Lây nhiễm HIV khi đi làm móng và sử dụng các dịch vụ làm đẹp khác có thể là do sơ suất trong khâu vệ sinh dụng cụ và thao tác. Hãy cùng nhau đi tìm hiểu một số thông tin quan trọng về cách xử lý và phòng ngừa khi làm móng bị nhiễm HIV nhé!
Bạn đang đọc: Nguy cơ nhiễm HIV từ dịch vụ làm đẹp: Cách xử lý và phòng ngừa
HIV là vi-rút gây suy giảm hệ miễn dịch ở người, gây nên bệnh AIDS
Contents
Làm móng có nguy cơ nhiễm HIV?
Việc lây nhiễm HIV qua làm móng và các dịch vụ làm đẹp có nguy cơ rất thấp. Có khoảng 0,3 đến 0,4% khả năng người khách trước bạn là người bị nhiễm HIV và một phần trăm rất nhỏ bạn và người khách trước dùng chung một dụng cụ làm móng và đều bị chảy máu trong quá trình làm.
Hơn nữa, trước khi dùng, kìm sẽ được rửa qua với dung dịch sát khuẩn, việc này cũng giúp giảm được đáng kể lượng máu (nếu có) dính trên đó. Khả năng lây nhiễm HIV sau một lần tiếp xúc với máu qua vết thương hở cũng không cao, chỉ vào khoảng 0,3% cho mỗi lần tiếp xúc.
Tỷ lệ lây nhiễm HIV khi đi làm móng là rất thấp
Một số dịch vụ làm đẹp có khả năng lây nhiễm HIV
Ngày nay, ngoài làm móng còn có một số loại hình làm đẹp khác như phun xăm chân mày, phun xăm môi, xăm nghệ thuật, cắt mí, nặn mụn,… cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi-rút HIV theo đường máu vì các dịch vụ này thường dùng các dụng cụ kim loại (kim, dao nhỏ) thao tác tiếp xúc trực tiếp trên da.
Vì thế, khi sử dụng các dịch vụ làm đẹp có xâm lấn, chị em nên cẩn trọng khi chọn trung tâm làm đẹp uy tín, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khoẻ.
Phun xăm nghệ thuật cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm HIV
Dấu hiệu nhận biết giai đoạn đầu nhiễm HIV
Trong vòng 3 đến 12 tuần sau khi nhiễm HIV, khoảng 2/3 số bệnh nhân sẽ có triệu chứng giống như bị cảm cúm bình thường. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với việc nhiễm HIV. Nhưng có một số trường hợp hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu của HIV. Các triệu chứng giống cúm có thể bao gồm:
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Phát ban.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Đau cơ.
- Đau họng.
- Mệt mỏi.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Loét miệng. [2]
Tìm hiểu thêm: Sau khi phun xăm môi nên ăn gì và không nên ăn gì?
Triệu chứng HIV giai đoạn đầu như cảm cúm bình thường
Nên làm gì khi có dấu hiệu nhiễm HIV?
PEP là viết tắt của Post-Exposure Prophylaxis. Thuốc PEP sẽ giúp bệnh nhân ngăn chặn vi-rút HIV xâm nhập, giảm thiểu quá trình tăng nhiễm và lây lan của vi-rút trong cơ thể, kèm tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân bên ngoài, dùng để phòng ngừa sau khi tiếp xúc hay quan hệ tình dục không an toàn.
Để sử dụng PEP hiệu quả, người có khả năng phơi nhiễm nên dùng trong 72 giờ (3 ngày), tốt nhất uống trong 24 giờ, càng sớm càng tốt để bảo vệ cơ thể.
Tuy nhiên, PEP chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và sẽ giảm hiệu quả nếu lạm dụng nhiều lần. Cách tốt nhất là nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm HIV, bạn cần nhanh chóng đến các trung tâm phòng chống HIV/AIDS để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
Người có khả năng phơi nhiễm HIV nên dùng PEP càng sớm càng tốt
Cách phòng ngừa nhiễm HIV khi làm móng
Để bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV hoặc bệnh truyền nhiễm khác, khi làm móng bạn nên lưu ý các điều sau:
- Hãy chọn lựa cửa hàng làm móng có uy tín trong khâu an toàn vệ sinh trên các dụng cụ và có các kỹ thuật viên lành nghề, tuân thủ nghiêm ngặt các bước kỹ thuật.
- Nếu bản thân có vết thương hở như vết cắt, vết xước rỉ máu ở tay chân thì không nên đi làm móng cho tới khi khỏi hẳn.
- Khách hàng nên tự chuẩn bị dụng cụ cá nhân khi làm móng tại tiệm, tránh dùng chung để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
>>>>>Xem thêm: Enterogermina có tác dụng gì? 8 công dụng thuốc Enterogermina cần biết
Khách hàng nên tự chuẩn bị dụng cụ cá nhân khi làm móng tại tiệm
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin hữu ích về việc nhiễm HIV khi đi làm móng và dịch vụ làm đẹp. Hãy lựa chọn cửa hàng làm móng một cách cẩn thận và tự trang bị dụng cụ cá nhân để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV nhé!