Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân viêm loét dạ dày là gì? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Nguyên nhân viêm loét dạ dày có thể bạn đang gặp phải
Contents
Vi khuẩn H. Pylori (H. pylori bacteria)
Vi khuẩn Helicobacter Pylori là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Chúng chui vào lớp nhầy ở niêm mạc dạ dày, sau đó gây tổn thương niêm mạc dạ dày – tá tràng bằng cách tiết ra các men, độc tố, đặc biệt là men urease.
Sử dụng thuốc chống viêm (NSAID)
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường được dùng với tác dụng là hạ sốt, giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, ngoài tác dụng trị liệu thì NSAID còn gây ra tác dụng không mong muốn là gây tổn hại niêm mạc dạ dày – tá tràng.
Một số thuốc NSAID thường gặp như:
- Ibuprofen.
- Aspirin.
- Naproxen.
- Diclofenac.
Yếu tố lối sống
Một số thói quen sinh hoạt, ăn uống có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm loét dạ dày như:
- Thường xuyên nhịn đói.
- Ăn thức ăn chua, cay.
- Hút thuốc lá.
- Rượu bia, chất kích thích.
- Thường xuyên căng thẳng, lo âu.
Tìm hiểu thêm: 4 cách làm nước hoa hồng dưỡng da tại nhà nàng nhất định không nên bỏ qua
Các yếu tố làm tăng nguy cơ loét dạ dày
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm loét dạ dày như:
- Sử dụng thuốc NSAID thường xuyên.
- Tăng canxi máu.
- Thường xuyên sử dụng rượu bia.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Đau bụng: đau trên rốn, thường đau nhiều sau bữa ăn.
- Khó tiêu, đầy hơi.
- Nôn ói.
- Sụt cân.
- Mệt mỏi.
- Có thể kèm tiêu phân đen hoặc nôn ra máu.
Các xét nghiệm bệnh viêm loét dạ dày
Hiện nay với nền y học ngày càng hiện đại, một số xét nghiệm giúp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm loét dạ dày như:
- Nuốt Bari: Đây là một chất cản quang dùng để cho bệnh nhân uống, sau một thời gian sẽ tiến hành chụp x-quang đường tiêu hóa có chất cản quang. Tuy nhiên, cần lưu ý phương pháp này chống chỉ định ở bệnh nhân thủng tạng rỗng, tắc ruột, dị ứng thuốc cản quang, phụ nữ có thai và cho con bú.
- Nội soi (EGD): Đây là cận lâm sàng vừa có tác dụng chẩn đoán vừa có hiệu quả điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa một ống mềm, đầu có gắn camera qua miệng xuống thực quản vào dạ dày để thám sát đường tiêu hóa.
- Sinh thiết nội soi: Kết hợp với nội soi dạ dày – tá tràng, bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để gắp một mẩu mô nhỏ đường tiêu hóa, sau đó tiến hành làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
>>>>>Xem thêm: Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và biến chứng cần lưu ý
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm loét dạ dày
- Tại TP.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Xanh Pôn,…
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Nếu cảm thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho gia đình và bạn bè cùng tham khảo nhé!
Nguồn: Healthline, Medical News Today, NHS