Lysine là một loại acid amin thiết yếu nhưng cơ thể không tự sản xuất được và cần phải được cung cấp từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Vậy lysine là gì và có tác dụng đối với sức khỏe như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Lysine là gì? 11 tác dụng của Lysine đối với cơ thể bạn cần biết
Contents
- 1 Lysine là gì?
- 2 Các tác dụng của Lysine đối với cơ thể
- 2.1 Lysine trị mụn nội tiết
- 2.2 Cải thiện sự hấp thu canxi, sắt, kẽm
- 2.3 Tăng cường collagen cho cơ thể
- 2.4 Cải thiện hệ thống miễn dịch
- 2.5 Điều trị mụn rộp ở môi
- 2.6 Cải thiện tình trạng tăng huyết áp
- 2.7 Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
- 2.8 Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương
- 2.9 Ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư
- 2.10 Duy trì sức khỏe mắt
- 2.11 Giảm căng thẳng, lo âu
- 3 Hướng dẫn cách sử dụng lysine đúng cách an toàn, hiệu quả
- 4 Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng lysine
- 5 Các lưu ý khi sử dụng lysine
- 5.1 Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng
- 5.2 Không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú
- 5.3 Không bổ sung lysine cho người có vấn đề về gan, thận
- 5.4 Đối tượng không dung nạp Lysinuric protein
- 5.5 Thận trọng với người có lượng cholesterol cao
- 5.6 Tương tác với một số loại thuốc tiêu hóa (chất chủ vận 5 – HT4)
- 5.7 Các loại thực phẩm giàu lysine
Lysine là gì?
Lysine là một axit amin thiết yếu, tuy nhiên cơ thể không tự tổng hợp được mà cần bổ sung từ nguồn bên ngoài. Lysine đóng vai trò quan trọng cấu tạo nên protein và tăng cường tổng hợp collagen cho cơ thể, từ đó góp phần xây dựng khối cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, lysine còn là một thành phần quan trọng cấu tạo nên sụn, mô liên kết và da. [1]
Lysine là một thành phần quan trọng cấu tạo nên protein cho cơ thể
Các tác dụng của Lysine đối với cơ thể
Lysine trị mụn nội tiết
Lysine – một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện mụn nội tiết. Đồng thời đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình tổng hợp sinh collagen cho cơ thể, giúp da trở nên khỏe mạnh, tăng độ mềm mại và đàn hồi của da.
Lysine giúp cải thiện tình trạng mụn nội tiết
Cải thiện sự hấp thu canxi, sắt, kẽm
Một nghiên cứu được thực hiện ở 30 người phụ nữ, trong đó có 15 phụ nữ bị loãng xương cho thấy rằng việc cung cấp lysine kết hợp với canxi giúp làm giảm mất canxi qua nước tiểu. [2]
Lysine giúp cơ thể bạn hấp thu canxi, sắt, kẽm tốt hơn và làm giảm tình trạng bài tiết canxi qua đường tiểu. Thậm chí, lysine còn giúp làm giảm nguy cơ tích tụ canxi trong lòng mạch máu.
Lysine giúp tăng cường độ chắc khỏe cho xương và phòng ngừa bệnh loãng xương
Tăng cường collagen cho cơ thể
Lysine là một thành phần cần thiết cho quá trình sản sinh collagen. Collagen đóng vai trò quan trọng đối với các mô liên kết như xương, da. Khi cơ thể thiếu lysine, việc hình thành collagen sẽ diễn ra chậm hơn từ đó dẫn đến xương yếu, sụn giòn, da nhanh lão hóa và dễ xuất hiện nhiều nếp nhăn. [3]
Lysine là thành phần quan trọng cho quá trình tổng hợp collagen
Cải thiện hệ thống miễn dịch
Lysine đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, tham gia phát triển các kháng thể để chống lại sự phát triển vi khuẩn, virus và nấm. Nhờ đó, bổ sung đầy đủ lysine giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh. [4]
Lysine giúp chống lại sự phát triển của vi khuẩn và virus
Điều trị mụn rộp ở môi
Mụn rộp là một bệnh nhiễm trùng, thường xuất hiện ở môi hoặc khóe miệng và gây ra bởi virus herpes simplex type 1 (HSV-1). Chúng xuất hiện dưới dạng mụn nước, chứa đầy chất lỏng bên trong, gây khó chịu, ngứa rát và đau.
Lysine có tác dụng ngăn chặn arginine – một acid amin cần thiết cho sự phát triển của HSV-1. Do đó làm giảm thời gian bị mụn rộp và tái phát bệnh. Một nghiên cứu ở 26 người bị tổn thương do mụn rộp đã cho thấy rằng, việc bổ sung 1g lysine hàng ngày giúp giảm nguy cơ tái phát mụn rộp đáng kể. [5]
Lysine có tác dụng giảm tái phát bệnh mụn rộp
Cải thiện tình trạng tăng huyết áp
Một trong những công dụng quan trọng của lysine là giúp hạ huyết áp cho những người bị tăng huyết áp. Cụ thể trong một nghiên cứu ở 50 người bị cao huyết áp cho thấy rằng, việc bổ sung lysine giúp làm giảm huyết áp đáng kể và đưa huyết áp trở về mức tối ưu. [6]
Trong một nghiên cứu khác ở 180 người có độ tuổi từ 18 – 45 đã cho thấy rằng, việc bổ sung lysine giúp làm giảm huyết áp tâm thu ở những người bị tăng huyết áp. Sau 112 ngày sử dụng, nhóm người được cho bổ sung lysine giảm đáng kể huyết áp tâm thu so với nhóm chỉ bổ sung giả dược. [7]
Lysine giúp điều chỉnh huyết áp về mức bình thường
Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Lysine có khả năng làm chậm sự gia tăng mức đường huyết trong cơ thể sau khi ăn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Cụ thể, ở 110 người sau khi sử dụng sản phẩm có sự kết hợp giữa lysine, kẽm và vitamin C đã giúp cải thiện đường huyết hiệu quả. [1]
Lysine làm chậm sự gia tăng đường huyết sau khi ăn
Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương
Lysine là một chất cần thiết cho sự hình thành collagen, từ đó giúp hỗ trợ và tạo cấu trúc vững chắc cho da và xương. Bên cạnh đó, việc sản sinh collagen còn giúp quá trình phục hồi vết thương nhanh hơn.
Bản thân lysine có thể hoạt động như là một chất liên kết, do đó làm tăng số lượng tế bào mới tại vết thương. Thậm chí có thể thúc đẩy sự hình thành các mạch máu mới.
Một nghiên cứu cho thấy rằng, việc sử dụng phức hợp đồng có chứa lysine ở những bệnh nhân bị loét thần kinh do đái tháo đường đã giúp tăng thời gian hồi phục vết thương nhanh gấp 3 lần và giảm tỷ lệ nhiễm trùng đáng kể so với trường hợp chỉ sử dụng giả dược. [8]
Lysine sản sinh collagen giúp quá trình phục hồi vết thương nhanh hơn
Ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư
Một trong những tác dụng được quan tâm gần đây của lysine là khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Thực tế, việc bổ sung lysine giúp làm giảm và ngăn ngừa viêm niêm mạc do xạ trị hoặc hóa trị. Điều này có được là do lysine giúp sản sinh collagen, do đó giúp duy trì mô liên kết và chữa lành vết thương ở niêm mạc. [9]
Lysine làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư
Duy trì sức khỏe mắt
Một số nghiên cứu đã báo cáo những cải thiện đáng kể về thị lực ở những bệnh nhân bị đục thủy tinh thể sau khi uống bendazac lysine 500mg x 3 lần/ngày. Ngoài ra, thuốc nhỏ mắt bendazac lysine 0,5% cũng đã được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tương đương với việc dùng thuốc bằng đường uống. [10]
Lysine giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể
Giảm căng thẳng, lo âu
Lysine có tác dụng ngăn chặn các thụ thể liên quan đến phản ứng căng thẳng. Cụ thể là nghiên cứu kéo dài một tuần ở 50 người khỏe mạnh đã cho thấy rằng, bổ sung 2.64g lysine và arginine mỗi ngày giúp làm giảm lo lắng và giảm nồng độ hormon cortisol – một hormon gây căng thẳng do vỏ thượng thận tiết ra. [11]
Tìm hiểu thêm: Top 16 kẹo ngậm trị ho, giảm đau viêm họng được nhiều người tin dùng
Bổ sung đầy đủ lysine giúp giảm căng thẳng hiệu quả
Hướng dẫn cách sử dụng lysine đúng cách an toàn, hiệu quả
Hầu hết mọi người đều nhận đủ lượng lysine thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Việc bổ sung lysine chỉ hữu ích cho những người không ăn quá nhiều thực phẩm giàu lysine.
Lysine an toàn cho hầu hết mọi người, tuy nhiên người trưởng thành không nên bổ sung quá 3g lysine mỗi ngày trong vòng 1 năm. Lysine đạt hiệu quả tốt nhất khi uống vào lúc bụng đói để giúp tối ưu hóa sự hấp thụ thuốc đạt hiệu quả cao. [12]
Nên uống lysine cùng với nước khi bụng đói
Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng lysine
Uống bổ sung lysine rất an toàn và dường như không gây ra nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng lysine quá 10 – 15g lysine mỗi ngày hoặc lạm dụng có thể gây ra các tác dụng phụ như [13]:
- Đau dạ dày.
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn.
Uống quá liều lysine có thể gây tiêu chảy
Các lưu ý khi sử dụng lysine
Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng
Lysine khá an toàn và ít gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng. Tuy nhiên, trước khi dùng lysine bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lysine
Không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú
Lysine an toàn cho hầu hết mọi người khi bôi lên da trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có đủ bằng chứng đáng tin cậy về việc sử dụng lysine cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Do đó, những đối tượng này cần tránh sử dụng lysine để đảm bảo an toàn. [14]
Không khuyến nghị bổ sung lysine cho phụ nữ đang mang thai
Không bổ sung lysine cho người có vấn đề về gan, thận
Do phần lớn quá trình chuyển đổi lysine xảy ra ở gan. Do đó, những người có tiền sử bệnh gan hoặc suy thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn bổ sung lysine để đảm bảo an toàn.
Không tự ý bổ sung lysine cho người có vấn đề về gan, thận
Đối tượng không dung nạp Lysinuric protein
Lysinuric là một loại protein đảm nhận chức năng phân giải các axit amin như lysine, arginine, ornithine. Chính vì vậy, không nên bổ sung lysine cho các đối tượng không dung nạp Lysinuric protein vì có thể gây tiêu chảy, đau bụng.
Người không dung nạp Lysinuric dễ bị đau bụng khi sử dụng lysine
Thận trọng với người có lượng cholesterol cao
Lysine cũng là tiền chất của axit amin carnitine – hỗ trợ vận chuyển axit béo chuỗi dài vào ty thể để sản xuất năng lượng và các chức năng trao đổi chất khác. Đối với những người có lượng cholesterol cao, cần thận trọng khi dùng lysine vì có thể làm nặng thêm tình trạng này.
Người có lượng cholesterol cao cần thận trọng khi dùng lysine
Tương tác với một số loại thuốc tiêu hóa (chất chủ vận 5 – HT4)
Lysine hoạt động giống như 1 chất đối kháng thụ thể 5 – HT4. Từ đó ức chế hoạt động của các chất chủ vận 5 – HT4 như Tegaserod, Cisaprid, Mosapride và làm giảm hiệu quả của các thuốc này. Do đó, bạn không nên sử dụng chung lysine với một số loại thuốc tiêu hóa thuộc nhóm chủ vận 5 – HT4. [15]
Lysine tương tác với nhóm thuốc tiêu hóa
Các loại thực phẩm giàu lysine
Bạn có thể bổ sung lysine thông qua chế độ ăn uống hằng ngày bằng các loại thực phẩm sau đây:
- Thịt: thịt bò, thịt gà, thịt cừu.
- Hải sản: trai, tôm, hàu.
- Cá: cá hồi, cá tuyết, cá ngừ
- Rau củ: khoai tây, ớt, tỏi.
- Trái cây: bơ, lê.
- Các loại đậu và hạt: đậu nành, hạt bí ngô, hạt điều.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
Bổ sung thực phẩm giàu lysine thông qua chế độ ăn uống hàng ngày
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lysine. Hãy bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để tránh sự thiết hụt lysine và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng lysine.
4 Impressive Health Benefits of Lysine
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1486246/
4 Impressive Health Benefits of Lysine
https://www.healthline.com/nutrition/lysine-benefits#4.-Can-promote-wound-healing-by-helping-create-collagen
What are the health benefits of lysine?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324019#benefits
Lysine as a prophylactic agent in the treatment of recurrent herpes simplex labialis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6438572/
4 Impressive Health Benefits of Lysine
https://www.healthline.com/nutrition/lysine-benefits
Effect of lysine supplementation on hypertensive men and women in selected peri-urban community in Ghana
https://bmcnutr.biomedcentral.com/articles/10.1186/s40795-017-0187-6
Enhanced healing of ulcers in patients with diabetes by topical treatment with glycyl-l-histidyl-l-lysine copper
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17147644/
L-lysine
https://www.cancer.gov/publications/dictionaries/cancer-drug/def/l-lysine
Bendazac lysine. A review of its pharmacological properties and therapeutic potential in the management of cataracts
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2190795/
Oral treatment with L-lysine and L-arginine reduces anxiety and basal cortisol levels in healthy humans
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17510493/
Lysine – Uses, Side Effects, and More
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-237/lysine
What are the health benefits of lysine?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324019#side-effects
Lysine – Uses, Side Effects, and More
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-237/lysine
l-Lysine Acts as a Serotonin Type 4 Receptor Antagonist to Counteract In Vitro and In Vivo the Stimulatory Effect of Serotonergic Agents on Aldosterone Secretion in Man
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28103616/
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Dược phẩm quốc tế STP của nước nào? Có tốt không?