Lá lốt không chỉ được coi là thành phần trong các món ăn mà còn được sử dụng để chữa bệnh. Cùng tìm hiểu các tác dụng của lá lốt đối với sức khoẻ và lưu ý khi sử dụng nhé!
Bạn đang đọc: Lá lốt có tác dụng gì? Cách dùng, liều dùng, bài thuốc và tác dụng phụ
Lá lốt là cây thảo thân mềm, mọc thành từng bụi
Contents
Công dụng lá lốt
Chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt
Theo Đông Y, lá lốt có vị cay, tính ấm do vậy có thể giúp trừ lạnh, làm ấm người và giảm đau khá hiệu quả. Nhờ vào công dụng chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp, phong tê thấp mà lá lốt có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian.
Theo Y học hiện đại, phần lá và thân của chứa tinh dầu bao gồm beta-caryophylen và chất benzyl axetat, là những thành phần có công dụng chống viêm và giảm đau vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, lá lốt còn được dùng để chữa bệnh ngoài da, thấp khớp, nhức đầu, tiêu chảy và đau răng.
Bạn có thể kết hợp dùng đường uống và đắp ở ngoài để tăng hiệu quả điều trị.
Lá lốt có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp
Chữa phù thũng
Bài thuốc dân gian:
- Lá lốt 12g.
- Rễ cà gai leo 12g.
- Rễ mỏ quạ 12g.
- Rễ gai tầm xoọng 12g.
- Lá đa lông 12g.
- Mã đề 12g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Lá lốt có tác dụng trị phù thũng
Giải độc, chữa say nấm, rắn cắn
Bài thuốc dân gian:
- Lá lốt 50g.
- Lá khế 50g.
- Lá đậu ván trắng 50g.
Giã nát tất cả các nguyên liệu trên, thêm một ít nước, ép gạn lấy nước cho người bệnh uống ngay trong khi chờ chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế.
Lá lốt có tác dụng điều trị rắn cắn
Chữa ra nhiều mồ hôi tay chân
Bài thuốc dân gian:
Lấy 30g lá lốt tươi, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó cho vào 1 lít nước, đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi nhớ thêm ít muối. Sau đó đổ ra chậu dùng ngâm tay, chân thường xuyên trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày.[1]
Lá lốt có tác dụng điều trị mồ hôi tay
Chữa tổ đỉa ở bàn tay
Bài thuốc dân gian:
- Lấy một nắm lá lốt, đem rửa sạch rồi giã nát, sau đó lấy phần nước cốt, uống hết một lần.
- Riêng phần bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng bị tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại.
- Một ngày thực hiện 1 – 2 lần, liên tục trong 5 – 7 ngày.
Lá lốt điều trị tổ đỉa ở bàn tay
Đau bụng do lạnh
Bài thuốc dân gian:
Lấy lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước, giữ còn 100ml. Uống khi thuốc còn ấm và nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
Lá lốt điều trị đau bụng do lạnh
Viêm tinh hoàn
Bài thuốc dân gian:
- Lá lốt 12g.
- Lệ chi 12g.
- Bạch truật 12g.
- Trần bì 10g.
- Bạch linh 10g.
- Sinh khương 21g.
- Sơn thù 6g.
- Phòng sâm 6g.
- Hoàng kỳ 5g.
- Cam thảo (chích) 4g.
Đổ 600ml nước vào hỗn hợp trên, sắc còn 200ml, sau đó chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.
Tìm hiểu thêm: Những đối tượng nào nên và không nên sử dụng Coenzym Q10
Lá lốt tác dụng điều trị viêm tinh hoàn
Cách dùng lá lốt hiệu quả
Đối tượng không nên dùng lá lốt
Một số đối tượng không nên sử dụng lá lốt là:
- Người bị đau dạ dày.
- Nhiệt miệng.
- Táo bón.
Bởi vì lá lốt có vị cay, tính ấm nên người bị đau dạ dày dễ bị kích ứng niêm mạc khi sử dụng. Người bị táo bón, vốn là bị nóng trong người, do đó ăn lá lốt vào cơ thể sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề. Vì vậy nếu đang gặp phải những vấn đề trên, bạn không nên ăn lá lốt.
Lá lốt có thể gây nóng trong người do tính cay, ấm của nó
Bài thuốc đắp từ lá lốt
Bài thuốc đắp từ lá lốt có thể cải thiện tốt cơn đau và giảm mức độ ảnh hưởng tới chức năng vận động.
Khi đau nhức kèm theo sưng thì nên dùng lá lốt đơn độc, giã nát đắp lên chỗ đau. Còn bài thuốc lá lốt rang muối sử dụng khi bị đau nhức đơn thuần hay có kèm theo cứng khớp, chèn ép dây thần kinh.
Lá lốt đắp giúp giảm đau kèm cứng khớp
Sử dụng lá lốt ngâm chân
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sử dụng 30g lá lốt tươi đem rửa sạch, để ráo.
- Bước 2: Thêm vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút.
- Bước 3: Cho vào thêm ít muối, để ấm rồi dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân đến khi nước nguội.
Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.
Nên ngâm chân bằng nước lá lốt trước khi ngủ
Lá lốt ngâm rượu
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm 200g rễ lá lốt trong nước muối loãng 10 phút sau đó rửa lại nhiều lần cho sạch rồi để ráo.
- Bước 2: Cắt rễ lá lốt ra thành khúc ngắn rồi cho vào bình thủy tinh.
- Bước 3: Đổ ngập rượu trắng vào, đậy kín nắp rồi ngâm ít nhất 1 tháng.
Mỗi lần dùng lấy 1 ít rượu rễ lá lốt thoa lên vùng xương khớp bị đau và nhẹ nhàng massage trong khoảng 10 – 15 phút. Thực hiện đều đặn khoảng 1 – 2 lần/ngày đến khi tình trạng đau nhức giảm hẳn.
Lá lốt có thể dùng để ngâm rượu
Liều dùng lá lốt phù hợp
Thông thường trung bình một người chỉ nên dùng từ 50 đến 100g mỗi ngày. Không nên sử dụng qua nhiều lá lốt vì có thể gây phản ứng ngược như cảm thấy mệt mỏi, uể oải…
Nên dùng 50 đến 100g lá lốt mỗi ngày
Lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa đau nhức xương khớp
- Bạn cần phải áp dụng đúng cách và kiên trì trong một khoảng thời gian nhất định để đạt được hiệu quả.
- Cũng nên cân nhắc đến liều lượng và cách dùng và khả năng tương tác với các phương pháp điều trị khác. Vì vậy, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định áp dụng bất kỳ bài thuốc nào.
- Đặc biệt, loại dược liệu này chỉ có thể hỗ trợ giảm triệu chứng chứ không thực sự giải quyết được nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp.
- Nếu áp dụng mà không thấy hiệu quả hoặc có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn, còn ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp hơn.
Lá lốt chỉ có thể hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp
Tác dụng không mong muốn của lá lốt
- Do tính nóng của lá lốt nên nếu sử dụng quá nhiều ở phụ nữ đang cho con bú có thể bị mất sữa hoặc làm sữa bị loãng, do đó không đủ chất cho em bé.
- Không sử dụng ở người bệnh nóng gan, nhiệt miệng nặng, đau dạ dày vì lá lốt có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Ăn quá nhiều lá lốt, khoảng trên 100g/ngày có thể khiến bạn gặp vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng,…
>>>>>Xem thêm: Bánh oreo bao nhiêu calo? Ăn bánh oreo có béo không? Cách ăn giảm cân
Không nên sử dụng lá lốt cho phụ nữ mang thai
Lá lốt có nhiều công dụng như chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt, phù thũng, giải độc, chữa say nấm, rắn cắn,… Tuy nhiên, cần sử dụng đúng và kiên trì, khoảng 50 – 100g mỗi ngày, để thấy hiệu quả. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!