Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Rate this post

Một trong những nguyên nhân gây nên mỡ máu cao là chế độ ăn không hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì trong bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì?

Giá đỗ

Giá đỗ là loại thực phẩm giúp hỗ trợ cân bằng mỡ máu bằng cách giảm LDL-cholesterol và tăng HDL-cholesterol. Mặt khác, giá đỗ còn giúp giảm triglyceride, ngăn không cho chất này tích tụ trong cơ thể.[2]

Bên cạnh đó, giá đỗ còn là thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch. Các loại vitamin và chất khoáng chứa trong giá đỗ bao gồm vitamin C, canxi, và sắt.

Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung vitamin và khoáng chất từ các sản phẩm có trên thị trường.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Giá đỗ hỗ trợ giảm LDL-cholesterol

Ngũ cốc

Ngũ cốc chứa beta glucan – một chất xơ hòa tan có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu cholesterol, qua đó làm giảm lượng mỡ máu gây hại cho cơ thể. Ngũ cốc còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, tránh các tác hại xấu từ môi trường.[3]

Tuy nhiên, mức năng lượng mà ngũ cốc cung cấp là khá lớn nên cần cân bằng và chỉ đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể. Nếu cung cấp thừa sẽ gây những tác hại xấu cho tim mạch và ảnh hưởng không tốt đến mỡ máu.

Lưu ý: trong ngũ cốc có chứa gluten, nếu bạn bị dị ứng với gluten thì nên cân nhắc để lựa chọn thích hợp.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Ngũ cốc chứa beta – glucan tốt cho mỡ máu

Hoa quả và rau xanh

Hoa quả và rau xanh chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ và các chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nồng độ cholesterol và chất béo. Với từng loại hoa quả và rau xanh khác nhau sẽ chứa các loại chất dinh dưỡng và chất tốt cho giảm mỡ máu khác nhau. Ví dụ như:

  • Lê: chứa lignin giúp vận chuyển cholesterol ra khỏi cơ thể.[4]
  • Bơ: có tác dụng giảm cholesterol trong cơ thể.
  • Đu đủ: giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, ổn định mỡ máu.
  • Chuối: cung cấp các vi chất magie, kali, đường tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Táo: chứa pectin giúp hấp thụ cholesterol dư thừa trong cơ thể và đào thải ra ngoài.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Hoa quả và rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp giảm cholesterol

Gừng

Gừng chứa chất chống oxy hóa, ngăn ngừa gan tổng hợp cholesterol gây hại cho cơ thể. Dùng 5g gừng mỗi ngày giúp giảm cholesterol tích tụ trong cơ thể.[5]

Ngoài ra, gừng còn có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể như giảm đau bụng kinh, bảo vệ tim mạch, giảm cảm giác mệt mỏi, tăng cường hoạt động đường ruột.

Bạn có thể cho gừng tươi vào các món ăn hoặc cho gừng vào các loại trà ưa thích, nếu bận rộn hơn thì một gói trà gừng cũng là một lựa chọn không tệ dành cho bạn.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Một ly trà gừng mỗi ngày cũng có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu

Nấm hương

Nấm hương là thực phẩm chứa ít calo và chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, chất chống oxy hóa bao gồm selen, thiamin,… và các vitamin A, vitamin B, vitamin D thúc đẩy hoạt động đường ruột, gián tiếp giảm hấp thu cholesterol.

Ngoài ra, nấm hương còn giúp cải thiện cân nặng, qua đó giảm áp lực lên hệ tim mạch, cũng như mỡ máu và giúp tăng lượng máu đến động mạch vành, cải thiện quá trình chuyển hoá lipid trong máu. [6]

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Nấm hương chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy hoạt động đường ruột

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ có hàm lượng chất xơ cao, protein cao và hàm lượng chất béo thấp rất tốt cho cân bằng chỉ số mỡ máu trong cơ thể (giảm 40% chỉ số xơ vữa).[7]

Các vitamin và chất khoáng trong mộc nhĩ như kẽm, vitamin B6, folate, mangan có tác dụng tốt cho tiêu hóa và mạch máu.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Mộc nhĩ chứa hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ cân bằng cholesterol trong cơ thể

Hành tây

Hành tây có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, giúp phá vỡ cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Bạn nên ăn hành sống để hấp thu nhiều hợp chất lưu huỳnh nhất có thể.[8]

Hành tây cũng là một nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng tốt như vitamin C, vitamin B6, kali, đồng,… có ích cho cơ thể.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Hành tây chứa nhiều hợp chất chứa lưu huỳnh giúp giảm mức cholesterol

Tỏi

Tỏi có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu ở những người mỡ máu cao nhờ thành phần allicin sulfur. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng phòng tránh tắc nghẽn mạch máu, làm chậm quá trình oxy hóa. [9]

Mỗi ngày, bạn có thể ăn 2 – 3 tép tỏi tươi hoặc kết hợp với nước chanh, ngâm rượu. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá 5g/ngày vì có thể ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Tỏi chứa allicin sulfur giúp giảm mỡ máu

Trong cá có chứa nhiều omega-3 có tác dụng giảm thiểu mảng bám mạch vành, giảm cholesterol trong máu qua đó giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch.[10]

Ngoài ra, các loại vitamin và khoáng chất có trong cá như vitamin B12 có tác dụng rất tốt cho sự phát triển tế bào hồng cầu, kích thích vận chuyển chất béo.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Cá chứa nhiều omega-3 và vitamin B12 giúp giảm các biến cố tim mạch

Dầu thực vật

Các loại dầu thực vật giàu axit béo không bão hòa và lượng triglyceride thấp có thể thay thế chất béo no. Từ đó, giúp làm giảm cholesterol, duy trì sự cân bằng mỡ máu bằng cách giảm sự hấp thu đường ruột với cholesterol.

Ngoài ra, dầu thực vật còn chứa nhiều omega-3 và omega-6 giúp duy trì màng tế bào, điều chỉnh các quá trình của cơ thể, quản lý chuyển hóa mỡ trong cơ thể. [11]

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Dầu thực vật chứa nhiều axit béo chưa bão hòa giúp làm giảm cholesterol

Các loại thịt trắng

Các loại thịt trắng như thịt ngỗng, thịt gà bỏ da, thịt nạc có chứa nhiều chất béo chưa bão hòa như omega-3 và omega-6 giúp giảm nồng độ mỡ máu tích tụ trong cơ thể. Lưu ý, không nên ăn da của các loài động vật do chứa nhiều chất béo bão hòa.

Tìm hiểu thêm: Cúc tím (Echinacea) có tác dụng đối với bệnh cảm lạnh không?

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Ăn thịt các loài gia cầm nên bỏ da do trong da chứa nhiều chất béo bão hòa

Bệnh mỡ máu cao kiêng ăn gì?

Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu chứa lượng lớn cholesterol, việc ăn quá nhiều các thực phẩm loại này làm tích tụ cholesterol trong cơ thể, khiến cơ thể không kịp đào thải và cân bằng mỡ máu.

Ngoài ra, những người ăn nhiều thịt đỏ thường có xu hướng uống nhiều các loại nước ngọt, nước có ga ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tim mạch.

Người bệnh máu nhiễm mỡ vẫn có thể chọn ăn thịt đỏ nếu chọn thịt nạc, ít chất béo bão hòa với giới hạn khẩu phần ăn một ngày là 85g.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Ăn nhiều thịt đỏ dễ gây tích tụ cholesterol trong cơ thể

Hạn chế ăn tối muộn

Buổi tối là thời điểm cơ thể giảm hoạt động, năng lượng tiêu hóa ít nhất trong ngày và dành thời gian hồi phục sau một ngày lao động mệt nhọc. Vì vậy, việc ăn tối quá muộn sẽ làm cho thực phẩm nạp vào cơ thể không được hấp thu đúng cách.

Khi đó, các chất không hấp thu được sẽ chuyển thành cholesterol tích tụ làm tăng mỡ máu. Người bệnh nên sắp xếp ăn tối sớm và tập thể dục hợp lý để có sức khỏe tốt nhất.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Hạn chế ăn tối quá khuya để chất béo được hấp thu đúng cách

Đường

Khi ăn quá nhiều đường, gan sẽ tạo nhiều LDL-cholesterol gây tích tụ quá mức ở mô tế bào, đồng thời giảm HDL-cholesterol có chức năng di chuyển và đào thải chất béo ra ngoài cơ thể.

Ngoài ra, triglycerid sẽ tăng giải phóng khi được cung cấp nhiều năng lượng từ đường. Đường còn có khả năng ngăn chặn sự phân huỷ và loại bỏ chất béo làm tăng thêm nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu [12].

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Chỉ nên ăn đủ đường để tránh gan tạo nhiều LDL-cholesterol

Muối

Muối không ảnh hưởng đến sự tiêu thụ cholesterol, tuy nhiên ăn thực phẩm có hàm lượng muối cao có thể tăng nguy cơ tim mạch, gián tiếp ảnh hưởng đến sự thay đổi lượng mỡ máu.

Bạn chỉ nên dùng 2,0g – 2,3g muối/ngày để đảm bảo có được sức khỏe tốt nhất.[nguon title=”Association between blood cholesterol and sodium intake in hypertensive women with excess weight” link=”“][/nguon]

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Muối có thể làm tăng nguy cơ tim mạch

Hạn chế thực phẩm chứa chất béo no

Các thực phẩm chứa chất béo no như mỡ động vật, da của gia cầm, trứng, sữa,… chứa lượng lớn cholesterol. Việc tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm này làm cholesterol vượt quá nhu cầu của cơ thể làm tăng mỡ máu.

Nên hạn chế các thực phẩm chứa chất béo no, như trứng gà không nên ăn quá 2 quả/ngày.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo no như trứng gà

Tránh xa các đồ uống có cồn

Các loại đồ uống này không chứa cholesterol nhưng chứa carbohydrate và cồn làm tăng mức triglyceride trong cơ thể. Mặc dù có chứa hợp chất sterol thực vật nhưng do lượng quá ít nên không có tác dụng đào thải mỡ máu thừa ra ngoài.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Tránh xa bia rượu vì có thể làm tăng mức triglyceride trong cơ thể

Hạn chế các loại dầu thực vật bão hòa

Dầu thực vật bão hòa bao gồm dầu dừa, dầu cọ dầu hạt cọ có chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol máu. Mặt khác, các chất béo này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ảnh hưởng không tốt đến lượng cholesterol trong máu.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Hạn chế dầu thực vật bão hòa để tránh tăng lượng cholesterol trong máu

Hạn chế kem tươi, kem từ phô mai

Cholesterol trong kem tươi và phô mai còn cao hơn nhiều so với cholesterol trong các loại bánh kẹo. Vì vậy, để giảm lượng mỡ máu không cần thiết cần giảm tiêu thụ những sản phẩm loại này.[14]

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

Trong kem tươi chứa nhiều cholesterol hơn các loại bánh kẹo

Một số lưu ý cho người mỡ máu cao

Ngoài thay đổi chế độ ăn cần có sinh hoạt điều độ như:

  • Hoạt động thể thao thường xuyên và đều đặn: ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Duy trì BMI cân đối trong khoảng từ 20 – 22.

Nên đi khám sức khỏe định kỳ, để được bác sĩ tư vấn xem có cần dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu hay không.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lưu ý các loại thực phẩm sau

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Medvie của nước nào? Các dòng sản phẩm nổi bật

Nên hoạt động thể thao thường xuyên để hạn chế nguy cơ rối loạn mỡ máu

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về các thực phẩm ảnh hưởng đến mỡ máu. Hãy duy trì chế độ ăn hợp lý và sinh hoạt điều độ để cải thiện tình trạng mỡ máu cao bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *