Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Rate this post

Nhân sâm là một vị thuốc quý với giá thành tương đối đắt đỏ trên thị trường và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Vậy hãy cùng tìm hiểu nhân sâm có tác dụng gì cho sức khỏe nhé.

Bạn đang đọc: Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Contents

Nhân sâm là gì?

Nhân sâm là một vị thuốc bổ được lấy từ rễ cây nhân sâm (Panax gingseng C.A. Mey.) thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae), đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của đông y (Sâm, Nhung, Quế, Phụ).

Mô tả nhân sâm

Cây nhân sâm là một cây là một loài cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 0,6m, rễ mọc thành củ to. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Hoa có màu xanh nhạt, cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành. Quả mọng hơi dẹt to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Đặc điểm nhận dạng cây nhân sâm

Bộ phận dùng của nhân sâm

Bộ phận dùng của nhân sâm là rễ củ. Đây là một vị thuốc bổ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y. Rễ thường to bằng ngón tay, phân thành nhiều nhánh trông giống như hình người nên được gọi là nhân sâm. Đôi khi có những củ sâm có kích thước lớn, khối lượng lên đến 300 – 400g.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Bộ phận dùng của nhân sâm là rễ củ

Thành phần có trong nhân sâm

Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenoside).

Ngoài ra, nhân sâm còn chứa 7 hợp chất polyacetylen, hợp chất K, vitamin E và vitamin C, 17 axit béo (axit palmitic, axit stearic, oleic…) trong đó có đủ 8 loại axit cần thiết cho cơ thể và 20 nguyên tố hóa học bao gồm sắt, mangan, coban, selen, kali.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe

Các loại nhân sâm phổ biến

Trên thị trường hiện nay nhân sâm được chia thành 3 loại chính:

  • Sâm tươi: Sâm được thu hoạch mang về rửa sạch đất cát, giữ nguyên hình thái bên ngoài và được bán dưới dạng tươi.
  • Hồng sâm: Những củ nhân sâm tươi được tuyển lựa kỹ lưỡng đáp ứng được một số yêu cầu về hình dáng và chất lượng sẽ được đem hấp rồi sấy qua 3 – 6 lần sao cho lượng nước trong nhân sâm giảm xuống còn dưới 14%, khi đó sẽ thu được hồng sâm có màu hồng nhạt, vị ngọt và hơi đắng.
  • Bạch sâm: Những củ sâm không đạt tiêu chuẩn chế hồng sâm thì đem chế bạch sâm. Đầu tiên củ sâm sẽ được loại bỏ lớp vỏ mỏng, sau đó đem phơi nắng nhiều lần cho đến khi lượng nước trong nhân sâm giảm xuống dưới 14% thì đem đi trần trong nước sôi, tẩm đường và làm khô.[1]

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Hồng sâm là loại sâm được tuyển lựa kỹ lưỡng với hàm lượng dinh dưỡng cao

Nên dùng nhân sâm bao nhiêu tuổi để có lợi nhất cho sức khỏe

Theo các chuyên gia, nhân sâm đủ 6 năm tuổi mới có thể làm ra hồng sâm hảo hạng giúp bồi bổ sức khỏe vì nếu sâm quá non sẽ khiến hồng sâm không đủ tinh chất. Tuy nhiên cũng không nên dùng sâm quá già, do sự “gỗ hóa” nhân sâm sẽ ảnh hưởng đến các hoạt chất quý giá trong củ sâm.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm đủ 6 năm tuổi được các chuyên gia khuyên dùng

Tác dụng của nhân sâm trong đông y

Theo đông y, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn (ấm) quy vào kinh tâm, tỳ, phế, có tác dụng đại bổ nguyên khí, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực, ích huyết, sinh tân dịch, ích trí, làm sáng mắt, trừ tà khí, làm chậm lão hoá, tăng tuổi thọ.

Nhân sâm thường được dùng cho người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh thường hoảng hốt, bất an, tỳ vị hư sinh nôn mửa, phế hư suyễn khái, tự hãn, kiện vong, huyễn vựng, nam giới di tinh liệt dương, trẻ em kinh giật, phụ nữ băng lậu.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm là một vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong đông y

Công dụng của nhân sâm trong điều trị bệnh

Chống oxy hóa, chống viêm

Hoạt chất ginsenoside có trong nhân sâm có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do trong các tế bào, đồng thời ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Ginsenoside có trong nhân sâm giúp chống oxy hóa

Bổ não, cải thiện tâm trạng và trí nhớ

Các thử nghiệm cho thấy thành phần ginsenoside và hợp chất K có trong nhân sâm có thể giúp các tế bào não không bị gây hại bởi các gốc tự do, giúp cải thiện trí nhớ, xoa dịu thần kinh. Đặc biệt còn hỗ trợ những người bị Alzheimer cải thiện nhận thức và hành vi.

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Nhân sâm bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, giúp phục hồi sức khỏe cho những bệnh nhân vừa ốm dậy và những người mất sức do vận động thể chất quá nhiều. Đây là một vị thuốc bổ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho người sử dụng

Điều trị rối loạn cương dương ở nam giới

Hồng sâm là vị thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương ở nam giới, bằng cách tăng cường lưu thông máu đến dương vật qua đó giúp cho dương vật cương cứng nhanh hơn và lâu hơn.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới

Phòng ngừa, điều trị cảm cúm

Nghiên cứu cho thấy nhân sâm có tác dụng ức chế sự phát triển của vi-rút cúm hợp bào hô hấp (RSV) và còn giúp các tế bào mô phổi có sức sống bền bỉ hơn khi nhiễm vi-rút.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm có thể giúp phòng ngừa và điều trị cảm cúm

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Hoạt chất ginsenoside trong nhân sâm còn có tác dụng hạ đường huyết bằng cách tác động đến việc sản xuất insulin, ngoài ra còn cải thiện tình trạng kháng insulin.

Tăng cường hoạt động miễn dịch

Nhân sâm giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp chống lại các vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa các bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh,…

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân giúp giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Ngăn ngừa ung thư

Ngoài tác dụng chống oxy hóa và duy trì sự khỏe mạnh của tế bào, ginsenoside có trong nhân sâm còn giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Kích thích tuần hoàn, lưu thông máu

Các hoạt chất có trong nhân sâm giúp ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa trong mạch máu từ đó giúp dòng máu lưu thông tốt hơn và kích thích sự tuần hoàn của máu.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm có thể cải thiện sự tuần hoàn máu cho người sử dụng

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Sử dụng nhân sâm có khả năng xoa dịu trạng thái căng thẳng, giảm lo âu từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Chống lão hóa

Dùng nhân sâm một cách hợp lý có thể giúp làm chậm đi quá trình lão hóa, nhờ đó giúp kéo dài tuổi thọ của người sử dụng.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm có tác dụng chống lão hoá da cực kỳ hiệu quả

Giảm cholesterol trong máu

Thành phần ginsenoside có trong nhân sâm còn có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol LDL, là một cholesterol có hại trong cơ thể.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm có thể giúp cải thiện tình trạng dư thừa cholesterol trong cơ thể

Một số bài thuốc từ nhân sâm

Nhân sâm là một vị thuốc bổ quý hiếm, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Dưới đây là một số bài thuốc từ thông dụng từ nhân sâm:

Độc sâm thang trị suy nhược cơ thể do mất máu

Chuẩn bị 40g nhân sâm, 400ml nước (2 bát). Tiến hành sắc còn 200ml (khoảng 1 bát). Uống từng ít một vào thời điểm bất kỳ trong ngày.

Lưu ý: Sau khi uống xong cần nằm yên. Dùng chữa trị những bệnh nhân suy nhược sau khi mất máu nhiều, thần kinh suy nhược.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Những bệnh nhân suy nhược cơ thể có thể sử dụng Độc sâm thang để điều trị

Sâm phụ thang trị mạch suy, kiệt, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh

Dùng 40g nhân sâm (có thể 20g), 20g chế phụ tử (có thể dùng 10g), 3 nhát sinh khương, 3 quả táo đen, 3 bát nước (tương đương 600ml), tiến hành sắc còn 200ml (1 bát).

Chia thuốc sắc làm nhiều lần uống trong ngày. Bài thuốc được dùng chữa trị những trường hợp mạch suy kiệt, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Sâm phụ thang có thể chữa trị những tình trạng suy kiệt, mồ hôi ra nhiều

Tứ quân tử thang chữa tỳ vị khí hư

Dùng 10g nhân sâm, 9g bạch truật, 9g phục linh, 6g cam thảo (trích), tán tất cả thành bột. Mỗi lần dùng 6g bột sắc với 200ml nước, đến khi còn khoảng 150ml, uống vào thời điểm bất kỳ trong ngày.

Bài thuốc được sử dụng nhằm chữa trị các vấn đề tỳ vị khí hư, mặt nhợt nhạt, chân tay đau mỏi, chán ăn, nôn mửa.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm được sử dụng trong bài thuốc trị chứng chán ăn, mệt mỏi

Ngọc hồ hoàn trị tiểu đường

Dùng nhân sâm và rễ qua lâu (tỷ lệ bằng nhau), nghiền thành bột mịn, luyện với mật, làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 20 hoàn với thang Mạch môn đông. Dùng chữa trị bệnh tiểu đường.

Tìm hiểu thêm: Ăn gì để tâm trạng tốt hơn? 11 thực phẩm cải thiện tâm trạng cần biết

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Ngọc hồ hoàn là một bài thuốc chứa nhân sâm có thể dùng để điều trị tiểu đường

Tiểu địa hoàng hoàn cục phương trị ợ chua, nôn, đau bụng

Dùng nhân sâm (bỏ cuống) và can khương với lượng bằng nhau, nghiền thành bột. Sau đó, sử dụng nước ép sinh địa tươi để nhào bột, làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu.

Mỗi lần uống 30 – 50 viên hoàn với nước cháo gạo trước bữa ăn. Dùng chữa chứng ợ chua, nôn ra nước trong, đau bụng, biếng ăn, ở phụ nữ có thai.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm được dùng trong bài thuốc trị tình trạng nôn mửa, đau bụng ở phụ nữ có thai

Sâm tô ẩm chữa ngoại cảm phong hàn

Dùng nhân sâm, tô diếp, cát căn, tiền hồ, bán hạ, phục linh mỗi vị 22,5g và trần bì, cam thảo, cát cánh, chỉ xác, mộc hương mỗi vị 15g, tán nhỏ trộn đều.

Mỗi lần dùng 12g dược liệu đã trộn ở trên, 150ml nước, 7 lát gừng, 1 quả táo. Sắc uống lúc còn nóng. Dùng chữa ngoại cảm phong hàn, phát sốt sợ rét, đau đầu nghẹt mũi, ho nhiều đờm.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Sâm tô ẩm là một bài thuốc chứa nhân sâm dùng điều trị ngoại cảm

An thần định chí hoàn chữa tâm khí bất định

Dùng nhân sâm và bạch phục linh mỗi vị 90g, viên chí (bỏ tâm) 60g, xương bổ 60g. Nghiền hỗn hợp dược liệu thành bột, luyện với mật ong, làm thành hoàn to bằng hạt đậu, dùng chu sa làm vỏ bao.

Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần dùng 7 viên hoàn, ăn với cơm nóng, sau khi ăn cần nằm nghỉ. Bài thuốc dùng chữa trị những bệnh nhân có tâm khí bất định, dễ hoảng hốt, nổi nóng, ngủ hay mơ, ngũ tạng bất túc.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Những người tâm khí bất ổn có thể sử dụng bài thuốc An thần định chí hoàn để chữa trị

Tác dụng phụ có thể gặp phải

Nhân sâm từ lâu đã được xem như là một vị thuốc bổ để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, nhân sâm cũng có không ít tác dụng phụ không mong muốn mà mọi người cần cảnh giác.

Mất ngủ, nhức đầu, buồn nôn

Mất ngủ, nhức đầu, buồn nôn là các tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng nhân sâm, tuy những tác dụng phụ này không nghiêm trọng, nhưng chắc chắn sẽ gây khó chịu cho người dùng.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Mất ngủ là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng nhân sâm

Các vấn đề về tim mạch

Nhân sâm làm tăng nhịp tim và huyết áp của cơ thể, người sử dụng có thể bị nhói tim, sử dụng nhân sâm quá mức còn làm trầm trọng thêm một số bệnh tim người dùng đã bị trước đó, gây nhồi máu cơ tim.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ở một số bệnh nhân bị bệnh tim

Hạ đường huyết quá mức

Khi sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho lượng đường trong cơ thể giảm mạnh đặc biệt người đang dùng thuốc hay các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm khi sử dụng quá liều có thể gây hạ đường huyết quá mức

Viêm mạch máu

Khi sử dụng liều cao nhân sâm có thể gây viêm các mạch máu trong não, làm xuất hiện những biến chứng như: đột quỵ, sốt, nhức đầu…

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Việc sử dụng liều cao nhân sâm có thể gây viêm mạch máu não

Nguy cơ sẩy thai và dị tật thai nhi

Sử dụng nhân sâm không đúng cách có thể gây hại cho thai nhi do ginsenoside Rb1 có trong nhân sâm có thể làm rối loạn quá trình phát triển của thai dẫn tới hậu quả trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh hay thậm chí sảy thai.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Thai phụ sử dụng nhân sâm không đúng cách có thể gây sảy thai

Dị ứng

Những người bị dị ứng với nhân sâm, khi sử dụng có thể xuất hiện những triệu chứng như khó thở, ngứa, phát ban… hoặc nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ và tử vong.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Những người có tiền sử dị ứng với nhân sâm nên thận trọng khi sử dụng

Ức chế đông máu

Trong nhân sâm có chứa saponin đây là một thành phần có thể gây ức chế đông máu, nên khi sử dụng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số người sử dụng

Tâm thần phân liệt

Sử dụng nhân sâm liều cao có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể, gây trầm trọng hơn tình trạng ở những người bị tâm thần phân liệt hoặc chứng rối loạn tâm thần khác.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Việc sử dụng nhân sâm có thể làm trầm trọng hơn một số tình trạng rối loạn tâm thần

Nhân sâm có tốt cho tăng cường sinh lý nam giới không?

Các hợp chất saponin, đặc biệt là ginsenoside có trong nhân sâm giúp tăng nồng độ hormone testosterone ở nam giới, tăng cảm giác hưng phấn hay cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở phái mạnh, từ đó nâng cao đời sống tình dục.

Vì vậy, nhân sâm là vị thuốc tốt, sử dụng thường xuyên sẽ cải thiện được khả năng hoạt động tình dục và tăng cường sinh lý ở nam giới.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm có thể giúp cải thiện khả năng tình dụng ở nam giới

Lưu ý khi sử dụng nhân sâm

Liều lượng sử dụng

Liều lượng khuyên dùng của nhân sâm là 1 – 2g mỗi ngày, khi mới bắt đầu sử dụng nên dùng ở liều lượng thấp rồi tăng dần. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng và tình trạng bệnh mà có thể dùng liều lượng nhân sâm một cách phù hợp.

Mặc dù nhân sâm là một vị thuốc đại bổ tuy nhiên nó cũng mang lại rất nhiều tác dụng phụ, nên tránh lạm dụng vì khi sử dụng quá nhiều sẽ có nguy cơ bị những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Liều lượng khuyên dùng của nhân sâm là 1 – 2g một ngày

Cách sử dụng nhân sâm

Có rất nhiều cách để sử dụng nhân sâm như:

  • Uống trà nhân sâm: Thải mỏng 1 – 2g nhân sâm, cho vào ấm rồi chế nước sôi và hãm trong 5 – 10 phút rồi rót uống thay trà hằng ngày.
  • Ngậm sâm: Thái mỏng củ nhân sâm khô hoặc tươi, mỗi lần dùng lấy 1 lát ngậm trong miệng. Khi sâm mềm nhai nuốt cả bã. Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần.
  • Sắc uống: Có thể dùng 5 – 10g nhân sâm đã được thái lát mỏng đem sắc khoảng 20 phút, rồi cho đường vào khuấy tan rồi uống hoặc có thể sắc chung với những vị thuốc khác tùy vào mục đích sử dụng.
  • Nghiền bột: Nhân sâm sấy hoặc phơi cho thật khô, nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy 1 – 2g bột sâm uống trực tiếp với nước đun sôi để nguội hoặc hãm nước sôi uống như trà.
  • Nhân sâm ngâm mật ong: Nhân sâm tươi khi mua về thì thái lát mỏng cho vào bình ngâm với mật ong. Mỗi ngày dùng 1 – 4g. Có thể ăn trực tiếp cả mật ong lẫn sâm hoặc pha với nước ấm uống.
  • Tắm hơi nhân sâm: Khi tắm, có thể thêm vài lát nhân sâm vào bồn nước ấm rồi ngâm mình trong đó khoảng 10-15 phút.
  • Chế biến thành món ăn: Ngoài những cách trên, bạn có thể thêm nhân sâm vào các món ăn hàng ngày để bồi bổ sức khỏe. Một số món bạn có thể tham khảo như: Sâm hấp trứng gà, cháo nhân sâm, thịt gà hầm sâm,…

Nên dùng nhân sâm vào buổi sáng hoặc buổi trưa, đặc biệt là khi đói bụng vì có thể giúp hấp thu tối đa các chất có trong nhân sâm. Không nên dùng nhân sâm vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ.[

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Uống trà sâm là cách sử dụng thông dụng nhất của nhân sâm

Tương tác thuốc

Nhân sâm có thể tương tác với một số thực phẩm như rượu, cafein, hoặc một số thuốc dùng để điều trị bệnh như thuốc chuyển hóa qua Cytochrom P450 2D6, Furosemide, thuốc trị trầm cảm (MAOIs), thuốc trị tiểu đường, thuốc chống đông máu,…

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm có thể tương tác với một số thuốc hoặc rượu, bia

Đối tượng cần thận trọng và chống chỉ định

Do nhân sâm có nhiều tác dụng phụ nên không khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng sau:

  • Người khỏe mạnh.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Đối tượng có tiền sử bị bệnh tim mạch.
  • Người đang dùng các thuốc chống loạn thần hoặc thuốc chống đông máu.
  • Người đang bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân nát lỏng.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường đang điều trị bằng thuốc, bệnh nhân tăng huyết áp, huyết áp thấp nên theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng nhân sâm.

Nhân sâm có tác dụng gì? 12 tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi thiếu sắt

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên thận trọng khi sử dụng nhân sâm

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin về công dụng của cây nhân sâm đến với mọi người. Nên sử dụng nhân sâm như một vị thuốc dùng để bồi bổ khi cơ thể suy nhược, không nên quá lạm dụng vì ngoài những tác dụng tuyệt vời, nhân sâm cũng mang lại khá nhiều các tác dụng phụ lên cơ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *