là một biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Tiểu đường thai kỳ có sử dụng lá dứa được không?
Ngoài tác dụng ổn định đường huyết trong thai kỳ, lá dứa còn giúp làm đẹp da, giữ tinh thần vui vẻ cũng như giúp mẹ bầu ăn ngon và ngủ sâu giấc hơn.
Tuy nhiên, lá dứa có tính lợi tiểu nên sẽ không phù hợp với những người mắc bệnh lý về tiêu hóa. Đồng thời, mẹ bầu chỉ nên sử dụng nước lá dứa nguyên chất, không thêm đường hoặc sữa để tránh làm ảnh hướng tới lượng đường trong máu. [1]
Tuy nhiên, sử dụng lá dứa cũng chỉ là một biện pháp hỗ trợ, mẹ bầu vẫn nên điều trị tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ.
Uống nước lá dứa giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ
Tác dụng khi chữa tiểu đường bằng lá dứa
Ổn định lượng đường trong máu
Lượng chất xơ lớn trong lá dứa có khả năng làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate, từ đó giúp lượng đường trong máu được trung hòa, phù hợp ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo một bài nghiên cứu năm 2015, 30 người được khảo sát và sàng lọc bệnh tiểu đường bằng cách đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói, sau 15 phút dung nạp glucose vào cơ thể thì những người uống nước lá dứa có lượng đường trong máu ổn định hơn so với những người chỉ uống nước lọc. [2].
Lá dứa có thể hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu
Cải thiện các tình trạng kháng Insulin
Tuy trong lá dứa không có đường nhưng bù lại lá này có chứa nhiều glycosid góp phần giúp glucose dễ dàng được chuyển hóa thành năng lượng và hạn chế tích tụ lượng đường trong máu, từ đó đưa đường huyết về lại mức ổn định.
Theo như một nghiên cứu được thực hiện trên chuột ở Indonesia cho thấy sử dụng cao chiết từ cây lá dứa có khả năng giảm lượng đường huyết và cải thiện tình trạng kháng insulin ở những chú chuột béo phì. [3]
Lá dứa giúp cải thiện các tình trạng kháng insulin
Ngăn ngừa tăng huyết áp
Tình trạng tăng huyết áp và tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự kháng insulin hoặc không sản xuất đủ insulin có thể làm tăng lượng đường trong máu, gây ra tăng huyết áp. Vì vậy, việc duy trì kiểm soát cả hai tình trạng này là vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ các biến chứng và bảo vệ cơ thể.
Trong lá dứa có chứa một lượng kali, điều này giúp cân bằng điện giải ở trong cơ thể. Bên cạnh đó, người ta cũng tìm thấy polyphenol, glycosid và carotenoids – được xem là chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và thu hẹp động mạch do các mảng bám tích tụ. [1]
Các dưỡng chất có trong lá dứa cũng giúp ngăn ngừa tăng huyết áp
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhờ vào khả năng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu nên lá dứa cũng có tác dụng làm giảm áp lực lên thành mạch máu, từ đó ngăn ngừa được tình trạng tăng huyết áp cũng như các biến chứng khác liên quan đến tim mạch.
Chất chống oxy hóa và kali có trong lá dứa giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Tăng cường hệ thống miễn dịch cho người tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ bị suy yếu, từ đó, cơ thể dễ gặp tình trạng nhiễm trùng. Trong lá dứa cũng chứa nhiều chất chống oxy như vitamin A, vitamin C, tinh dầu glycosid, alkaloid,… có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ chống lại nhiễm trùng.
Tìm hiểu thêm: 100g cá lóc bao nhiêu calo? Ăn cá lóc có mập không? Cách ăn giảm cân
Lá dứa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch ở người bị tiểu đường
Một số bài thuốc chữa tiểu đường từ lá dứa
Nấu nước với lá dứa tươi
Dưới đây là hai cách đơn giản để bạn có thể nấu nước lá dứa tươi tại nhà:
Cách 1:
- Bạn lấy cỡ 10 lá dứa tươi, rửa sạch, để ráo và cắt thành khúc từ 5 – 7 cm.
- Cho 2,5 lít nước vào đun sôi cho đến khi nước cạn còn khoảng 2 lít và dịch nước có màu xanh thì tắt bếp.
- Uống 2-3 lần mỗi ngày trước khi ăn từ 20 – 30 phút cho đến khi thấy được kết quả.
Cách 2:
- Bạn thu hoạch lá dứa, rửa sạch, cắt nhỏ thành từng khúc.
- Lấy 5 g lá tươi cho vào bình trà ủ cùng 200 ml nước sôi trong 20 phút.
- Bạn có thể thêm một ít đá để thưởng thức, uống hàng ngày cho đến khi thấy được hiệu quả mà lá dứa mang lại.
Bạn có thể dùng lá dứa để nấu nước hoặc pha trà uống mỗi ngày
Nấu nước với lá dứa khô
Bạn nên chọn lá dứa tươi và không bị dập nát, rửa sạch, cắt từng khúc rồi đem đi phơi ngoài nắng hoặc máy sấy chuyên chuyên dụng.
Tiếp đến bạn cần cho từ 20 – 30 g lá dứa khô vào cùng 500 ml nước nóng, trần sơ nước đầu. Tiếp tục cho 500 ml nước sôi vào và hãm trong 30 phút. Bạn cũng có thể uống nước lá dứa khô thay cho trà mỗi ngày.
Bạn cũng có thể dùng lá dứa khô để uống thay trà mỗi ngày
Người bệnh tiểu đường nên dùng lá dứa bao nhiêu là đủ?
Mặc dù nước lá dứa tốt cho bệnh nhân mắc tiểu đường cũng như có thể được dùng trong đồ ăn, thức uống hoặc pha trà, tuy nhiên bạn cũng nên đảm bảo liều lượng dùng ở mức hợp lý.
Bạn nên dùng từ 1 – 2 lá dứa mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho lá dứa vào đồ ăn, nước uống hay pha trà để trải nghiệm ăn uống khác nhau.
Bạn cần đảm bảo dùng lá dứa ở liều lượng cho phép
Ai không nên sử dụng lá dứa
Người bệnh lý thận
Do trong lá dứa có chứa một lượng kali lớn nên có thể gây buồn nôn và khó tiêu ở bệnh nhân bị tiểu đường đi kèm với bệnh lý liên quan đến thận. Vì vậy, người mắc bệnh lý thận cần hạn chế sử dụng để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Người bị tiêu chảy
Do thành phần chủ yếu của lá dứa là chất xơ và nước nên có khả năng gây nhuận tràng nhẹ. Nếu bệnh nhân đang gặp phải tình trạng tiêu chảy, khi sử dụng quá nhiều nước lá dứa có thể làm khó chịu và gây kích ứng ở dạ dày khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh nhân bị tiêu chảy không nên tiêu thụ quá nhiều nước lá dứa
Lưu ý khi chữa tiểu đường bằng lá dứa
Theo dõi lượng đường
Mặc dù lá dứa có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường tuy nhiên bạn cũng cần theo dõi và kiểm soát lượng đường. Việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể được coi là một việc quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng, ảnh hưởng tới tim, thận, mắt,…
Nếu lượng đường huyết bị rối loạn hoặc có dấu hiệu lạ bất thường sau khi sử dụng lá dứa thì bạn nên dừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.
Bệnh nhân tiểu đường nên theo dõi đường huyết thường xuyên
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến lượng đường huyết trong cơ thể. Vì vậy bạn nên sử dụng thực phẩm giàu carbohydrate lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây,…
Lời khuyên hàng đầu dành cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 là cắt giảm đường như bánh kẹo, trái cây chín, nước ngọt,…
Thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến lượng đường huyết trong cơ thể
Tập luyện nâng cao thể trạng, sức khỏe
Tập thể dục thường xuyên giúp làm tăng nhạy cảm của insulin – hormone quan trọng trong chuyển hóa đường của cơ thể, giúp kiểm soát tốt lượng đường cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh.
Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp loại bỏ các cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, từ đó cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
>>>>>Xem thêm: 12 Cách gội đầu bằng bia giúp trị gàu, tóc dày, suôn mượt, giảm hư tổn
Tập luyện thể dục là hoạt động thể lực có thể giúp giảm lượng đường trong máu
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin cho bạn về tác dụng cũng như hướng dẫn cách sử dụng lá dứa trong điều trị bệnh tiểu đường. Lá dứa chỉ được xem là một phương pháp hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế thuốc tây y. Vì vậy, bạn không nên quá lạm dụng chúng nhé!