Nhiễm siêu vi là gì, nguyên nhân và cách điều trị

Rate this post

Một số em học sinh bị sốt nóng, đi khám bệnh, được định bệnh là “nhiễm siêu vi”. Vậy nhiễm siêu vi là gì, nguy hiểm ra sao, cùng nhau tìm hiểu ở bài viết dưới đây nha.

Bạn đang đọc: Nhiễm siêu vi là gì, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm siêu vi là bệnh gì?

“Siêu vi” là tên gọi tắt của danh từ “siêu vi trùng”. Đó là những sinh vật hết sức nhỏ bé. Cũng như vi trùng, siêu vi có nhiều loại có thể gây bệnh cho người. Nhưng siêu vi nhỏ hơn vi trùng nhiều, nên không thể dùng kính hiển vi thường để soi nhìn thấy chúng như soi vi trùng được. Phải dùng một loại kính hiển vi đặc biệt, gọi là kính hiển vi điện tử, mới nhìn thấy siêu vi.

Nhiễm siêu vi là gì, nguyên nhân và cách điều trị

Có nhiều bệnh do siêu vi gây ra như: bệnh bại liệt, bệnh quai bị, bệnh viêm gan siêu vi, bệnh sida,…

Nhiễm siêu vi là gì, nguyên nhân và cách điều trị

Có những siêu vi, khi đột nhập vào cơ thể con người thì gây ra những triệu chứng đặc biệt mà chỉ siêu vi đó mới có thể gây nên. Thí dụ: siêu vi của bệnh bại liệt, thì gây ra chứng bại sụi, làm cho người bị liệt tay, liệt chân, hoặc liệt các bộ phận khác của cơ thể, siêu vi của bệnh quai bị thì làm cho người bệnh sưng to mang tai, và có thể sưng cả tinh hoàn hoặc buồng trứng,… Trong các trường hợp nói trên, khi thầy thuốc đã thấy được các triệu chứng đặc biệt do từng loại siêu vi gây nên, thì có thể định được bệnh một cách chính xác: đây là bệnh bại liệt, do siêu vi bại liệt gây nên, hoặc đây là bệnh quai bị, do siêu vi quai bị gây nên.

Tuy nhiên, cũng có những siêu vi, tuy được phân loại khác nhau vì cấu trúc khác nhau, nhưng khi đột nhập vào cơ thể người, thì lại gây ra các triệu chứng giống nhau hoặc gần giống nhau. Trong các trường hợp này, thầy thuốc, tuy biết chắc bệnh này là do siêu vi gây nên, nhưng không thể phân biệt ngay được siêu vi nào là thủ phạm.

Các siêu vi đó thường là:

– Siêu vi APC (Adeno-Pharyngo-Conjonctivale).

– Siêu vi Influenzae.

– Siêu vi Echo.

Các triệu chứng do ba siêu vi này gây ra rất giống nhau, nên bước đầu thầy thuốc không thể căn cứ vào đó mà kết luận là người bệnh bị nhiễm siêu vi gì, nên chỉ có thể chuẩn đoán chung là nhiễm siêu vi.

Những triệu chứng của bệnh nhiễm siêu vi?

Các triệu chứng đó chủ yếu gồm: sốt nóng, nhức mỏi, sổ mũi kèm theo đau họng, và có thể nổi ban.

a. Sốt nóng do nhiễm siêu vi thường đột ngột, và có khi sốt rất cao: 39 độ C hoặc hơn nữa, và chứng sốt cao đó đôi khi gây làm kinh (co giật) cho các em nhỏ. Cũng do sốt cao, gây vỡ một số mạch máu trong mũi, nên một số em còn bị chảy máu cam.

b. Nhức mỏi cũng là một triệu chứng rất hay thấy. Các em thường than nhức đầu, nhất là nhức vùng trán, hoặc nhức hai bên thái dương, cũng nhiều khi nhức toàn bộ đầu. Kèm theo đó, có thể thấy nhức gáy, nhức vai, nhức vùng lưng. Ngoài ra, trong người rất mệt mỏi, nhiều trường hợp phải nằm miết trên giường, không thể học hành gì được.

Nhiễm siêu vi là gì, nguyên nhân và cách điều trị

c. Sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng cũng hay thấy, nhiều khi lại hi khúc khắc kèm theo.

d. Nổi ban có thể thấy ở một số em nhỏ, thường là ở các em học sinh cấp I hoặc dưới cấp I. Sau từ 2 đến 4 ngày, tính từ ngày bắt đầu sốt, có thể thấy các nốt hồng lấm tấm nổi lên trên da. Các nốt hồng này to ra bằng hạt tấm hoặc hạt đậu, nổi lên ở mặt, hoặc ở thân, nhưng cũng có thể nổi ở cả tay, chân. Đặc điểm của các nốt ban này là khi bạn ấn ngón tay vào một lát rồi bỏ ra, bạn sẽ thấy các nốt ban đỏ lặn đi, vài giây sau mới xuất hiện trở lại. Đặc điểm này có thê giúp bạn phân biệt được ban này, với ban xuất huyết của bệnh sốt xuất huyết: Ở ban xuất huyết, khi bạn ấn ngón tay vào rồi bỏ ra, ban đó vẫn tồn tại y nguyên không hề lặn đi một giây nào.

