Nguyên nhân bệnh Parkinson liệu bạn đã biết? Xem ngay

Rate this post

Parkinson là một bệnh rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Nguyên nhân do đâu? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Nguyên nhân bệnh Parkinson liệu bạn đã biết? Xem ngay

Yếu tố di truyền

Trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thì có 10-15% do yếu tố di truyền gây ra. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và so sánh ADN của những người mắc Parkinson đã phát hiện ra có hàng chục đột biến gen liên quan đến Parkinson. Trong gia đình, những thay đổi hay đột biến trong gen được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

khoảng 10% trong tổng số người mắc bệnh Parkinson, sẽ di truyền cho con cái và nguy cơ mắc Parkinson ở thế hệ sau có thể cao hơn thế hệ trước. Nhưng 90% còn lại, không phát hiện bệnh Parkinson ở con cái của họ.

Ở một số nhóm người, như người Do Thái Ashkenazi và người Berber Ả Rập Bắc Phi thường mang gen liên kết với bệnh Parkinson.

Nguyên nhân bệnh Parkinson liệu bạn đã biết? Xem ngay

Nhân tố môi trường

Tiếp xúc với các chất độc hại hoặc các yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson:

  • Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ: Thuốc diệt cỏ Paraquat – một loại thuốc diệt cỏ thương mại được sử dụng rộng rãi tại Mỹ nhưng đã bị cấm tại 32 quốc gia, gồm Liên minh Châu Âu và Trung Quốc do có liên quan chặt chẽ đến bệnh Parkinson. Tiếp xúc với thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ bị Parkinson.
  • Dung môi và Polychlorinated Biphenyls (PCB): Dung môi được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp – Trichloroethylene (TCE) là chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước phổ biến. Những công nhân làm việc trong nhà máy có sự phơi nhiễm với TCE trong thời gian dài có liên quan đến bệnh Parkinson. Đối với PCB, đã được tìm thấy trong não của những người bị Parkinson với nồng độ tương đối cao.
  • Tiếp xúc với kim loại: Những nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với các kim loại được cho là có liên quan đến khả năng gia tăng nguy cơ phát triển của Parkinson. Nhưng việc đo lường sự tiếp xúc trực tiếp với kim loại trong thời gian dài là rất khó khăn cũng như các nghiên cứu về sự liên quan của Parkinson và việc tiếp xúc lâu dài với kim loại chưa cho ra kết quả nhất quán cụ thể.
  • Chấn thương đầu: Chấn thương đầu/sọ não dẫn đến thay đổi ý thức có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển Parkinson sau nhiều năm chấn thương. Tuy nhiên điều này chưa được chứng minh rõ ràng.

Nguyên nhân bệnh Parkinson liệu bạn đã biết? Xem ngay

Sự hiện diện của các thể Lewy

Sự hiện diện của thể Lewy trong tế bào não là dấu hiệu vi mô của bệnh Parkinson. Các nhà khoa học tin rằng thể Lewy là manh mối quan trọng liên quan đến nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson.

Nguyên nhân bệnh Parkinson liệu bạn đã biết? Xem ngay

Chất Alpha-synuclein trong cơ thể thể Lewy

Thể Lewy tiết ra cơ số chất, nhưng các nhà khoa học cho rằng một loại protein tự nhiên và phổ biến là alpha-synuclein (a-synuclein) là một chất quan trọng. Chất này được tìm thấy trong tất cả các thể Lewy ở dạng kết tụ mà các tế bào không thể phá vỡ. Đây được coi là một phát hiện quan trọng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh Parkinson.

Tìm hiểu thêm: Da nhạy cảm là gì? Cách chăm sóc da nhạy cảm đúng cách và các lưu ý

Nguyên nhân bệnh Parkinson liệu bạn đã biết? Xem ngay

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

  • Tuổi tác: Parkinson hiếm gặp hơn ở người trẻ so với người trung niên và người cao tuổi. Thông thường, bệnh thường được phát hiện ở những người từ 60 tuổi trở lên. Trong trường hợp, một người trẻ tuổi mắc Parkinson, tư vấn di truyền để đưa ra quyết định kế hoạch hoá gia đình là điều cần thiết.
  • Di truyền: Có người thân trong gia đình mắc Parkinson sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh của bạn. Tỷ lệ rủi ro này vẫn thấp trừ trường hợp gia đình bạn có nhiều người đã mắc Parkinson.
  • Giới tính: Khả năng mắc Parkinson của nam giới cao hơn so với nữ giới.
  • Phơi nhiễm độc tố: Tiếp xúc với các chất độc trong thời gian dài có thể khiến nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng lên.

Nguyên nhân bệnh Parkinson liệu bạn đã biết? Xem ngay

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi có một trong các triệu chứng của bệnh Parkinson bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh Parkinson.

  • Run khi nghỉ: Đây được coi là dấu hiệu đầu tiên, thường bắt đầu ở một chi, run bàn tay hoặc ngón tay. Nhưng chi chỉ run khi ở trạng thái nghỉ ngơi và giảm khi bạn thực hiện một hành động nào đó.
  • Vận động chậm chạp: Parkinson có thể làm các chuyển động của bạn chậm lại theo thời gian, khiến cho việc thực hiện các hoạt động sống thường ngày trở nên khó khăn và tốn thời gian hơn.
  • Cứng cơ: Căng trương lực cơ có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể gây đau và hạn chế khả năng vận động.
  • Mất thăng bằng và thay đổi tư thế: Bạn có thể gặp vấn đề về tư thế như dáng đi trở nên lom khom, mất thăng bằng hoặc có thể dễ dàng bị ngã.
  • Thay đổi lời nói: Lời nói của bạn có thể nhẹ nhàng, nhanh hoặc nói lắp bắp, ngập ngừng.
  • Thay đổi chữ viết: Khả năng vận động giảm khiến cho việc thực hiện các hoạt động lớn gặp khó khăn thì hành động đòi hỏi sự cẩn thận, chi tiết như viết chắc chắn sẽ trở thành rất khó khăn.
  • Mất khả năng thực hiện các hoạt động tự động: Giảm khả năng thực hiện các hoạt động vô thức như: chớp mắt, mỉm cười, vung tay khi đi bộ của bệnh nhân Parkinson.

Nguyên nhân bệnh Parkinson liệu bạn đã biết? Xem ngay

Các xét nghiệm bệnh Parkinson

Không có xét nghiệm nào xác định cụ thể được bệnh Parkinson. Các bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh dựa trên tiền sử bệnh, dấu hiệu và triệu chứng của bạn.

  • Phương pháp chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon (SPECT): Quét chất vận chuyển dopamine – giúp hỗ trợ phát hiện bệnh. Nhưng các triệu chứng khám thần kinh mới giúp chẩn đoán Parkinson một cách chính xác.
  • Xét nghiệm máu: Để loại trừ một tình trạng nào khác gây ra các triệu chứng của bạn.
  • Xét nghiệm MRI: Để loại trừ các loại rối loạn khác.
  • Siêu âm não: Để loại trừ các loại rối loạn khác.
  • Chụp PET: Để loại trừ các loại rối loạn khác.

Nguyên nhân bệnh Parkinson liệu bạn đã biết? Xem ngay

>>>>>Xem thêm: Tại sao không nên ăn quá nhiều đường

Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh Parkinson

  • Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…
  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại Học Y TP HCM, Bệnh viện Nhân dân 115,…

Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì dùng thuốc có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Nếu thấy bài viết có ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: Mayoclinic, Parkinson’s Foundation

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *