Bản lam căn là một vị thuốc có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc,…thường được sử dụng trong Y học cổ truyền, vậy cách dùng nó như thế nào và liều lượng ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Bản lam căn
Bản lam căn là tên vị thuốc của rễ cây tùng lam, thuộc học Cải (Brassicaceae). Đây là một vị thuốc có tính hàn, vị đắng, thường được sử dụng trong Y học cổ truyền. Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giải cảm, long đờm, giảm ho, giảm sốt….Đem lại nhiều công dụng là thế, nhưng để tận dụng hết những lợi ích mà bản lam căn đem lại thì bạn nên biết về cách dùng và liều dùng của vị thuốc quý này.
Liều dùng Bản lam căn
Ở các bài thuốc khác nhau liều dùng của bản lam căn cũng khác nhau sao cho phù hợp với bài thuốc đó, trung bình 1 ngày nên dùng 10 – 30g bản lam căn. Bản lam căn thường được phối hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc để việc điều trị diễn ra tốt hơn.
Cách dùng Bản lam căn
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Mylan Laboratories Limited của nước nào? Có tốt không?
Bản lam căn cùng với các dược liệu khác, là hoạt chất trong các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, dưới nhiều dạng dùng khác nhau: viên con nhộng, cốm, cao lỏng… Đối với các thuốc này bạn nên đọc kỹ hướng dẫn cách dùng có in trên bao bì và tham khảo ý kiến của Bác sĩ hoặc Dược sĩ trước khi dùng.
Bản lam căn thường phối hợp với các vị thuốc khác trong các bài thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc của bản lam căn:
– Chữa hôi miệng do nhiệt miệng, viêm lợi, viêm chân răng: Bản lam căn 20g, hoa cúc dại 20g, trắc bá diệp 20g, kim ngân hoa 12g. Sắc uống thay trà.
– Thuốc tiêu viêm, trị bệnh ngoài da: Bản lam căn 60g, cam thảo 15g, kim ngân hoa 60g. Sắc uống thay trà.
– Chữa quai bị, phòng cảm cúm: Bản lam căn 60g, hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày thay trà.
– Chữa vàng da, viêm gan mạn tính, khô miệng, đắng miệng, đầy bụng, ăn uống kém, đại tiện lỏng, người mệt mỏi, nhược cơ: Bản lam căn 15g, địa nhĩ thảo 30g, bạch thược 12g, kê cốt thảo 12g, nhân trần 12g, hoàng cầm 9g, sài hồ 6g, cam thảo 6g. Sắc uống thay trà.
– Chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm, viêm hạch cấp tính có mủ: Bản lam căn 12g, bạc hà 12g, hoa kim ngân 12g, lư căn 12g, xác ve 12g, thần khúc 12g, cát ngạch 12g, hoắc hương 12g, kinh giới 12g, cam thảo 9g. Sắc uống thay trà.
– Chữa viêm loét da, đốm đỏ, nổi hạch: Qua lâu căn 15g, bạch mao căn 30g, tử thảo căn 9g, xuyến thảo căn 9g, bản lam căn 9g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, chia 2 lần, uống trong ngày.
– Trị viêm da, rối loạn sắc tố da do ánh nắng mặt trời: Bản lam căn 12g, hoàng cầm 9g, ngưu bàng tử 9g, huyền sâm 9g, cát ngạch 9g, hoàng liên 5g, cam thảo 5g, bạc hà 5g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, chia 2 lần, uống trong ngày.
– Thuốc thanh nhiệt, lợi thấp, phòng viêm màng não tủy, cảm cúm, lên quai bị: Bản lam căn 15g, hải kim sa 30g, đại thanh diệp 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Trị rôm sảy, vết thương ngoài da: Bản lam căn 15g, đại thanh diệp 20g, cam thảo 20g. Sắc uống nước đầu. Sắc nước thứ 2 để rửa vết thương.
– Trị viêm phổi, bệnh độc thời kỳ sốt cao: Bản lam căn 30g, rau diếp cá 30g, cúc hoa 30g, bách tử thảo 15g, cam thảo 10g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, ngày uống 1 thang, chia 2 lần.
Lưu ý khi sử dụng Bản lam căn
>>>>>Xem thêm: 5 triệu chứng lao phổi giúp bạn nhận biết bệnh chính xác
Không sử dụng bản lam căn với người có tỳ vị hư hàn (đầy hơi, khó tiêu, đau bụng…).
Tránh sử dụng cho người bệnh lâu ngày, sức yếu, người mới ốm dậy vì bản lam căn là vị tả mạnh. Tránh sử dụng lâu ngày và quá liều lượng vì sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến đường ruột và gây kích ứng dạ dày.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có được những thông tin hữu ích về liều dùng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng bản lam căn để đem lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của bạn.
Nguồn: suckhoedoisong.vn