Ngoài 4 triệu chứng kể trên, trong một số trường hợp, có thể thấy thêm 2 triệu chứng nữa: sưng hạch, và đau mắt.

Một số hạch trong người có thể bị sưng lên, thông thường là các hạch ở cổ, hoặc dưới hàm hoặc sau tai. Tuy nhiên, cũng có khi sưng cả hạch ở nách, ở bẹn. Bạn sờ tay, ấn tay vào các nơi đó, có thể thấy dễ dàng các cục hạch nổi lên.

Đau mắt cũng hay gặp, chứng đau mắt này, các thầy thuốc nhãn khoa gọi là viêm kết mạc: Bạn sẽ thấy mắt của người bệnh đỏ ngầu lên, màu đỏ át hẳn màu trắng, và nhiều ghèn (dử mắt).

Tìm hiểu thêm: Coenzyme Q10 là gì? 12 tác dụng, cách dùng, thực phẩm chứa Coenzyme Q10

Nhiễm siêu vi là gì, nguyên nhân và cách điều trị

Nếu trên cùng một người bệnh, ngoài một số triệu chứng chung của chứng nhiễm siêu vi như đã kể trên, lại thấy có sưng hạch, hoặc đau mắt, hoặc cả sưng hạch và đau mắt, thì thủ phạm gây bệnh thường là siêu vi Apc ( virus Adeno-Pharyngo-Conjonctivale = siêu vi gây bệnh cho hạch, họng và kết mạc (mắt).

Chứng nhiễm siêu vi có lây truyền không?

Chứng nhiễm siêu vi lây truyền rất mạnh. Vì vậy, ngay trong nước ta, đã có những lần bệnh xảy ra thành dịch (rất nhiều người mắc bệnh trong cùng một thời gian). Nhiều bà con ta còn nhớ những dịch cúm trong đó rất nhiều người bị sốt nóng, nhức mỏi, sổ mũi, đau họng. Cúm thường do siêu vi Influenzae gây nên và trong thành phố cùng nhiều tỉnh bạn đã có thời gian rất nhiều người, nhất là các em nhỏ, bị sốt nóng, nhức mỏi, sổ mũi, đau họng, nổi trên da các ban hồng… và thêm vào đó một số em nhỏ bị sưng hạch, bị đau mắt…

Các chứng bệnh trên đều có thể gọi chung là nhiễm siêu vi.

Việc lây truyền thường xảy ra theo đường thở: Khi một người đã nhiễm siêu vi thì trong nước mũi, nước trong họng của người đó đã có nhiều siêu vi, và từ đó, nướt bọt của người đó cũng có siêu vi. Lúc người đó nói chuyện, hắt hơi (nhảy mũi), ho… thì các các siêu vi đó sẽ theo nước bọt, nước mũi, bắn ra ngoài, tan thành bụi. Người ở gần hít thở phải bụi đó, sẽ bị lây bệnh.

Tuy nhiên, cũng có siêu vi, như siêu vi Echo, thì lại lây truyền theo đường tiêu hóa, nghĩa là đột nhập vào cơ thể người theo các thức ăn, nước uống đã bị ô nhiễm.

Những người hay bị nhiễm siêu vi hơn cả là các em nhỏ. Trong giới học sinh, thì các em thuộc cấp I là hay mắc nhiều hơn. Tuy nhiên, các em cấp II, cấp III cũng có thể mắc. Và cả người lớn, cả thầy giáo cô giáo cũng có khi bị nhiễm siêu vi.

Nhiễm siêu vi có thể gây biến chứng gì nguy hiểm không?

Có biến chứng hay gặp hơn cả, và đôi khi gây nguy hiểm chết người, là nhiễm trùng đường hô hấp: Một số vi trùng, nhân cơ hội người bệnh đang bị nhiễm siêu vi, sẽ theo đường thở tấn công vào bộ máy hô hấp. Chúng qua mũi, họng, xuống phế quản, xuống phổi… và thường gây ra chứng viêm phế quản (sưng cuốn phổi) hoặc viêm phổi (sưng phổi) hoặc viêm phế quản phổi (sưng cả phế quản và phổi). Tình trạng đó được gọi chung là nhiễm trùng đường hô hấp.

Nhiễm siêu vi là gì, nguyên nhân và cách điều trị

Trong trường hợp bị biến chứng như trên, bạn sẽ thấy bệnh trở nặng hơn trước một cách rõ rệt:

a. Người bệnh sốt cao hơn, và sốt kéo dài hơn.

b. Mệt mỏi, bứt rứt, nhiều trẻ mệt lả, nhưng lại không ngủ được, luôn vật vã.

c. Ho không phải là “khúc khắc” nữa, mà ho kịch liệt nhiều lần, nhiều khi kèm theo khó thở, khò khè như mắc nhiều đờm nhớt trong họng.

d. Nếu nặng hơn nữa sẽ thấy trẻ xanh tái người, môi và đầu các ngón tay ngón chân có thể tím tái: Đó là lúc tình trạng đã hết sức trầm trọng, đòi hỏi phải cấp cứu ngay.

Khi trong gia đình có một em nhỏ bị nhiễm siêu vi, nhưng chưa có biến chứng gì, thì nên xử trí thể nào? Nếu chưa có điều kiện đưa trẻ đu khám bệnh, thì có thể làm được gì tại nhà?

Dĩ nhiên, khi trong gia đình bạn có một em bị nhiễm siêu vi, thì điều tốt nhất vẫn là cho em đi khám bệnh ngay.

Nhưng nếu vì lý do gì đó mà chưa cho em đi khám bệnh được, trong khi bạn thấy em tuy sốt, sổ mũi,… nhưng vẫn khỏe, ăn chơi bình thường, thì bạn có thể làm một số việc rất hữu ích như sau:

a. Cho em nằm nghỉ trong một buồng thoáng, mát. Nên cho em nghỉ học để em được tịnh dưỡng cho chóng khỏe, và cũng để tránh sự truyền bệnh cho các bạn khác, vì như trên đã nói nhiễm siêu vi rất dễ lây truyền. Cho em tránh dùng nước lạnh. Rửa mặt, lau mình mẩy…nên dùng nước ấm.

b. Cho em ăn uống đầy đủ các chất bổ dưỡng mà dễ tiêu như: cháo thịt, cháo trứng, súp, sữa… cữ cơm cho tới khi hết sốt nóng. Nên cho em dùng thêm các loại trái cây hoặc nước trái cây.

Nhiễm siêu vi là gì, nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Có nên uống giấm táo hàng ngày không?

c. Khi nhiệt độ lên rất cao: cặp ống thủy thấy trên 38 độ 5, hoặc sờ tay vào trán thấy nóng ran, hãy cho trẻ dùng thuốc hạ nhiệt ngay.

Đối với các em học sinh cấp I, liều trung bình là mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 1-2 viên Paracetamol 100mg (còn được gọi là Acemol, bé nóng…)

Đối với các em học sinh cấp II, liều trung bình là: mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 2 viên Paracetamol 100mg hoặc 1 viên Paracetamol 325mg (còn gọi là Paracetamol 32 hoặc Cetamol 325,…)

Đối với các em học sinh cấp III, liều trung bình là: mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 1 viên Paracetamol 325mg hoặc 1 viên Paracetamol 500mg.

Thuốc Paracetamol nói trên có tác dụng hạ sốt, ngoài ra còn làm đỡ nhức đầu, đỡ đau mình mẩy và đau lưng… Cần chú ý là đối với các em nhỏ, không bao giờ cho dùng Aspirine, vì thuốc này, tuy hạ nhiệt nhanh, nhưng có thể gây nhiều loại tai biến cho em như gây đau bụng, nôn ói, chảy máu… và các chứng khác. Hiện nay, Paracetamol là thuốc hạ nhiệt dễ sử dụng nhất, hiệu quả và an toàn nhất đối với trẻ em.

d. Nếu em bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi nhiều, thì có thể cho uống thêm Chlorpheniramine (còn gọi là Pheniram, Pheramin….) mỗi viên chứa 4mg hoạt chất.

– Đối với các em học sinh cấp I, liều trung bình là mỗi ngày 2 viên.

– Đối với các em học sinh cấp II, liều trung bình là mỗi ngày 2-3 viên.

– Đối với các em học sinh cấp III, liều trung bình là mỗi ngày 3-4 viên.

Nên chia liều trên ra làm 3 lần trong ngày, để lượng thuốc cao nhất vào buổi tối, vì thuốc hay gây buồn ngủ. Thí dụ: cho một em nhỏ uống 2 viên mỗi ngày thì cho 1/2 viên, trưa 1/2 viên, tối 1 viên. Liều trên có thể tăng lên chút ít hoặc giảm đi, theo sự tiến triển của chứng sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, cần nhớ là càng dùng liều cao, thuốc càng gây buồn ngủ.

Nói chung, nếu chỉ là nhiễm siêu vi đơn thuần – chưa có biến chứng – thì việc điều trị như trên cũng đủ đem lại kết quả. Tuy nhiên, cần theo dõi cẩn thận: Nếu có các dấu hiệu của biến chứng mới xuất hiện – như đã mô tả ở phần trên – thì bắt buộc phải cho em nhỏ đi khám bệnh ngay.

(Nguồn: Trích từ sách BỆNH TRẺ EM CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ – trang 132 đến 140)

Kenshin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *