Men gạo đỏ là gì? Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Rate this post

Men gạo đỏ là một trong những chất bổ sung tự nhiên hàng đầu cho người có nồng độ cholesterol cao. Ngoài ra, nó còn giúp giảm hội chứng viêm, cải thiện lưu thông máu…Hãy cùng tìm hiểu thêm về những thông tin thú vị của gạo men đỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Men gạo đỏ là gì? Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Men gạo đỏ là gì?

Men gạo đỏ là một loại gạo lên men được sản xuất bằng cách sử dụng các loài nấm mốc (cụ thể là Mon Damascus ruber hoặc Monascus purpureus). Nó đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ vì công dụng tăng cường sức khỏe mạnh mẽ. [1]

Gạo men đỏ có chứa monacolin K – hoạt chất tương tự có trong các loại thuốc giảm cholesterol theo toa như lovastatin. Vì lý do này, nó thường được sử dụng như một giải pháp thay thế hiệu quả về mặt chi phí cho các loại thuốc đắt tiền để giúp giảm mức cholesterol và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều lợi ích khác nhau của gạo men đỏ, bao gồm việc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, cải thiện kiểm soát đường huyết và insulin. Hiện nay, gạo men đỏ thường được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung không kê đơn, hỗ trợ kiểm soát cholesterol và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Men gạo đỏ là gì? Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Men gạo đỏ được sản xuất bằng cách lên men gạo với nấm mốc

Các tác dụng của gạo men đỏ đối với sức khỏe

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Cholesterol cao – một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim – có thể khiến động mạch bị thu hẹp và cứng lại, dẫn đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Gạo men đỏ thường được dùng như một phương thuốc tự nhiên giúp giảm mức cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch, đồng thời có ít tác dụng phụ bất lợi hơn so với các loại thuốc kê đơn điều trị cholesterol cao.

Một đánh giá của 21 nghiên cứu cho thấy, gạo men đỏ khi kết hợp với thuốc statin có hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol toàn phần và LDL-C (có hại) cũng như chất béo trung tính và huyết áp. [2]

Ngoài ra, monacolin K cũng có thể giúp cải thiện chức năng nội mô hoặc tính linh hoạt và khả năng thích ứng của mạch máu, đây là chìa khóa để duy trì sức khỏe mạch máu và tim của bạn.

Men gạo đỏ là gì? Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Men gạo đỏ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Giảm cholesterol máu

Một trong những công dụng chính của gạo men đỏ là giảm cholesterol. Hoạt chất trong gạo men đỏ giúp giảm lượng cholesterol “xấu” (LDL) trong cơ thể bằng cách giảm sản xuất ở gan.

Sau khi ăn, cholesterol LDL trong thức ăn sẽ tập hợp cùng với các chất khác trong mạch máu của cơ thể. Nếu tích tụ quá nhiều có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Ngoài ra, gan cũng tạo ra cholesterol LDL. [3]

Tuy nhiên, LDL không hoàn toàn xấu. Nó giúp cơ thể tạo ra các tế bào và hormone. Vì vậy, tốt nhất bạn nên duy trì lượng cholesterol LDL ở mức thấp để giúp ích cho sức khỏe của tim.

Men gạo đỏ là gì? Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Gạo men đỏ làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể bằng cách giảm sản xuất ở gan

Điều trị hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, mỡ máu và đột quỵ.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gạo men đỏ có thể giúp điều trị một số yếu tố nguy cơ này và có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị tự nhiên để hỗ trợ phòng ngừa. Nghiên cứu cho thấy rằng nó có hiệu quả làm giảm cả mức cholesterol toàn phần và LDL (có hại). [2]

Một nghiên cứu nhỏ khác kéo dài 18 tuần cho thấy thực phẩm bổ sung có chứa men gạo đỏ có thể làm giảm lượng đường trong máu, nồng độ insulin và huyết áp tâm thu ở những người mắc hội chứng chuyển hóa.

Trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần với chuột ăn chế độ nhiều chất béo, men gạo đỏ đã được chứng minh giảm mức cholesterol và trọng lượng cơ thể so với nhóm đối chứng.

Men gạo đỏ là gì? Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Men gạo đỏ có thể hỗ trợ ngăn ngừa các hội chứng chuyển hóa

Giảm viêm

Viêm là một phản ứng miễn dịch bình thường nhằm bảo vệ cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng cấp tính, vi-rút, nấm và các tác nhân lạ.

Tuy nhiên, tình trạng viêm kéo dài sẽ gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư và bệnh tim. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung men gạo đỏ có thể giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe tốt hơn về lâu dài.

Một nghiên cứu ở 50 người mắc hội chứng chuyển hóa cho thấy rằng dùng thực phẩm bổ sung có chứa men gạo đỏ và chiết xuất ô liu trong 8 tuần giúp giảm mức độ stress oxy hóa – nguyên nhân chính gây viêm mãn tính – tới 20%. [2]

Men gạo đỏ là gì? Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Bổ sung men gạo đỏ có thể giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe tốt hơn

Ngăn ngừa ung thư

Mặc dù chỉ được nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm, nhưng một số bằng chứng cho thấy rằng gạo men đỏ có thể giúp làm giảm sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư. [2]

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho chuột mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ăn bột gạo men đỏ làm giảm đáng kể kích thước khối u so với nhóm đối chứng.

Tìm hiểu thêm: Cây mật gấu có tác dụng gì? 13 tác dụng của cây mật gấu bạn nên biết

Men gạo đỏ là gì? Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Gạo men đỏ không chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và hội chứng chuyển hóa mà còn giúp giảm viêm và chống ung thư

Cải thiện lưu thông máu

Mảng bám trong mạch máu cũng làm tắc nghẽn động mạch và làm giảm lưu thông máu. Gạo men đỏ đã được chứng minh là giúp cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ vết thương mau lành hơn và giúp cơ thể bạn hoạt động tốt nhất.

Ngay cả những người không có sự tích tụ mảng bám trong mạch máu cũng có thể hưởng lợi từ việc cải thiện tuần hoàn máu, vì cơ bắp và các cơ quan sẽ nhận được nhiều oxy hơn khi máu lưu thông đều. [3]

Men gạo đỏ là gì? Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Men gạo đỏ giúp cải thiện tuần hoàn, giúp vết thương nhanh lành

Cách sử dụng men gạo đỏ đúng cách an toàn và hiệu quả

Gạo men đỏ thường được bào chế kết hợp với các thành phần khác và có sẵn ở dạng viên nang hoặc viên nén như Coenzyme Q10, nattokinase hoặc axit béo omega-3. Những thực phẩm bổ sung này được bán rộng rãi trong các cửa hàng thực phẩm sức khỏe, nhà thuốc và các nhà bán lẻ trực tuyến.

Các liều lượng từ 200–4.800 mg đã được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng, tổng hàm lượng monacolin có trong gạo men đỏ thường chứa khoảng 10 mg. [2]

Hầu hết các nhãn hiệu thực phẩm bổ sung lớn trên thị trường thường khuyên dùng từ 1.200–2.400 mg mỗi ngày, chia liều dùng từ 2-3 lần/ngày. Để tốt nhất, hãy bắt đầu với liều lượng nhỏ và sau đó kiểm tra mức cholesterol để xem liệu nó có tác dụng hay không.

Tuy nhiên, liều lượng cần thiết để đạt được các lợi ích cho sức khỏe chưa được xác định một cách khoa học và việc thận trọng là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để xác định được hàm lượng bổ sung từ chiết xuất men gạo đỏ một cách tốt nhất.

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn chọn thực phẩm bổ sung chất lượng cao. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để chọn sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín: [3]

  • Sản phẩm được sản xuất tại cơ sở Thực hành Sản xuất Tốt (cGMP) được chứng nhận, nghĩa là nó đáp ứng các tiêu chí của
  • Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm.
    Các sản phẩm đã được bên thứ ba kiểm tra về độ tinh khiết và thành phần, đảm bảo rằng chất bổ sung được dán nhãn trung thực và không có chất gây ô nhiễm.

Men gạo đỏ là gì? Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Cách dùng, liều dùng men gạo đỏ an toàn và hiệu quả

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng men gạo đỏ

Dù gạo men đỏ mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng việc bổ sung nếu không đúng cách và sử dụng quá liều có thể gây tác dụng phụ. Hãy tham vấn với chuyên gia sức khỏe trước khi sử dụng. [3], [2], [4]

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng men gạo đỏ như:

  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Chướng bụng
  • Đau dạ dày
  • Đau cơ
  • Suy nhược cơ thể

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, nó cũng có thể gây ra các vấn đề về cơ (như đau nhức chân tay, viêm gân gót chân, chuột rút…), nhiễm độc gan và phản ứng dị ứng, tương tự như tác dụng phụ do thuốc giảm cholesterol (như Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin…) theo toa gây ra.

Nếu gặp bất kỳ phản ứng dị ứng nào khi sử dụng gạo men đỏ, hãy xem xét giảm liều hoặc ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.

Men gạo đỏ là gì? Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Men gạo đỏ có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ, bao gồm: đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày

Lưu ý khi sử dụng men gạo đỏ

Một số lưu khi dùng men gạo đỏ đúng cách, an toàn và hiệu quả để hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra như sau:

Không sử dụng men gạo đỏ cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Men gạo đỏ chứa monacolin K, thành phần chính trong thuốc statin (thuốc giảm cholesterol). Nếu bạn đã sử dụng statin, không nên tự ý sử dụng men gạo đỏ mà không được hướng dẫn bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, nếu gạo men đỏ không được chăm sóc và bảo quản cẩn thận, có thể chứa chất độc hại gọi là citrinin, loại độc tố được sản xuất bởi một số loại nấm mốc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nó thể gây suy thận ở động vật và có thể ảnh hưởng đến biểu hiện gen ở người.

Men gạo đỏ có thể tương tác với: [5]

  • Rượu: Sự kết hợp này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
  • Cyclosporine (Neoral, Sandimmune): Dùng thuốc ức chế miễn dịch này với men gạo đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cơ.
  • Thuốc ức chế Cytochrom P450 3A4 (như erythromycin, clarithromycin, spiramycin…): Dùng men gạo đỏ với các loại thuốc ức chế enzyme này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của men gạo đỏ.
  • Bưởi: Uống nước bưởi và uống gạo men đỏ có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của chất bổ sung.
  • Gemfibrozil (Lopid): Dùng thuốc cholesterol này với men gạo đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cơ (như đau cơ, đau nhức chân tay, viêm gân gót chân, chuột rút (vọp bẻ), phát ban).
  • Thuốc kháng sinh, một số thuốc chống trầm cảm (như nefazodone…), thuốc chống nấm và thuốc kháng vi-rút: sử dụng đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ có hại.

Men gạo đỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nó cũng có một số mặt trái mà bạn nên cân nhắc sử dụng. Hãy nói chuyện với bác sĩ để xem các sản phẩm men gạo đỏ có hợp với bạn không, và nên mua chúng ở những cửa hàng uy tín để có sức khỏe tốt nhất nhé.

  • Red Yeast Rice: Benefits, Side Effects and Dosage

    https://www.healthline.com/nutrition/red-yeast-rice#what-it-is

  • Health Benefits of Red Yeast Rice

    https://www.webmd.com/diet/health-benefits-red-yeast-rice#2

  • What to know about red yeast rice and its health effects

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/red-yeast-rice

  • Red yeast rice

    https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-red-yeast-rice/art-20363074

  • Xem thêm Men gạo đỏ là gì? Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

    >>>>>Xem thêm: Nên sử dụng bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *