Hầu hết người bị bệnh ung thư phổi là do hút thuốc nhưng cũng có nhiều trường hợp không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư này, lý do vì sao?
Bạn đang đọc: Lý do không hút thuốc lá vẫn có thể bị ung thư phổi
Thuộc nhóm 10 loại ung thư gây tử vong cao nhất hiện nay, theo các chuyên gia y tế chia sẻ có đến 90% người bệnh mắc ung thư phổi là do hút thuốc lá. Tuy vậy, có một số đối tượng khác lại mắc ung thư phổi mặc dù chưa từng hút thuốc.
Theo một thống kê tại Mỹ thì mỗi năm có đến 20% số người mắc ung thư phổi tử vong mà chưa bao giờ hút thuốc hay sử dụng bất cứ loại thuốc lá nào trước đó.
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia đưa ra kết luận rằng số người chết trên có thể đã mắc bệnh do tiếp xúc phải không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại, uống rượu bia nhiều, và nguyên nhân phổ biến nhất chính là hít phải khói thuốc lá thụ động từ những người thân xung quanh.
Bác sĩ Vicent Lam thuộc khoa ung thư phổi tại Trung tâm Ung thư MD Anderson của Mỹ thấy rằng 2 nhóm mắc ung thư phổi do hút thuốc lá và không hút thuốc có sự khác biệt khá rõ, đó là người bị ung thư không thuốc hút thông thường là nữ giới, độ tuổi trẻ hơn so với số người mắc ung thư do nguyên nhân hút thuốc hay từng hút thuốc.
Khối u ở cả 2 nhóm đều có xu hướng đột biến di truyền không giống nhau dẫn đến hiện tượng người mắc ung thư phổi không hút thuốc lá có thể sống lâu hơn người hút và từng hút.
Sau đây là những nguy cơ gây bệnh ung thư phổi cao ngoài hút thuốc lá được các chuyên gia chia sẻ mà bạn nên biết:
Contents
Hít phải khói thuốc thụ động
Mặc dù không hút thuốc lá nhưng những người thường xuyên tiếp xúc với người hút thuốc lá cũng là một trong những đối tượng hay bị ung thư phổi do hít phải khói thuốc lá một cách thụ động.
Theo đánh giá có khoảng 7000 người trưởng thành tử vong vì hít khói thuốc hằng năm để giảm tình trạng này nhiều quốc gia đã cấm hút thuốc nơi công cộng, có khu vực hút thuốc riêng ở nhiều nơi.
Không khí ô nhiễm
Tìm hiểu thêm: 13 cách tăng khả năng tập trung có thể bạn chưa biết
Những tác nhân độc hại khiến không khí ô nhiễm như khói bụi xe, bếp lò, nhà máy sản xuất điện cùng nhiều nguồn khác có thể phát tán những hạt nhỏ vào không khí hằng ngày.
Tổ chức Y tế Thế giới – WHO cho biết với khoảng 3 tỷ người trên khắp thế giới nấu nướng, sưởi ấm bằng gỗ, than hoặc lửa, đặc biệt nấu ăn trong môi trường kín, không thoáng sẽ tăng ô nhiễm không khí trong nhà, tăng nguy cơ mắc ung thư phổi và đối tượng mắc chính là trẻ em và phụ nữ vì họ ở trong nhà nhiều, nấu ăn thường xuyên.
Những nước đang phát triển, có nguồn thu nhập thấp thường là địa điểm có mức ô nhiễm không khí trong nhà cao hơn.
Khí radon
Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ – EPA cho biết khí radon chính là nguồn gây ung thư phổi lớn nhất đối với người không hút thuốc lá.
Khí này có trong không khí ngoài trời ở mức độ thấp nhưng khi chúng tập trung trong 1 ngôi nhà nằm ở khu vực mỏ uranium thì sẽ có lượng lớn và dễ gây ung thư. Khí này có thể nhìn thấy, ngửi được mùi và kiểm tra bằng công cụ tại nhà được.
Tác nhân độc hại ở nơi làm việc
>>>>>Xem thêm: 16 công dụng của trà xanh đối với sức khỏe bạn cần biết
Các công nhân làm ở các khu khai thác mỏ thường tiếp xúc với các chất độc hại gây ung thư như amiăng, radon, urani, diesel.
Các khí này trong quá trình công nhân khai thác mỏ, nghiền, chế tạo các vật liệu, sản phẩm, các hạt bụi đi vào phổi cũng có thể vào đến đấy phế nang, nội bào, làm phổi tổn thương, dễ tạo khối u ác tính. Nên những công nhân khai thác mỏ sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.
Đột biến gene
Các nhà khoa học xác định có sự đội biến gene ở người mắc ung thư phổi do hút thuốc lá và không hút. Từ các nghiên cứu về đột biến gene này các nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều liệu pháp điều trị nhắm vào những đột biến này để tăng hiệu quả điều trị bệnh ung thư phổi.
Để ngăn ngừa ung thư phổi, mọi người hãy từ bỏ thói quen hút thuốc lá, nên ăn uống lành mạnh, tránh gây ô nhiễm môi trường, hãy sử dụng máy lọc không khí trong nhà để giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi cho bản thân và gia đình.