Trầm cảm là bệnh rối loạn cảm xúc gây ra cảm giác mệt mỏi và buồn bã. Bệnh thường được chia làm nhiều mức độ khác nhau. Vậy những dấu hiệu nào của bệnh có thể dễ dàng nhận thấy nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Những dấu hiệu bệnh trầm cảm dễ nhìn thấy nhất
Contents
Tổng quan về trầm cảm
Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm thần phổ biến, làm cho người bệnh cảm thấy chán nản, buồn bã, không hứng thú trong mọi việc. Nguyên nhân của bệnh chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng có liên quan đến sự di truyền và các yếu tố xã hội.
Ước tính có khoảng 3.8% dân số trên thế giới bị trầm cảm, trong đó có 5% người trưởng thành (4% ở nam giới & 6% ở nữ giới) và 5.7% người lớn tuổi (trên 60 tuổi). Tỷ lệ phụ nữ có thai và phụ nữ mới sinh mắc bệnh trầm cảm là hơn 10% trong tổng số người mắc bệnh trầm cảm. Và mỗi năm, có hơn khoảng 700.000 người tự tử vì mắc bệnh trầm cảm.[1]
Trầm cảm khiến người bệnh cảm thấy chán nản, buồn bã, tuyệt vọng và bất lực với bản thân
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm
Các triệu chứng trầm cảm có thể khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng. Có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, đời sống xã hội và cuộc sống gia đình người bệnh.
Dấu hiệu tâm lý
- Tâm trạng không tốt hoặc buồn bã liên tục, kéo dài.
- Luôn cảm thấy tuyệt vọng và bất lực với bản thân.
- Dễ khóc.
- Có lòng tự trọng thấp.
- Cảm thấy tội lỗi.
- Cáu kỉnh, không khoan dung với người khác.
- Không có động lực, hứng thú với mọi thứ.
- Cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định.
- Luôn cảm thấy lo lắng.
- Có suy nghĩ tự tử hoặc làm hại bản thân.
Dấu hiệu sinh lý
- Di chuyển chậm, nói chuyện chậm hơn bình thường.
- Thay đổi khẩu vị, chán ăn, sụt cân, có thể bị táo bón.
- Đau nhức không rõ nguyên nhân.
- Thiếu năng lượng.
- Giảm ham muốn tình dục.
- Rối loạn giấc ngủ.
Dấu hiệu xã hội
- Tránh tiếp xúc với bạn bè, ít tham gia hoạt động xã hội hơn
- Không còn hứng thú với các sở thích của bản thân
- Gặp khó khăn trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp[2]
Dấu hiệu trầm cảm ở các đối tượng
Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc trầm nhưng phổ biến vào khoảng 18 – 45 tuổi. Đây là độ tuổi đối diện với nhiều yêu cầu từ xã hội và thay đổi trong cuộc sống.
Dấu hiệu trầm cảm ở người trưởng thành
- Cảm thấy buồn bã, dễ rơi nước mắt, trống rỗng hoặc tuyệt vọng.
- Giận dữ bộc phát vô cớ, khó chịu hay thất vọng chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt.
- Không hứng thú trong tất cả các hoạt động như tình dục, sở thích, thể thao.
- Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ quá nhiều.
- Luôn mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Không kiểm soát được cân nặng: dễ tăng cân hoặc sụt cân.
- Khó tập trung, khó suy nghĩ, khó đưa ra quyết định hay ghi nhớ mọi thứ.
- Thường suy nghĩ về cái chết, có ý nghĩ tự tử, tự tử.
Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh rất phổ biến và thường chiếm phần lớn trong đối tượng người trưởng thành mắc bệnh. Nhưng phần lớn người bệnh lại không biết được vì các dấu hiệu thường khó nhận biết, chỉ phát hiện khi người bệnh có hành động bộc phát. Các dấu hiệu điển hình như:
- Không có hứng thú với em bé, thậm chí còn có ác cảm với trẻ nhỏ.
- Tâm trạng chán nản, bực dọc, khó chịu và tức giận.
- Có ý nghĩ làm hại bản thân và con.
- Giảm khả năng tập trung, trí nhớ, phân vân nhiều hơn.
Tìm hiểu thêm: Lợi ích của Giảo cổ lam trong ổn định huyết áp
Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh rất phổ biến nhưng họ lại không biết rằng mình đang mắc bệnh
Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên
Các dấu hiệu trầm cảm phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên tương tự như ở người trưởng thành. Tuy nhiên vẫn có một số khác biệt:
- Ở trẻ nhỏ dấu hiệu trầm cảm như buồn bã, cáu kỉnh, bám bố mẹ, đau nhức, không chịu đi học hoặc thiếu cân.
- Ở thanh thiếu niên thường xuất hiện các dấu hiệu như buồn bã, cáu kỉnh, suy nghĩ tiêu cực, học tập kém hơn, không đi học, nhạy cảm với mọi thứ, sử dụng các chất cấm như ma túy, rượu làm hại bản thân, tránh giao tiếp xã hội.
Dấu hiệu trầm cảm ở người lớn tuổi
Trầm cảm không phải là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi nên thường ít được chẩn đoán và điều trị. Người bệnh chỉ đi thăm khám khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như:
- Đau nhức thân thể.
- Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ mà nguyên nhân không phải do bệnh lý hay thuốc.
- Có ý nghĩ tự sát, đặc biệt là ở nam giới lớn tuổi.
- Thường ở nhà, ít hoặc không ra ngoài.[3]
Bị bệnh trầm cảm có tự khỏi không?
Các triệu chứng trầm cảm có thể được cải thiện mà không cần điều trị nhưng phụ thuộc vào loại trầm cảm và mức độ nghiệm trọng của bệnh. Bệnh có thể kéo dài trong khoảng 10 tháng nếu không mắc kèm các bệnh lý khác.
Tuy nhiên, tốt nhất là nên lựa chọn phối hợp tích cực điều trị trầm cảm bằng thuốc, liệu pháp tâm lý và các phương pháp điều trị khác.
Bài test trầm cảm
Bệnh trầm cảm được chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng, kiểm tra trầm cảm. Trong kiểm tra trầm cảm, bác sĩ sẽ sử dụng bài test trầm cảm giúp đưa ra chẩn đoán chắc chắn hơn. Khi làm bài test này, người bệnh sẽ được yêu cầu trả lời 2 câu hỏi:
- Trong tháng vừa qua, bạn có cảm thấy khó chịu vì cảm thấy chán nản hay tuyệt vọng không?
- Trong tháng vừa qua, bạn có cảm thấy khó chịu vì ít hứng thú hoặc không vui khi làm việc gì đó không?
Bệnh có thể đi kèm với các triệu chứng sức khỏe tâm thần khác như lo âu, rối loạn ăn uống và rối loạn căng thẳng sau chấn thương, mệt mỏi. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện các bài test trầm cảm ngay từ khi bắt đầu có dấu hiệu bất thường về cảm xúc, tâm lý để có thể phát hiện và có phương án điều trị kịp thời.
Các thang đo thường được sử dụng để đo lường thái độ và mức độ trầm cảm như:
- Thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng (PHQ – 9): là một bảng câu hỏi ngắn giúp sàng lọc, chẩn đoán mức độ trầm cảm. Thang đánh giá PHQ-9 gồm có 9 câu hỏi để đánh giá từng tiêu chí trầm cảm theo Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần
- Beck Trầm cảm Inventory (BDI): là một trong những thang đo phổ biến gồm 21 câu hỏi nhằm đo lường thái độ, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, còn được dùng để sàng lọc trầm cảm trong thực hành lâm sàng
- Thang đo trầm cảm tự đánh giá của Zung: là một trắc nghiệm tâm lý ngắn thường được sử dụng để đánh giá mức độ lo âu. Thang đánh giá Zung gồm 20 mục, đánh giá các mức độ lo âu dựa trên 4 nhóm triệu chứng như nhận thức, thần kinh tự trị, vận động và hệ thần kinh trung ương
- Thang đo trầm cảm (CES-D): là một thang đo cho phép bệnh nhân tự đánh giá cảm xúc, hành vi và quan điểm của họ qua 20 câu hỏi có trong bài kiểm tra
- Thang đánh giá trầm cảm Hamilton (HRSD): hay còn được gọi là Thang đánh giá trầm cảm Hamilton (HDRS) hoặc HAM-D: là thang đo thường được sử dụng để đo lường mức độ trầm cảm. Thang đo này được thựuc hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần và được xem như tiêu chuẩn vàng để đánh giá[4]
>>>>>Xem thêm: 15 tác dụng của Omega 3 đối với nam giới bạn không nên bỏ qua
Bác sĩ sẽ sử dụng bài test trầm cảm trong quá trình chẩn đoán bệnh, giúp đưa ra chẩn đoán chắc chắn hơn
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi thấy nghi ngờ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trầm cảm người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Tâm trạng không tốt hoặc buồn bã liên tục.
- Luôn cảm thấy tuyệt vọng và bất lực với bản thân.
- Cáu kỉnh, không khoan dung với người khác.
- Không có động lực, hứng thú với mọi thứ.
- Có suy nghĩ tự tử hoặc làm hại bản thân.
Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trầm cảm bạn nên đến ngay các phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa tâm lý – tâm thần. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tâm thần TPHCM, Khoa Tâm thần kinh – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.
- Tại Hà Nội: Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC.
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ khi có các dấu hiệu trầm cảm
Nếu bạn cảm thấy chán nản, mất động lực hoặc có ý nghĩ tự tử hãy hẹn gặp bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt. Hãy trò chuyện với người thân, bạn bè hay bất kỳ một người nào khác mà bạn tin tưởng.
Hãy nhớ rằng bạn không đơn độc, rất nhiều người đã từng giống bạn và họ cũng đã vượt qua. Nói chuyện với người mà bạn tin tưởng nhất về cảm giác hay tình trạng bạn đang gặp phải. Nếu bạn cho rằng mình đang có nguy cơ làm hại bản thân, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được giúp đỡ và điều trị kịp thời.
Nếu nhận thấy bản thân, gia đình, bạn bè có các dấu hiệu trầm cảm, bạn nên quan tâm, lắng nghe, chia sẻ với người bệnh giúp họ có thể cởi mở hơn, cải thiện bệnh tốt hơn. Và hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị kịp thời. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến mọi người xung quanh bạn nhé!