Vitamin K1 thuộc nhóm các vitamin tan trong dầu, có vai trò trong quá trình đông máu, chuyển hóa xương và điều chỉnh nồng độ canxi trong máu. Vậy liều dùng và cách dùng vitamin K1 như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.
Bạn đang đọc: Liều dùng, cách dùng vitamin K1
Vitamin K1 (phytomenadione) có nhiều trong thực vật. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin này thì thời gian đông máu có thể tăng lên, dẫn đến tình trạng xuất huyết hay chảy máu quá nhiều. Vậy dùng vitamin K1 hàm lượng bao nhiêu thì hợp lý? Theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Liều dùng vitamin K1
Liều lượng vitamin K1 sẽ khác nhau đối với từng bệnh nhân. Do đó, bạn nên thực hiện đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc các chỉ dẫn trên nhãn.
Thông tin dưới đây chỉ bao gồm liều lượng trung bình của vitamin K1. Nếu liều lượng sử dụng của bạn khác, tuyệt đối không được thay đổi nó trừ khi có sự cho phép của bác sĩ.
Lượng vitamin K1 bạn dùng tùy thuộc vào nồng độ và hàm lượng của nó. Ngoài ra, số liều dùng mỗi ngày, thời gian cho phép giữa các liều và khoảng thời gian dùng vitamin K1 sẽ phụ thuộc vào mục đích điều trị ban đầu. Có 2 cách bổ sung vitamin K1 đó là tiêm (bắp, dưới da) hoặc uống.
Đối với dạng bào chế uống (viên nén):
Đối với các vấn đề về đông máu hoặc tăng chảy máu:
– Người lớn và thanh thiếu niên: Liều thông thường là 2,5 đến 25 miligam (mg), hiếm khi lên đến 50 mg. Liều có thể được lặp lại, nếu cần.
– Trẻ em: Không khuyến khích sử dụng.
Đối với dạng bào chế tiêm:
Đối với các vấn đề về đông máu hoặc tăng chảy máu:
– Người lớn và thanh thiếu niên: Liều thông thường là 2,5 đến 25 mg, hiếm khi lên đến 50 mg, tiêm dưới da.
– Để ngăn ngừa chảy máu ở trẻ sơ sinh: Liều thông thường là 0,5-1 mg, tiêm vào bắp thịt hoặc dưới da, ngay sau khi đẻ. Liều có thể được lặp lại sau sáu đến tám giờ, nếu cần thiết.
Nếu bạn bỏ lỡ 1 liều?
Nếu bạn bỏ lỡ một liều vitamin K1, hãy dùng nó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến lúc dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch liều dùng thông thường của bạn. Lưu ý, không được tăng gấp đôi liều lượng.
Cách dùng vitamin K1
Tìm hiểu thêm: 5 triệu chứng Alzheimer phổ biến bạn không thể bỏ qua
Uống vitamin K1 vào thời điểm nào?
Như đã nói ở trên, vitamin K1 là một vitamin tan trong dầu. Vì vậy, nó được hấp thu tốt nhất khi uống cùng bữa ăn giàu chất béo.
Không có nghiên cứu nào chỉ ra thời điểm “tốt nhất” trong ngày để bổ sung vitamin K. Do đó, bạn có thể uống vào buổi sáng, buổi trưa hoặc buổi tối kèm theo một cốc nước lọc.
Bổ sung vitamin K1 trong bao lâu?
Vitamin K1 10mg mỗi ngày và vitamin K2 45 mg mỗi ngày đã được sử dụng an toàn cho đến 2 năm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hiệu quả điều trị khi sử dụng vitamin K1 mà bác sĩ sẽ kết luận sử dụng tới thời gian nào.
Lưu ý khi sử dụng vitamin K1
>>>>>Xem thêm: 11 cách lấy lại giọng nói khi bị mất giọng an toàn và hiệu quả
Vitamin K1 có gây tương tác khi uống kèm thuốc nào không?
Theo thống kê về tương tác của vitamin K1 trên trang drugs.com, có tổng cộng 10 loại thuốc được biết là có tương tác với Vitamin K1 (phytonadione). Một số tương tác thuốc điển hình của vitamin K1:
– Vitamin K1 và các thuốc chống đông máu (anisindione, warfarin, dicumarol..): Phytonadione và các dạng vitamin K khác có thể làm giảm tác dụng của các thuốc chống đông máu như anisindione. Vì lý do đó, một số sản phẩm vitamin K được sử dụng đặc biệt để điều trị các biến chứng chảy máu hoặc loãng máu quá mức do các thuốc chống đông máu gây ra. Bạn không nên dùng các loại thuốc này cùng nhau trừ khi có chỉ định hoặc lời khuyên của bác sĩ và dưới sự giám sát y tế chặt chẽ.
– Vitamin K1 và chất cô lập acid mật (colestipol, cholesdtyramine): Các thuốc cô lập acid mật có thể cản trở hấp thu phytonadione (vitamin K1). Bạn nên dùng phytonadione ít nhất 4 đến 6 giờ sau khi dùng hai loại thuốc trên.
– Vitamin K1 và thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn sản xuất vitamin K trong ruột, do đó làm giảm tổng hợp vitamin K1.
Lưu ý khi sử dụng vitamin K1:
Chỉ nên dùng vitamin K1 đường tiêm tĩnh mạch khi không dùng được đường uống hoặc trong những tình huống cấp cứu cần tác dụng nhanh. Dùng liều cao cho người bị bệnh gan nặng có thể làm suy giảm chức năng gan.
Tiêm phytonadione có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Hãy thông báo kịp thời cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, ngứa ran, choáng váng, hoặc nếu bạn bị đau ngực, khó thở, đổ mồ hôi lạnh hoặc sưng mặt. Không cho trẻ dùng phytonadione mà không có chỉ định từ bác sĩ
Vitamin K1 rất cần thiết đối với cơ thể con người, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thừa hay thiếu vitamin đều không có lợi cho sức khỏe. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn biết rõ được liều dùng và cách dùng vitamin K1 để đảm bảo việc bổ sung vitamin K1 cho cơ thể đạt kết quả tốt nhất.
Nguồn: mayoclinic, everydayhealth, drugs, nih
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Vitamin K1 là gì?Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ
>>>>> Thực phẩm chứa nhiều vitamin K1