Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Milk Thistle (Kế sữa)

Rate this post

Cây kế sữa là một loại dược liệu quý được biết đến với tác dụng bảo vệ tế bào gan, kích thích sản xuất sữa mẹ, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Nhưng chúng ta phải sử dụng dùng liều bao nhiêu, cách dùng như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng kế sữa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

Bạn đang đọc: Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Milk Thistle (Kế sữa)

Cây kế sữa hay còn gọi là cây cúc gai, mọc ở nhiều nơi trên thế giới, nhóm các hợp chất hoạt động chính trong cây kế sữa được gọi là silymarin. Thành phần chính của nhóm này được gọi là silybin, có đặc tính chống oxy hóa, kháng vi rút, chống viêm.

Liều dùng, cách dùng Milk Thistle (Kế sữa)

Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Milk Thistle (Kế sữa)

Không có liều lượng được lượng khuyến nghị cho trà cây kế sữa, nhưng nó thường được coi là an toàn nếu được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Theo nghiên cứu tính an toàn và độc tính của silymarin trong cây kế sữa, các chất bổ sung cây kế sữa có thể sử dụng liều lên đến 700mg, 3 lần mỗi ngày trong 24 tuần. Chiết xuất từ cây kế sữa thường được chuẩn hóa lên đến 70% silymarin. Khi điều trị bệnh mãn tính, thời gian sử dụng kế sữa ngắn nhất là 2 tháng cho đến vài năm, liều uống nên được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân tùy theo tình trạng bệnh. Một vài liều lượng đề xuất cho một số bệnh sau:

– Viêm gan mãn tính: thành phần silibinin 240mg.

– Xơ gan: Silymarin chiết xuất 70-80% là 420mg.

– Bệnh tiểu đường: silymarin 200mg.

Cây kế sữa thường được sử dụng ở dạng bột, dạng viên, dạng lỏng và trà. Dạng viên chỉ cần uống với nước lọc, dạng bột và dạng lỏng được pha với nước. Dạng trà có thể cho một túi trà hoặc một thìa trà vào cốc nước nóng khoảng 237ml, trong 5 – 10 phút, nếu không sử dụng túi trà, hãy lọc trà trước khi uống.

Lưu ý khi sử dụng Milk Thistle (Kế sữa)

Tìm hiểu thêm: Bạch hầu là bệnh nguy hiểm, không nên chủ quan

Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Milk Thistle (Kế sữa)

>>>>>Xem thêm: Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng ngừa và điều trị tại nhà

Khi sử dụng kế sữa, cần lưu ý những điều sau:

Không sử dụng các dạng khác nhau của cây kế sữa (dạng viên, dạng lỏng, trà,..) cùng một lúc mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể gây quá liều.

Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian cho liều tiếp theo.

Do thiếu nghiên cứu về việc sử dụng trà cây kế sữa ở những người đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng kế sữa nếu bạn đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang cho con bú.

Cây kế sữa có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên thận trọng khi sử dụng các sản phẩm của cây kế sữa.

Nếu bạn bị dị ứng với các loại cây cùng họ với cây kế sữa, chẳng hạn như cỏ phấn hương, hoa cúc, cúc vạn thọ, bạn có thể bị phản ứng dị ứng và nên thận trọng khi sử dụng.

Bạn không nên sử dụng kế sữa nếu đang bị ung thư vú, tử cung, buồng trứng, lạc nội mạc tử cung vì silymarin có tác dụng như estrogen có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn nhiều kiến thức thú vị về cây kế sữa, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc hay dược liệu nào để bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên phù hợp giúp bạn nâng cao sức khỏe.

Nguồn: Healthline, Medscape

Có thể bạn quan tâm

>>>>> Có thể sử dụng Kế sữa (Milk Thistle) để điều trị bệnh về gan không?

>>>>> Milk Thistle (Kế sữa) có thể dùng để giảm cân không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *