Viêm mũi dị ứng là bệnh lý hô hấp phổ biến có thể chuyển sang mạn tính và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Người bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Contents
Chế độ ăn uống ảnh hưởng tới viêm mũi dị ứng như thế nào?
Đối với người bị viêm mũi dị ứng, chế độ ăn uống cũng có thể là một trong các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp.
Nếu biết kết hợp một cách khoa học và khéo léo giữa việc dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng phù hợp, bệnh nhân sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Thậm chí, nhiều loại thực phẩm còn có công dụng phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát rất hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, nhộng tằm, côn trùng,… sẽ làm khiến các triệu chứng viêm mũi dị ứng trầm trọng hơn.
Chế độ ăn uống là một trong các tác nhân ảnh hưởng đến viêm mũi dị ứng
Người bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?
Gừng
Một nghiên cứu năm 2015 nhận thấy rằng sử dụng chế độ ăn có bổ sung gừng làm giảm mức độ nghiêm trọng của hắt hơi và dụi mũi do sự nhạy cảm của viêm mũi dị ứng và ngăn chặn sự xâm nhập của tế bào mast (tế bào bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và hỗ trợ chữa lành vết thương) vào niêm mạc mũi. [1].
Một nghiên cứu khác cũng cho rằng chiết xuất gừng cũng tốt trong việc cải thiện các triệu chứng ở mũi và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. [2].
Đặc biệt, chiết xuất gừng ít gây tác dụng phụ buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt và táo bón hơn các thuốc chống dị ứng, do đó việc dùng gừng có thể an toàn cho cả trẻ em và người lớn.
Gừng giúp cải thiện các triệu chứng ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng
Cam quýt
Lượng vitamin C có trong cam quýt với khả năng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, từ đó có thể cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Đồng thời, trong một báo cáo năm 2009 đã nêu ra rằng việc uống cam, chanh, quýt đã làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi nhẹ, chảy nước mắt, hắt hơi, đau và ngứa,… sau thời gian dài sử dụng. [3].
Việc uống cam, chanh, quýt đã làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng
Nghệ
Curcumin có trong nghệ với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và chống dị ứng được chứng minh có khả năng làm giảm các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi và điều chỉnh phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. [4].
Cách dùng: pha bột nghệ vào nước ấm, sữa ấm hoặc mật ong để uống hoặc ngậm mỗi ngày, trong một thời gian người bệnh có thể cảm nhận được sự hiệu quả giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Curcumin có trong nghệ có khả năng làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng
Cà chua
Tương tự như cam quýt, cà chua cũng chứa một lượng lớn vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Hơn nữa, lycopene trong cà chua cùng với vitamin C còn giúp chống oxy hoá và giảm tình trạng viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Một đánh giá về hiệu quả lâm sàng của chiết xuất cà chua nhận thấy triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi và chất lượng cuộc sống ở 33 bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng lâu năm được cải thiện đáng kể sau 8 tuần. [5].
Triệu chứng ở người viêm mũi dị ứng lâu năm được cải thiện đáng kể khi sử dụng cà chua
Cá hồi và các loại dầu cá khác
Omega-3 được tìm thấy tự nhiên trong cá hồi và dầu cá là chất dinh dưỡng có chức năng chống viêm, chống dị ứng và làm giảm phản ứng viêm mũi dị ứng. [6].
Đồng thời, các thực phẩm giàu Omega 3 còn có tác dụng ngăn các phản ứng làm sưng tấy đường hô hấp khi được bổ sung vào cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Bún bò bao nhiêu calo? Ăn bún bò có mập không, cách ăn bún bò không mập
Omega-3 trong cá hồi giúp chống viêm, chống dị ứng và làm giảm phản ứng viêm mũi dị ứng
Hành tây
Hành tây rất giàu quercetin, một chất chống oxy hóa flavonoid tự nhiên giúp ngăn chặn việc sản xuất và giải phóng histamin, các hợp chất liên quan đến phản ứng dị ứng của cơ thể và ức chế các hợp chất gây dị ứng, viêm nhiễm khác.
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy việc sử dụng chiết xuất hành tây 5 lần một tuần, trong 3 tuần liên tiếp làm giảm đáng kể triệu chứng viêm mũi dị ứng. [7]. Tuy nhiên, người bệnh cần cân nhắc tần suất sử dụng hành tây để tránh gây các vấn đề khác về đường ruột.
Sử dụng chiết xuất hành tây làm giảm đáng kể triệu chứng viêm mũi dị ứng
Mật ong
Mật ong trước đây đã được nghiên cứu là có hiệu quả trong trị ho, chống viêm và các lợi ích sức khoẻ khác. Nghiên cứu đối chứng giả dược thực hiện năm 2013 chứng minh rằng uống mật ong với liều lượng cao giúp cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. [8].
Tuy nhiên, mật ong thu hoạch sẽ lẫn thêm một lượng nhỏ phấn hoa, có thể kích hoạt phản ứng dị ứng trong cơ thể người dùng, gây hắt hơi, chảy mũi. Do đó, người bị viêm mũi dị ứng tốt nhất nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị bệnh và tư vấn có nên dùng mật ong hay không.
Sử dụng mật ong cũng có thể được dùng như một liệu pháp bổ sung cho viêm mũi dị ứng
Sữa chua
Men vi sinh tìm thấy trong sữa chua đã được chứng minh là cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng.
Đồng thời, men vi sinh còn có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng bằng cách giảm phản ứng dị ứng, giảm số đợt viêm mũi, được nghiên cứu ở 64 trẻ mẫu giáo bị viêm mũi dị ứng. [9].
Men vi sinh tìm thấy trong sữa chua giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng
Bên cạnh việc sử dụng sữa chua, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm chứa men vi sinh để giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?
Các thực phẩm gây dị ứng
Người bị viêm mũi dị ứng cần tránh những thực phẩm gây dị ứng gây kích thích niêm mạc cổ họng, làm tăng nguy cơ bệnh tái phát như:
- Các loại hạt: Hạt dưa, đậu phộng, hạt bí,…
- Thịt bò chứa hàm lượng protein cao nhưng dễ gây dị ứng.
- Các thực phẩm khác: côn trùng, nấm, đào, cần tây,…
Các loại hạt là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng
Bia và rượu
Đồ uống có cồn như bia, rượu chứa sulfit có khả năng kích hoạt một loạt các phản ứng dị ứng bao gồm viêm mũi, ngứa, sưng mặt, nhức đầu, ho và hen suyễn.
Ngoài ra, đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống dị ứng, uống bia, rượu có thể làm chóng mặt nhẹ và gây cảm giác buồn ngủ.
>>>>>Xem thêm: Cách dưỡng móng chân bị hư tại nhà giúp móng nhanh mọc lại
Bia, rượu có khả năng kích hoạt một loạt các phản ứng dị ứng
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về những thực phẩm nên ăn và kiêng cho người bị viêm mũi dị ứng. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị bệnh nhưng bạn nên thăm khám để được xác định đúng nguyên nhân và chữa trị triệt để nhé!