Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Rate this post

Đông y sử dụng nhiều loại cây và nấm khác nhau, trong số đó nấm linh chi được biết đến nhiều nhất. Nấm này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng như tăng cường hệ thống miễn dịch và chống ung thư. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích, cách sử dụng cũng như lưu ý khi sử dụng nấm linh chi.

Bạn đang đọc: Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Nấm linh chi là gì?

Nấm linh chi, tên khoa học Ganoderma lucidum là loại nấm rất phổ biến trong Đông y. Nấm linh chi được sử dụng trong y học cổ truyền từ 2.000 năm trước. Nấm linh chi chứa polysaccharides, peptide và triterpenoids mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Chúng cũng chứa chất xơ và nhiều loại khoáng chất, vitamin và axit amin.[1]

Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Nấm linh chi là loại nấm rất phổ biến trong Đông y

Các tác dụng của nấm linh chi đối với sức khỏe

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng nấm linh chi có thể ảnh hưởng đến các gen trong tế bào bạch cầu, là những bộ phận quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Những nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng một số dạng linh chi có thể làm thay đổi quá trình viêm trong tế bào bạch cầu.

Một nghiên cứu khác năm 2006 cho thấy nấm linh chi có thể làm tăng số lượng các tế bào bạch cầu khác (tế bào bạch huyết) ở những người bị ung thư đại trực tràng.

Trong một nghiên cứu ở các vận động viên phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, nấm linh chi đã cải thiện chức năng tế bào lympho, giúp chống lại nhiễm trùng và ung thư.[2]

Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Nấm linh chi giúp chống lại nhiễm trùng và ung thư

Ngăn ngừa ung thư

Trên thực tế, một nghiên cứu ống nghiệm cho thấy nấm linh chi có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Nấm linh chi cũng đã được nghiên cứu về vai trò của nó trong việc ngăn ngừa hoặc chống lại ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt do tác dụng của nó với tình trạng viêm và các con đường truyền tín hiệu nhất định liên quan đến sự phát triển của tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, một đánh giá cho rằng nấm linh chi có thể có lợi cho bệnh nhân ung thư khi sử dụng cùng phương pháp điều trị truyền thống. Những lợi ích này bao gồm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu của cơ thể, giúp chống lại ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.[3]

Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Nấm linh chi giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng

Giảm lo lắng và trầm cảm

Bên cạnh những tác dụng nổi bật như tăng cường miễn dịch, nấm linh chi cũng giúp giảm các triệu chứng trầm cảm và mệt mỏi.

Một nghiên cứu kiểm tra tác dụng của nấm linh chi trên 132 người bị suy nhược thần kinh cho thấy tình trạng sức khỏe được cải thiện và trạng thái mệt mỏi giảm dần sau 8 tuần sử dụng.

Một nghiên cứu năm 2012 trên bệnh nhân ung thư vú cho thấy rằng sự mệt mỏi đã giảm và chất lượng cuộc sống được cải thiện sau 4 tuần dùng bột nấm linh chi. Hơn nữa, những người trong nghiên cứu cũng ít lo lắng và trầm cảm hơn.

Mặc dù nấm linh chi có thể có tác dụng trên những người mắc một số bệnh nhất định nhưng chưa rõ liệu nó có tác động có lợi đến những người khỏe mạnh hay không.[4]

Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Nấm linh chi cũng giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm và mệt mỏi

Giảm mệt mỏi

Các nghiên cứu cho thấy nấm linh chi có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng mệt mỏi mãn tính. Tác dụng này có thể là do nấm có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra. Nấm linh chi cũng giúp điều chỉnh nồng độ testosterone của cơ thể, tăng năng lượng tích cực.[5]

Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Nấm linh chi giúp giảm mệt mỏi nhờ tăng miễn dịch, chống lại các tổn thương do gốc tự do

Điều hòa miễn dịch

Nhiều chế phẩm từ nấm linh chi trên thị trường được ghi nhãn có tác dụng điều hòa miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy nấm linh chi hỗ trợ hoạt động kích thích miễn dịch thông qua việc tạo ra các cytokines và tăng cường tác động miễn dịch.[6]

Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Nấm linh chi kích thích miễn dịch thông qua việc tạo ra các cytokines

Kháng khuẩn và kháng vi-rút

Các nhà nghiên cứu đã phân lập các hợp chất từ nấm linh chi và kết quả cho thấy chúng có tác dụng ức chế virus herpes loại 1, loại 2 và virus gây mụn nước trong miệng. Nấm linh chi ức chế sự nhân lên của virus bằng cách can thiệp vào các giai đoạn đầu của quá trình hấp phụ của virus.[6]

Tìm hiểu thêm: Nguy cơ bùng phát các dịch bệnh mùa hè và cách phòng tránh

Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Nấm linh chi giúp ức chế sự nhân lên một số loại vi khuẩn, virus

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Các thành phần trong nấm linh chi được chứng minh có tác dụng hạ đường huyết ở động vật.

Trong một nghiên cứu gần đây, người ta thấy rằng bổ sung chiết xuất nấm linh chi trong 4 tuần làm giảm nồng độ glucose huyết thanh ở chuột béo phì bị tiểu đường sau tuần điều trị đầu tiên.

Trong một nghiên cứu trên 71 người trưởng thành mắc đái tháo đường type 2, HbA1c và glucose huyết tương của họ giảm đáng kể sau khi được bổ sung chiết xuất nấm linh chi hoặc giả dược theo đường uống với liều lượng 1800mg/3 lần/ngày trong vòng 12 tuần.[6]

Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Nấm linh chi giúp hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Bảo vệ gan và dạ dày

Chiết xuất từ nấm linh chi có tác dụng bảo vệ gan bị tổn thương do CCl4 ở chuột. Nguyên nhân bởi axit ganoderenic A trong nấm linh chi ức chế mạnh beta glucuronidase – enzyme gây tổn thương gan. Bên cạnh đó, khả năng bảo vệ gan cũng có thể được thực hiện nhờ đặc tính thu dọn gốc tự do của nấm linh chi.[6]

Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Chiết xuất từ nấm linh chi có tác dụng bảo vệ gan bị tổn thương do CCl4 ở chuột

Cách sử dụng nấm linh chi đúng cách an toàn và hiệu quả

Nấm linh chi sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu bạn sử dụng chúng đúng cách. Dưới đây là cách sử dụng nấm linh chi:

  • Liều lượng của nấm linh chi có thể khác nhau nhiều tùy thuộc vào dạng nấm được sử dụng. Các nghiên cứu khuyến nghị dùng 1,5 – 9g nấm linh chi mỗi ngày cho liều điều trị.
  • Trên thị trường, chiết xuất khô của nấm linh chi được sử dụng phổ biến hơn. Liều lượng chiết xuất khô thường ít hơn khoảng 10 lần so với khi sử dụng dạng nấm tươi. Ví dụ, 50 gam nấm linh chi tươi có thể tương đương với khoảng 5 gam chiết xuất từ ​​nấm.
  • Ngoài ra, một số chế phẩm chỉ sử dụng một số thành phần nhất định của chiết xuất nấm linh chi. Trong những trường hợp này, liều khuyến cáo có thể thấp hơn nhiều so với các liều trên.
  • Nấm linh chi tươi có thể được dùng làm thực phẩm, nhưng nó dai và có vị đắng.
  • Trước khi sử dụng nấm linh chi và các chế phẩm từ chúng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ và các vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe.[5][7][8][9]

Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Liều lượng nấm linh chi được khuyến nghị là 1,5 – 9g mỗi ngày

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nấm linh chi

Nấm linh chi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau như:

  • Các phản ứng dị ứng: khô miệng, khô họng, khô đường mũi.
  • Chóng mặt.
  • Phát ban.
  • Đau đầu.
  • Đau dạ dày.
  • Chảy máu cam.
  • Phân có lẫn máu.

Ngoài ra, nấm linh chi có thể gây nguy hiểm cho người bị huyết áp thấp, đang dùng thuốc tăng huyết áp, người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc đang dùng thuốc.[9]

Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Nấm linh chi có thể gây tác dụng phụ là khô miệng

Lưu ý khi sử dụng nấm linh chi

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nắm khi sử dụng nấm linh chi:

  • Một số nghiên cứu cho thấy những người dùng nấm linh chi trong 4 tháng có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao gấp hai lần so với những người dùng giả dược). Tuy nhiên, những tác động này là nhỏ và bao gồm tăng nguy cơ đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa.
  • Những người đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc ức chế miễn dịch, người bị huyết áp thấp hoặc đang dùng thuốc huyết áp, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh dùng nấm linh chi.
  • Nấm linh chi có thể giảm đường huyết, nên sử dụng chúng với thuốc điều trị đường huyết cần theo dõi cẩn thận để tránh huyết đường quá thấp.
  • Cần lưu ý rằng FDA không giám sát các chất bổ sung và biện pháp tự nhiên. Tùy thuộc vào nguồn gốc, chúng có thể chứa các thành phần bổ sung hoặc chất không xác định[10][11][5]

Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng nấm linh chi

Hy vọng bạn nhận được những thông tin giá trị về nấm linh chi thông qua bài viết này. Ngày nay, nấm linh chi đã được sử dụng phổ biến hơn và cho ra các thành phẩm đa dạng trên thị trường. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • 6 Benefits of Reishi Mushroom (Plus Side Effects and Dosage)

    https://www.healthline.com/nutrition/reishi-mushroom-benefits#TOC_TITLE_HDR_4

  • 6 Benefits of Reishi Mushroom (Plus Side Effects and Dosage)

    https://www.healthline.com/nutrition/reishi-mushroom-benefits#TOC_TITLE_HDR_5

  • Health Benefits of Reishi Mushrooms

    https://www.webmd.com/diet/health-benefits-reishi-mushrooms

  • Chapter 9Ganoderma lucidum (Lingzhi or Reishi)

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92757/

  • 6 Benefits of Reishi Mushroom (Plus Side Effects and Dosage)

    https://www.healthline.com/nutrition/reishi-mushroom-benefits#TOC_TITLE_HDR_7

  • Everything you need to know about reishi mushrooms

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/326520#dosage

  • Reishi Mushroom

    https://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/reishi-mushroom-uses-and-risks

  • 6 Benefits of Reishi Mushroom (Plus Side Effects and Dosage)

    https://www.healthline.com/nutrition/reishi-mushroom-benefits#TOC_TITLE_HDR_8

  • Everything you need to know about reishi mushrooms

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/326520#risks-and-considerations

  • Xem thêm Nấm linh chi: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

    >>>>>Xem thêm: Đau xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Lưu ý cần biết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *