Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nhất là đối với những đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Điều này tác động đến quá trình nuôi con bằng nữa mẹ ở sản phụ. Vậy mẹ bị COVID-19 cho con bú sữa mẹ được không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Mẹ bị COVID-19 cho con bú sữa mẹ có được không?
Contents
Mẹ bị COVID-19 cho con bú sữa mẹ, trẻ nhận được những lợi ích gì?
Sữa mẹ bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất đối với trẻ, việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp đảm bảo cho trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời hạn chế được bệnh tật.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Nhờ vào thành phần đạm, kháng thể, bạch cầu cùng vitamin A dồi dào mà trẻ bú sữa mẹ có khả năng chống chọi lại các bệnh nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng.
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất đối với trẻ
Giúp mẹ giảm căng thẳng
Ngoài những lợi ích mà sữa mẹ mang lại cho trẻ, việc nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp tăng gắn kết tình cảm mẹ con, từ đó giúp bà mẹ giảm bớt được căng thẳng và áp lực sau sinh, đặc biệt là tránh được tình trạng trầm cảm sau sinh, một bệnh lý tâm thần thường gặp ở sản phụ thời kỳ hậu sản.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng gắn kết tình cảm mẹ con
Nguồn sữa mẹ dồi dào
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích đáng kể như tiện lợi, vệ sinh và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí nuôi dưỡng trẻ. Nguồn sữa mẹ dồi dào là chìa khóa quan trọng góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Nguồn sữa mẹ dồi dào là chìa khóa quan trọng góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ
Đảm bảo an toàn cho con bú sữa khi mẹ bị COVID-19
Để đảm bảo an toàn khi cho con bú bằng sữa mẹ khi mẹ bị nhiễm Covid-19, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Nếu bạn đã được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và khỏe mạnh: trường hợp này thì bà mẹ có thể tiếp tục cho trẻ bú bình thường sau khi tiêm chủng. Trên thực tế, vaccine không có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ khi bà mẹ tiêm phòng Covid-19.
Nếu bạn đã bị nghi nhiễm hoặc đã nhiễm COVID-19 và còn ở chung phòng với trẻ, hãy thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi tiếp xúc với trẻ.
- Luôn luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ.
- Làm sạch và khử trùng các vật dụng của trẻ.
Trong trường hợp bạn bị bệnh COVID-19 và chọn vắt sữa mẹ để cho trẻ bú bình thì cần lưu ý:
- Vệ sinh bầu vú hằng ngày, đặc biệt là trước khi vắt sữa cho trẻ bú.
- Rửa tay thường xuyên và vệ sinh dụng cụ vắt sữa trước khi tiến hành vắt sữa.
- Tuyệt đối không dùng chung máy hút sữa với sản phụ khác để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
Tìm hiểu thêm: WHO chính thức công nhận Covid-19 là đại dịch toàn cầu
Cần phải thường xuyên làm sạch và khử trùng dụng cụ vắt sữa
Theo dõi trẻ sơ sinh để sớm phát hiện các triệu chứng của Covid-19
Trẻ sơ sinh là một đối tượng nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước những tác động cũng như yếu tố gây bệnh từ bên ngoài, đặc biệt là Covid-19.
Do đó, để bảo vệ trẻ, bà mẹ cần phải phát hiện được các triệu chứng nhiễm bệnh của trẻ ở giai đoạn sớm để kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ.
Những triệu chứng nhiễm Covid-19 của trẻ sơ sinh ở giai đoạn sớm bao gồm:
- Sốt cao.
- Li bì, quấy khóc.
- Ho.
- Nôn.
- Tiêu chảy.
- Bú kém hoặc bỏ bú.
- Sổ mũi.
Khi trẻ quấy khóc, bỏ bú thì cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay
Duy trì nguồn sữa khi mẹ nhiễm bệnh COVID-19
Nhìn chung, vai trò của sữa mẹ là không thể bàn cãi trong quá trình lớn lên của trẻ. Do đó, ngay cả khi bà mẹ bị nhiễm Covid-19 thì vẫn phải duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sẽ có chút khác biệt so với thông thường. Khi duy trì nguồn sữa mẹ trong trường hợp bà mẹ bị nhiễm Covid-19, bạn cần lưu ý:
- Tuyệt đối đảm bảo vệ sinh cũng như phòng chống lây nhiễm Covid-19 từ mẹ sang cho bé.
- Uống đủ nước: khoảng 2 – 3 lít/ngày.
- Ăn đủ chất và chia thành nhiều bữa trong ngày.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ ít nhất 8 giờ/ngày.
- Cho trẻ bú đúng cách, bất kỳ thời điểm nào trẻ đói thì nên cho trẻ bú ngay, cho bú đúng nhu cầu của trẻ.
- Khi sử dụng thuốc trong thời gian này cần tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt tránh uống thuốc trị cảm cúm một cách tùy tiện.
- Giữ tinh thần lạc quan, duy trì tâm lý thoải mái, tránh lo âu.
Bà mẹ cần nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để duy trì nguồn sữa cho trẻ
Một số câu hỏi thường gặp
Giải đáp thắc mắc về một số vấn đề thường gặp:
- Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19, cho con tôi uống sữa công thức có an toàn hơn không? Câu trả lời là không. Việc nuôi con bằng sữa công thức mang lại nhiều tác hại khôn lường, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, trẻ có thể mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột, khó tiêu hóa sữa công thức do thành phần các chất không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.
- Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và không thể cho trẻ bú, khi nào tôi có thể bắt đầu cho trẻ bú lại? Bà mẹ có thể cho trẻ bú lại ngay khi bà mẹ cảm thấy tình trạng sức khỏe của bản thân đã ổn định. Tuy nhiên, cần áp dụng các biện pháp an toàn khi nuôi con bằng sữa mẹ để phòng tránh lây nhiễm Covid-19 cho trẻ.
- Tôi được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và tôi cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp. Tôi nên làm gì? Trong trường hợp này, điều đầu tiên cần làm là bà mẹ nên giữ một tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, suy sụp. Việc nuôi con bằng sữa mẹ lúc này là áp dụng phương pháp vắt sữa cho trẻ bú bình hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ ngân hàng sữa mẹ.
- Phụ nữ đang cho con bú có được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 không? Câu trả lời là có, sản phụ trong thời kỳ hậu sản hoàn toàn có thể tiêm phòng được vaccine Covid-19 mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào lên trẻ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
- COVID-19 có thể lây nhiễm qua qua việc cho trẻ bú sữa mẹ không? Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy virus Covid-19 có khả năng lây nhiễm cho trẻ thông qua sữa mẹ.
- Ở những nơi mà COVID-19 đang lưu hành, các bà mẹ có nên cho trẻ bú mẹ không? Câu trả lời là có. Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích, trong đó giúp trẻ chống chọi lại các bệnh nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
- Sau khi sinh, có nên đặt trẻ da kề da ngay lập tức và cho bú sữa mẹ nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19? Câu trả lời là có. Biện pháp da kề da sau khi sinh giúp trẻ kích thích bản năng tìm bầu vú mẹ, từ đó trẻ bú sớm hơn. Ngoài ra còn giúp giữ ẩm, ổn định nhịp tim, huyết áp cho trẻ, kích thích sự phát triển não bộ, đồng thời cũng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhờ vào hệ vi sinh vật có lợi ở bà mẹ.
- Nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 mà không có khẩu trang y tế thì có nên cho trẻ bú không? Câu trả lời là có. Nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng tỷ lệ sống sót ở trẻ sơ sinh, vậy nên ngay cả khi không có khẩu trang thì bà mẹ vẫn phải tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ.
>>>>>Xem thêm: Hãng sản xuất Meyer Organics Pvt. Ltd của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Khi mẹ nghi ngờ mắc Covid-19 thì cần phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với trẻ
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các vấn đề xoay quanh việc nuôi con bằng sữa mẹ khi bà mẹ nhiễm Covid-19. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: WHO, Bộ Y Tế