Bạch chỉ được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp hạ sốt, giảm đau,… Vậy liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng bạch chỉ như thế nào để đạt được tác dụng tối đa. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng bạch chỉ
Bạch chỉ có vị cay, hơi ngọt, tính ấm, ít độc, được sử dụng nhiều trong Đông y để: hạ sốt giảm đau, dùng điều trị cảm cúm, sốt xuất huyết, đau nhức đầu,… Dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về liều dùng, cách dùng, lưu ý khi dùng bạch chỉ. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Contents
Liều dùng bạch chỉ
Các sản phẩm bổ sung từ rễ cây bạch chỉ được bán ở dạng viên nang và chiết xuất, cũng như được sấy khô dưới dạng trà.
Liều lượng tiêu chuẩn chưa được thiết lập, cũng như không rõ liều lượng an toàn sẽ là bao nhiêu để tránh các biến chứng và tác dụng phụ tiềm ẩnHầu hết, không có sản phẩm viên uống hoặc siro chỉ chứa hoàn toàn bạch chỉ, chỉ có các sản phẩm kết hợp giữa bạch chỉ và các thành phần dược liệu khác. Trong các sản phẩm bổ sung này, rễ cây bạch chỉ chứa 500–2000mg.
Theo Đông y: Ngày dùng 5-10g/ngày, sắc nước uống hoặc dùng viên hoàn, bột.
Dùng ngoài, sử dụng một lượng vừa đủ, nghiền thành bột đắp tại chỗ hoặc dùng nước sắc để rửa.
Cách dùng bạch chỉ
Tìm hiểu thêm: Cách hạ sốt nhanh cho trẻ theo độ tuổi và các lưu ý ba mẹ không nên bỏ qua
Rễ cây bạch chỉ có một số công dụng trong ẩm thực. Nó đôi khi được sử dụng trong sản xuất rượu gin và các loại rượu mạnh khác, lá bạch chỉ có thể được làm kẹo, sử dụng làm đồ trang trí hoặc trang trí.
Tuy nhiên, nó chủ yếu được sử dụng như một phương thuốc thảo dược được sử dụng nhiều ở các nước Châu Âu và Nga.
Một số người sử dụng hạt bạch chỉ khô để tạo mùi cho rượu, bánh ngọt, bánh quy và bánh kẹo. Kẹo bạch chỉ là một món ăn có thể được làm ở nhà và sử dụng sau bữa ăn.
Ngoài ra, Bạch chỉ còn được sử dụng theo các cách sau:
Làm trà bạch chỉ
Thêm một cốc nước sôi vào một thìa cà phê bạch chỉ khô và đậy kín trong ít nhất 10 phút, uống 1/3 tách trà bạch chỉ 30 phút trước mỗi bữa ăn.
Một số bài thuốc về bạch chỉ dùng trong dân gian:
Sốt, cảm cúm, nhức đầu, đau mỏi cơ thể:
Trẻ con nóng sốt: Nấu nước bạch chỉ, tắm thật nhanh ở nơi kín gió.
Người lớn: Sử dụng kết hợp với Xuyên khung, mỗi thứ một lượng bằng nhau, tán thành bột, mỗi lần 2-3g. Ngày 2-3 lần uống với nước nóng hoặc rượu để ra mồ hôi
Chữa chứng hôi miệng: Bạch chỉ 30g, Xuyên khung 30g. Hai vị tán nhỏ, dùng một lượng nhỏ mật ong bằng hạt ngô. Hàng ngày ngậm thuốc này, mỗi ngày ngậm khoảng 2-3 viên.
Chữa đau, sâu răng: Bột bạch chỉ thấm vào bông và bôi vào chỗ đau.
Chữa mụn nhọt: Bạch chỉ, Đương quy, Tạo giác, mỗi thứ 7g sắc nước uống.
Lưu ý khi sử dụng bạch chỉ
>>>>>Xem thêm: Hãng sản xuất Sanico NV của nước nào? Chất lượng có tốt không?
Không có đủ thông tin để biết liệu bạch chỉ có an toàn khi dùng bằng đường uống hay không. Rễ cây bạch chỉ dường như an toàn cho hầu hết người lớn khi sử dụng dưới dạng kem bôi trong thời gian ngắn. Nếu bạn dùng bạch chỉ bôi ngoài da, hãy sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt nếu bạn có làn da sáng. Vì bạch chỉ có thể làm cho da của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: bạch chỉ có thể không an toàn khi dùng bằng đường uống trong thời kỳ mang thai. Người ta cho rằng cây bạch chỉ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung và điều này có thể đe dọa đến thai kỳ. Không có đủ thông tin về sự an toàn của việc dùng cây bạch chỉ nếu bạn đang cho con bú. Do đó, không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Rễ cây bạch chỉ có thể tương tác với warfarin – một loại thuốc chống đông máu. Việc sử dụng chúng cùng lúc có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
Hi vọng qua bài viết này đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về liều dùng, cách dùng bạch chỉ, từ đó giúp bạn tránh được các tác dụng không mong muốn khi sử dụng.
Nguồn: healthline.com, webmd.com, verywellhealth.com, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1 (tr127-131).
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Tác dụng của bạch chỉ trong làm đẹp da
>>>>> Có thể sử dụng Kế sữa (Milk Thistle) để điều trị bệnh về gan không?