Leucine là một trong những axit amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được. Đây là chất tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể. Cùng tìm hiểu tác dụng của Leucine trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Leucine là gì? 8 Tác dụng của Leucine đối với cơ thể bạn cần biết
Contents
Leucine là gì?
Leucine (C6H13NO2) là một axit amin – có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein. Leucine bao gồm một nhóm alpha-amino và một nhóm alpha-carboxylic axit kết hợp với gốc isobutyl tạo nên cấu trúc phân nhánh (BCAA).
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, Leucine có vai trò quan trọng giúp cải thiện khối lượng cơ bắp, giảm viêm, giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, một số lợi ích của chất này vẫn cần nghiên cứu nhiều hơn.[1]
Leucine là một axit amin có cấu trúc phân nhánh
Các tác dụng của leucine đối với cơ thể
Xây dựng cơ bắp
Theo một số nghiên cứu, Leucine nói riêng và các axit amin phân nhánh nói chung có tác dụng quan trọng trong việc kích thích đường truyền tín hiệu mTOR (chất điều hòa sản sinh cơ bắp) giúp cho hệ thống cơ bắp của cơ thể phát triển theo hướng tích cực.
Theo một thử nghiệm ở Hàn Quốc vào năm 2022 được thực hiện ở những người trên 50 tuổi tham gia chương trình rèn luyện sức khỏe kéo dài 12 tuần. Sau khi kết thúc kỳ luyện tập, những người sử dụng Leucine tăng khối lượng cơ bắp lớn hơn những người không sử dụng.[1]
Leucine giúp tăng cường cơ bắp
Tăng cường phục hồi cơ bắp
Theo một số nghiên cứu, khẳng định Leucine có tác dụng cải thiện khả năng hồi phục cơ bắp sau khi hoạt động thể lực mệt mỏi. Chất này có tác dụng tốt hơn nếu sử dụng chung với các axit amin phân nhánh khác như Isoleucine, Valine hoặc kết hợp việc sử dụng chất này với những bài tập nâng cao sức đề kháng của cơ thể.[1]
Leucine giúp cải thiện quá trình hồi phục cơ bắp
Cải thiện hiệu suất tập thể dục
Các vận động viên cũng sử dụng Leucine để giúp tăng cường hiệu suất tập thể dục. Một nghiên cứu được thực hiện tại Viên nghiên cứu Thể dục thể thao của đại Học JAME COOK ở Úc đã chỉ ra rằng bổ sung Leucine liên tục trong 6 tuần giúp cải thiện sức bền và sức mạnh của phần bên trên cơ thể ở những vận động viên chèo thuyền.
Vào năm 2016, Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu cũng đã chỉ ra rằng việc sử dụng Leucine có tác dụng cải thiện chức năng cơ ở những người lớn tuổi.[2]
Leucine giúp tăng sức bền cơ thể
Kiểm soát cân nặng
Theo một số nghiên cứu trên động vật, việc bổ sung Leucine sẽ giúp tăng tiết hormone Leptin – một hormone có vai trò quan trọng trong việc điều hòa cảm giác thèm ăn ở cơ thể. Chính nhờ vào tác dụng này Leucine giúp giảm cảm giác thèm ăn ở những người có chế độ ăn giàu chất này.[3]
Leucine giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả
Ngăn ngừa tình trạng mất cơ ở người lớn tuổi
Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng Leucine có tác dụng cải thiện sức mạnh cơ bắp ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người đang trong trạng thái mất cơ.[3]
Leucine giúp giảm quá trình mất cơ ở người lớn tuổi
Cải thiện tình trạng viêm của cơ thể
Viêm là một quá trình sinh lý giúp cơ thể tiêu diệt những tác nhân gây hại nhưng khi viêm diễn ra trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể.
Một nghiên cứu trên 21 trẻ bại não cho thấy, bổ sung Leucine trong 10 tuần có thể giúp cho người bệnh giảm tình trạng viêm hiệu quả.[1]
Leucine giúp giảm tình trạng viêm tế bào não
Giúp ổn định lượng đường trong máu
Một số nghiên cứu trên người và động vật cho thấy, bổ sung Leucine có thể kích thích tuyến tụy tiết ra insulin giúp kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu. Một nghiên cứu khác năm 2014 cũng nhận định rằng Leucine có thể giúp tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin giúp đường vận chuyển trong tế bào tốt hơn.[1]
Leucine giúp giảm lượng đường trong máu
Hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson
Theo một số nghiên cứu, Leucine có tác dụng điều hòa quá trình viêm ở các tế bào não. Điều này giúp giảm những stress oxy hóa cũng như thay đổi môi trường vi mô của não trong bệnh Parkinson theo hướng tích cực.
Tuy việc hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson chỉ là một hướng đi mới nhưng đang được các nhà khoa học đặt nhiều kỳ vọng.[4]
Leucine giúp hỗ trợ tình trạng Parkinson
Hướng dẫn cách sử dụng leucine đúng cách an toàn, hiệu quả
Đối với người trưởng thành, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên sử dụng 55mg Leucin/kg cân nặng hoặc với những người có cân nặng 80kg thì cần 4,4g Leucine mỗi ngày. Một nghiên cứu khác, WHO lại khuyến cáo người lớn nên sử dụng 39mg Leucin/kg cân nặng.
Chính vì vậy khi có nhu cầu bổ sung chất này dưới dạng thực phẩm chức năng, bạn nên tham khảo ý kiến của Chuyên gia dinh dưỡng, Dược sĩ hoặc Bác sĩ. [5]
Tìm hiểu thêm: Hãng sản xuất Brunel Healthcare của nước nào? Có tốt không?
Bạn chỉ nên cung cấp lượng Leucine phù hợp với cơ thể
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng leucine
Khi sử dụng Leucine đúng liều, đúng thời gian thì hiếm khi xảy ra các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bổ sung chất này với nồng độ cao có thể dẫn tới các biến chứng như:
- Rối loạn tiêu hóa: xuất hiện tình trạng đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy,…
- Mất cân bằng nồng độ các axit amin bao gồm valin và isoleucine: dẫn tới tình trạng không phát triển cơ bắp nếu sử dụng lâu dài.
- Lượng đường trong máu giảm thấp: do insulin được kích thích tiết ra nhiều.
Theo một số nghiên cứu gần đây, sử dụng quá liều Leucine (trên 500mg/ngày) có thể dẫn tới tình trạng tăng nồng độ NH3 (amoniac) trong máu. Khi chất này tiếp xúc với các tế bào máu có thể khiến cho các tế bào thần kinh nhiễm độc gây nên tình trạng tổn thương, có thể dẫn tới lú lẫn.
Sử dụng nồng độ cao Leucine có thể làm giảm quá trình sản xuất niacin từ tryptophan. Điều này sẽ hạn chế tác dụng của nician với quá trình kìm hãm sự phát triển của các tế bào nấm. Chính điều này đã tạo điều kiện cho nấm phát triển.[1]
Với bệnh rối loạn di truyền siro niệu (MSUD), việc cung cấp nhiều Leucine có thể dẫn tới tình trạng tích tụ axit leucine và keto gây ra thờ ơ, sụt cân, khó chịu và tổn thương thần kinh.[2]
Dùng Leucine quá liều có thể gây nên tình trạng buồn nôn
Lưu ý khi sử dụng Leucine
Cách bảo quản Leucine
Mỗi loại thực phẩm chức năng chứa Leucine sẽ có những hướng dẫn sử dụng khác nhau. Nhìn chung, các loại chế phẩm này thường được để ở nơi khô thoáng, xa tầm tay trẻ em.
Với những đối tượng có chỉ định sử dụng Leucine trong thời gian dài thì cần tuân thủ hạn sử dụng trên nhãn và nên loại bỏ các chế phẩm mà hộp đã mở hơn 1 năm.[1]
Bảo quản Leucine ở nơi thoáng mát, xa tầm tay trẻ em
Các thực phẩm bổ sung có đặc tính tương tự Leucine
Một số chất có tác dụng giúp giảm viêm, điều chỉnh lượng đường trong máu và hỗ trợ sức khỏe cơ bắp tương tự như Leucine có thể kể đến là:
- Creatine: giúp tăng sức mạnh cơ, xây dựng hệ thống cơ bắp và ngăn ngừa mất cơ, xương ở người lớn tuổi.
- L-Carnitine: thường được sử dụng để tăng thành tích thể thao.
- Whey protein: là thực phẩm chức năng có các axit amin tổng hợp, một trong số đó là Leucine, giúp ngăn ngừa mất cơ ở người lớn tuổi.[1]
L-Carnitine là chất thay thế vai trò của Leucine
Bạn nên làm gì nếu dùng quá liều
Hiện nay, không có nhiều nghiên cứu nói về những biểu hiện của người sau khi bổ sung quá liều Leucine. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần tác dụng phụ, khi sử dụng quá nhiều Leucine có thể dẫn tới tình trạng tăng amoniac trong máu. Chính vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu như mệt mỏi, đau đầu, lú lẫn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.[1]
Dùng Leucine quá liều có thể gây nên tình trạng đau đầu
Thận trọng khi sử dụng cho người bệnh tiểu đường
Vì Leucine có thể làm tăng tác dụng của insulin đối với cơ thể. Nên với những người đang sử dụng thuốc để hỗ trợ giảm lượng đường trong máu thì không nên sử dụng loại chế phẩm này để tránh tình trạng đường huyết hạ xuống quá thấp.[1]
Bệnh nhân tiểu đường nếu sử dụng Leucine có thể gây ra hạ đường huyết
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của Leucine với phụ nữ mang thai và cho con bú. Chính vì vậy, khi bác sĩ không có chỉ định thì không nên sử dụng chế phẩm này.
Đối tượng trẻ em cũng không nên sử dụng loại thực phẩm chức năng này do việc cung cấp axit amin đơn lẻ sẽ dẫn tới những bất thường trong sự cân bằng nồng độ các chất, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ em.[1]
Phụ nữ có thai không nên sử dụng Leucine
Các thực phẩm giàu Leucine
Do cơ thể không tự sản xuất được Leucine nên bạn có thể cân nhắc sử dụng những loại thực phẩm chứa nguồn Leucein phong phú để cung cấp cho cơ thể. Dưới đây là thống kê lượng Leucine có trong 100g thực phẩm giàu axit amin phân nhánh:
- Thịt nướng: 1,7g.
- Ức gà không da: 2g.
- Thịt lợn không mỡ: 1,7g.
- Phô mai Asiago: 2,8g.
- Phô mai Feta: 1,5g.
- Phô mai Parmesan: 2,9g.
- Phô mai mozzarella: 1,4g.
- Đậu lăng: 0,6g.[1]
Ức gà là thực phẩm chứa nhiều Leucine
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức về Leucine. Đây là chất tốt cho sức khỏe và đặc biệt quan trọng với sự phát triển cơ bắp. Chính vì vậy, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng cũng như liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng nếu có nhu cầu sử dụng loại thực phẩm này nhé!
Leucine: The Muscle-Building Amino Acid Your Body Needs
Top Foods High in Leucine
https://www.webmd.com/diet/foods-high-in-leucine
Neuroinflammation as a Potential Mechanism Underlying Parkinsons Disease
https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/leucine
10 Healthy High Leucine Foods
https://www.healthline.com/nutrition/10-high-leucine-foods
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Đông Dược Việt có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật