Dị ứng thực phẩm nghĩa là cơ thể của một người không thích nghi với loại thức ăn nào đó, nó được gây ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Biểu hiện thường thấy đó là sau khi ăn xong, da người bệnh bị sưng tấy đỏ, phát ban, nổi mề đay. Thực tế cho thấy, nếu không xử lý kịp thời người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng nghẹt thở, đau cơ hoặc viêm đại tràng.
Bạn đang đọc: Mẹo chữa dị ứng thực phẩm nhanh nhất
Cách chữa dị ứng thực phẩm hiệu quả
Một số thực phẩm dễ gây ra hiện tượng dị ứng như: thủy hải sản (tôm, cua, sò,…), trứng, sữa, đậu đỗ, bia, rượu,…khi tiêu thụ vào cơ thể, người tiêu dùng sẽ có những biểu hiện như chúng tôi nêu trên. Khi đó, các bạn cần áp dụng một số mẹo đơn giản sau.
Mật ong
Mật ong có khả năng làm dịu da, kháng khuẩn, giảm sưng và ngứa cho da. Do đó, bạn chỉ cần hòa 1 muỗng mật ong cùng với nước ấm rồi uống ngay lập tức nhằm giảm các triệu chứng do dị ứng thực phẩm gây ra.
Gừng
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách khai báo sức khỏe y tế toàn dân phòng dịch cúm COVID-19
Cũng giống như mật ong, uống nước gừng ấm là một trong những biện pháp hiệu quả sau khi bạn bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng với hải sản. Vị cay và tính ấm của gừng sẽ làm giảm các triệu chứng trên da. Bên cạnh đó, gừng giúp ấm bụng, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do thực phẩm gây ra.
Chanh
Uống 1 ly nước chanh tươi sau khi phát hiện mình bị dị ứng tôm là mẹo chữa dị ứng thực phẩm nhanh nhất. Chanh có khả năng làm giảm các triệu chứng như da mẩn ngứa, nổi rát đỏ…
Nước ép rau quả
>>>>>Xem thêm: Hãng sản xuất Waki Pharmaceutical của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Bạn cũng có thể dùng một số loại nước ép từ rau, củ quả như cam, nho để làm mát, giảm sưng lưỡi do dị ứng hải sản. Đồng thời giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn.
Những phương pháp đơn giản mà chúng tôi nêu trên dùng để xử lý hiện tượng dị ứng thực phẩm với các dấu hiệu đơn giản trên da. Còn trường hợp, bạn bị dị ứng nặng với một số dấu hiệu như khó thở hay tay chân lạnh thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.